Bạn,
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Sài Gòn, hệ thống chưã cháy và báo cháy không có những trang bị tối cần thiết. Do diện tích các giảng đường chật hẹp, nếu có hỏa hoạn xảy ra thì việc cứu người sẽ rất khó khăn. Vụ cháy ở phòng thí nghiệm khoa Dược trường Đại học Y-Dược TP.SG và vấn đề thoát hiểm sau trận động đất vừa qua lại càng trở nên cấp bách hơn đối với các trường đại học. Báo TN ghi nhận thực trạng này như sau.
Tại Trường ĐH dân lập Ngoại ngữ - Tin học TP.SG (HUFLIT), ông Phạm Hồng Kỳ - Trưởng phòng Công tác sinh viên cho biết: "Hiện nay vì thiếu kinh phí nên nhà trường vẫn chưa thể lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động. Vì mặt bằng hẹp mà người lại đông nên nếu có hỏa hoạn xảy ra thì sẽ rất khó khăn trong việc ứng cứu người và của, hai nơi chúng tôi lo nhất là hầm giữ xe và thư viện". Bên cạnh đó, hằng năm, trường đều có các đợt diễn tập phòng cháy chữa cháy và những chuyên đề về an toàn cháy nổ nhưng quy mô chưa được đại trà trong giới sinh viên. Vì vậy, tính cơ động của sinh viên trong vấn đề ứng phó với những nguy cơ đột biến vẫn còn hạn chế. Thế nhưng, trước những nguy cơ tiềm ẩn đã nêu, không thể viện dẫn lý do thiếu kinh phí để bỏ qua sự an toàn của tính mạng sinh viên.
Ở Trường ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.SG, có đến 4 lối vào (2 lối chính ra vào trường và 2 lối thoát hiểm). Hiện tại có 1 lối thoát hiểm đang bị cư dân xây nhà vệ sinh làm bít cửa! Ông Cao Quang Minh - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính nhà trường - thừa nhận trước đây tình trạng bãi giữ xe trong trường có bị quá tải nhưng từ tháng 9.2005 trường đã chấn chỉnh: sân trường chỉ để xe giảng viên, còn xe của sinh viên được gửi sang nhà dân ở bên cạnh.
Thực tế cho thấy, vấn đề an toàn cho môi trường dạy học yếu kém không phải chỉ vì thiếu kinh phí. Ý thức pháp luật từ các gia đình cư dân xung quanh các trường học chưa cao. Họ đặt nặng vấn đề khai thác kinh doanh nhà trọ, hàng quán, bãi xe...vô tội vạ hơn coi trọng tính mạng sinh viên.
Bạn,
Báo TN ghi nhận rằng, các uỷ ban quận, phường đã thiếu kiên quyết trong việc phát giác xử phạt hoặc phối hợp hỗ trợ nhà trường,như trong trường hợp nhà dân xây nhà vệ sinh lấn bít lối thoát hiểm của Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TP.SG, nhà trường đã cầu cứu phường quận nhưng chưa ai giải quyết.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Sài Gòn, hệ thống chưã cháy và báo cháy không có những trang bị tối cần thiết. Do diện tích các giảng đường chật hẹp, nếu có hỏa hoạn xảy ra thì việc cứu người sẽ rất khó khăn. Vụ cháy ở phòng thí nghiệm khoa Dược trường Đại học Y-Dược TP.SG và vấn đề thoát hiểm sau trận động đất vừa qua lại càng trở nên cấp bách hơn đối với các trường đại học. Báo TN ghi nhận thực trạng này như sau.
Tại Trường ĐH dân lập Ngoại ngữ - Tin học TP.SG (HUFLIT), ông Phạm Hồng Kỳ - Trưởng phòng Công tác sinh viên cho biết: "Hiện nay vì thiếu kinh phí nên nhà trường vẫn chưa thể lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động. Vì mặt bằng hẹp mà người lại đông nên nếu có hỏa hoạn xảy ra thì sẽ rất khó khăn trong việc ứng cứu người và của, hai nơi chúng tôi lo nhất là hầm giữ xe và thư viện". Bên cạnh đó, hằng năm, trường đều có các đợt diễn tập phòng cháy chữa cháy và những chuyên đề về an toàn cháy nổ nhưng quy mô chưa được đại trà trong giới sinh viên. Vì vậy, tính cơ động của sinh viên trong vấn đề ứng phó với những nguy cơ đột biến vẫn còn hạn chế. Thế nhưng, trước những nguy cơ tiềm ẩn đã nêu, không thể viện dẫn lý do thiếu kinh phí để bỏ qua sự an toàn của tính mạng sinh viên.
Ở Trường ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.SG, có đến 4 lối vào (2 lối chính ra vào trường và 2 lối thoát hiểm). Hiện tại có 1 lối thoát hiểm đang bị cư dân xây nhà vệ sinh làm bít cửa! Ông Cao Quang Minh - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính nhà trường - thừa nhận trước đây tình trạng bãi giữ xe trong trường có bị quá tải nhưng từ tháng 9.2005 trường đã chấn chỉnh: sân trường chỉ để xe giảng viên, còn xe của sinh viên được gửi sang nhà dân ở bên cạnh.
Thực tế cho thấy, vấn đề an toàn cho môi trường dạy học yếu kém không phải chỉ vì thiếu kinh phí. Ý thức pháp luật từ các gia đình cư dân xung quanh các trường học chưa cao. Họ đặt nặng vấn đề khai thác kinh doanh nhà trọ, hàng quán, bãi xe...vô tội vạ hơn coi trọng tính mạng sinh viên.
Bạn,
Báo TN ghi nhận rằng, các uỷ ban quận, phường đã thiếu kiên quyết trong việc phát giác xử phạt hoặc phối hợp hỗ trợ nhà trường,như trong trường hợp nhà dân xây nhà vệ sinh lấn bít lối thoát hiểm của Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TP.SG, nhà trường đã cầu cứu phường quận nhưng chưa ai giải quyết.
Gửi ý kiến của bạn