Phản ứng rõ ràng nhất của điện Kremlin đối với các kế hoạch bố trí phi đạn phòng thủ của Mỹ để xây dựng căn cứ phòng thủ bậc trung đặt trên đất liền tại Ba Lan sẽ là thiết trí các phi đạn liên lục địa Topol-M của Lực Lượng Phi Đạn Chiến Lược của Nga với những đầu đạn siêu âm.
Nga cũng có thể tái hoạt động kế hoạch để phát triển các phi đạn toàn cầu, có thể đặt trong quỹ đạo gần trái đất và hướng thẳng đến lãnh thổ của kẻ thù.
START-I, hiệp ước kiểm soát vũ khí chiến lược giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, sẽ hết hạn vào cuối năm tới. Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov tin rằng không còn khoảng trống nào cho phép để phát triển trong bầu khí quyển kiểm soát vũ khí, và như vậy một sự thay thế hiệp ước phải được thương lượng.
Tuy nhiên, những lý do rõ ràng, việc giảm bớt số lượng vũ khí tấn công chiến lược cải thiện vai trò của các hệ thống phòng thủ phi đạn - hiệu quả tấn công của chúng là tỉ số ngược với số lượng đầu đạn hỏa tiễn tấn công chúng là phương tiện đối với việc chống lại hệ thống phòng thủ.
Chính vì vậy, Nga trong một vài thập niên sắp tới sẽ giữ vũ khí nguyên tử đầy đủ, trở thành một trong những hoạt động chính trị và quân sự quan trọng nhất. Hiệp ước mới không thể là một bên, như hiệp ước START-I đã cho thấy.
Nga đang đối diện những đe dọa thực sự. Nga được thông cảm và đôi khi được tin tưởng hàng đầu bởi sự bảo vệ phi đạn nguyên tử của họ.
Bất luận là những nhà lãnh đạo quân sự của Mỹ nói gì, cả Nga và Hoa Kỳ đều không thể hoàn toàn tự bảo vệ mình chống lại một cuộc tấn công phi đạn. Vì thế, ngày nay Hoa Kỳ đang thiết trí hệ thống phòng thủ phi đạn tại nhiều nước khác và trong không gian, Nga phải bảo đảm sự trả đũa của họ sẽ mang đến tàn phá không thể chấp nhận được đối với kẻ thù.