Hôm nay,  

Người Về Từ Iraq

06/04/200800:00:00(Xem: 8351)

Đại tướng David Petraeus sẽ đi vào một chiến trường khác, tại Hoa Kỳ...
Thứ Ba này, tư lệnh chiến trường Iraq là Đại tướng David H. Petraeus, và vị tương nhiệm dân sự là Đại sứ Ryan Crocker tại Baghdad, sẽ lại ra điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình Iraq sau lần điều trần trước, vào hai ngày 10-11 tháng Chín năm ngoái.

Trong lần điều trần trước, viên tướng có chiến công và uy tín của Quân lực Hoa Kỳ bị một số dân cử phản chiến trong Quốc hội nhục mạ, rằng bản tường trình của ông là do Tòa Bạch Cung soạn trước - hàm ý rằng ông là công cụ chính trị cho Hành pháp - hoặc tràn đầy chi tiết chỉ đáng tin cho những người cả tin - lập luận của Nghị sĩ Hillary Clinton. Và tổ chức phản chiến do nhiều tỷ phú Mỹ bỏ tiền tài trợ là Moveon.org còn đăng cả trang quảng cáo trên tờ New York Time ngày mùng 10 tháng Chín với nội dung chơi chữ nhằm phỉ báng ông là "bội phản Hoa Kỳ".

Đấy là cái giá phải trả cho nền dân chủ.
Trong một xứ độc tài, các tướng cầm quân khỏi cần giải trình với quốc dân về chiến trường, như Chechnya tại Nga; hay diệt trừ phiến loạn ở Tân Cương tại Trung Quốc; hoặc về chiến trường Cambốt như tại Việt Nam, gần 30 năm về trước. Hiểu như vậy, ta không nên sốt ruột cho một sĩ quan hữu trách như Tướng Petraeus.
Ông là người dày kinh nghiệm tác chiến từ những ngày đầu tại Iraq khi là Tư lệnh Sư đoàn Không kỵ 101 và góp phần bình định Mosul. Sau khi mãn khoá trường Võ bị West Point năm 1974 và phục vụ quân đội, ông còn tốt nghiệp Cao học về Chính sách Công quyền rồi Tiến sĩ về Bang giao Quốc tế từ hai chục năm trước tại một Đại học có uy tín là Princeton. David Petreaus là người am hiểu cả hậu phương lẫn chiến trường.

Ngoài chiến trường, tại Iraq, ông phải đối diện với một thực tế rối bù.
Đó là ba sắc tộc và hệ phái tôn giáo Kurd, Sunni và Shia đang tranh thắng trong tương lai Iraq. Bên dưới là tàn tư al-Qaeda và các nhóm khủng bố ngoại nhập. Đằng sau là Iran với khả năng sách động và yểm trợ mọi lực lượng bạo động - không chỉ phe Shia trong Chính quyền Baghdad của Thủ tướng Nuri al-Malaki mà còn có Thượng hội đồng Islamic Supreme Council of Iraq - ISCI - của lãnh tụ Abdel Azia al-Hakim - hay nhóm "dân quân" võ trang Mahdi Army của giáo sĩ Muqtada al-Sadr, người đang... ngồi tu tại Iran. 

Tại hậu phương, ông sẽ rơi vào sóng gió bầu cử của nước Mỹ và bị tấn công từ đa số đảng Dân chủ và cả hai ứng viên Dân chủ Hillary Clinon và Barack Obama trong khi vẫn phải chứng minh rằng ông là một sĩ quan đang bảo vệ Hoa Kỳ chứ chẳng tranh cử gì cho Nghị sĩ John McCain hoặc bênh vực Chính quyền Bush.

Trách nhiệm nào là nặng hơn, với kẻ thù trước mặt hay các đại diện quốc dân ở nhà"
Và ông lâm trận khi ý thức được rất rõ, rằng trọng tài sẽ sẵn sàng thổi còi tuyên bố là trận tuyến Iraq đã ngã ngũ, Hoa Kỳ đã thua, và chiến lược dồn quân đánh tới của Tổng thống Bush do ông thi hành từ năm ngoái không đạt kết quả dứt khoát. Trọng tài ấy chính là truyền thông Hoa Kỳ. Đây là một tái diễn của trận Mậu Thân 1968 tại Việt Nam, trên chính trường Mỹ.

Người Mỹ nói chung có sự hiểu biết khá mỏng về lịch sử và văn hoá thế giới - không phải lỗi của họ. Nếu có là do hệ thống giáo dục nông cạn của Hoa Kỳ về thiên hạ sự bên ngoài nước Mỹ. Người Mỹ thường hay đổi ý theo tinh thần thực dụng truyền thống của họ và tới nay vẫn thấy sự thực tiễn ấy là ưu điểm. Từ thời lập quốc của Mỹ, thế giới đã trải qua bao cuộc chiến tranh mà nước Mỹ vẫn an toàn trên một hải đảo bát ngát, vì được bảo vệ bởi hai đại dương rộng lớn và hai lân bang chưa khi nào là một đe dọa cho Hoa Kỳ là Canada và Mexico.

Lần đầu tiên mà lục địa Mỹ bị tấn công trong lịch sử là vụ khủng bố 9-11 năm 2001, nên cách ứng xử của họ cũng có những yếu tố độc đáo bất ngờ, "có ý nghĩa lịch sử".
Vấn đề chính của xã hội Mỹ là người dân vẫn nhìn vào cuộc chiến mới với nhãn quan cũ, theo truyền thống cũ. Đó là truyền thống thiếu kiên nhẫn khi thấy chiến tranh kéo dài.

Với tâm lý của quảng đại quần chúng, quá bốn năm là một thời hạn quá dài. Với tâm lý của giới chính trị, khi dân Mỹ hết kiên nhẫn thì họ phải chuyển hướng, tráo trở và đảo ngược lập trường cũng được, miễn là thắng cử.

Tâm lý này được thấy từ cuộc Nội chiến và phe Bắc quân đã thắng bất ngờ trước khi các chính khách kéo cờ hàng - và Abraham Lincoln trở thành Tổng thống bại trận - nhờ các chiến dịch thành công của các Tướng Sheridan và Sherman vào mùa Thu năm 1864. Ngay từ trong giả phả Hoa Kỳ, ấn tượng tại hậu phương có góp phần thắng bại nơi tiền tuyến.

Thế chiến II cũng không khác, Hoa Kỳ bị chật vật trong suốt ba năm đầu cho tới khi đảo ngược được tình hình từ năm 1943 và nhất là từ năm 1944. Nếu cuộc đổ bộ ngày sáu tháng Sáu 1944 tại Normandie để giải phóng Tây Âu mà được trực tiếp truyền hình về hậu phương thì các tướng cầm quân đã bị lột lon tại chỗ, và phân nửa dân Pháp sẽ nói tiếng Đức.

Mươi năm sau, Tổng thống Harry Truman của đảng Dân chủ không dám ra tái tranh cử khi tỷ lệ ủng hộ sụt tới 22% (thấp hơn ông Bush hiện nay chừng 13%!) vì chiến tranh Cao Ly cù cưa không dứt, thủ đô Hán Thành của Nam Hàn đổi chủ bốn lần! Năm 1950, dân Mỹ ủng hộ quyết định tham chiến của ông khi Trung Quốc tung ra chiến dịch biển người để tràn xuống vĩ tuyến 38 của Nam Hàn, năm 1953. Họ coi ông là Tổng thống bất tài!

Khi lên nhậm chức Tổng thống, Dwight Eisenhower không thay đổi mục tiêu hay chiến lược trên chiến trường Cao Ly, nhưng vẫn đạt được kết quả là hiệp định ngưng bắn và bảo vệ được Nam Hàn cho tới ngày nay. Nam Hàn trở thành cường quốc kinh tế thứ 11 của thế giới, và một trong những xứ dân chủ nhất, dù vẫn bị Bắc Hàn Cộng sản đe doạ.

Ngày nay, lịch sử Hoa Kỳ ca ngợi Harry Truman là một Tổng thống có tài và có công bày ra chiến lược be bờ cộng sản, để Ronald Reagan dứt điểm gần nửa thế kỷ sau. Nhưng lá phiếu của các sử gia thường không nhiều, và quá trễ. Cử tri Hoa Kỳ thuộc loại dốt sử có hạng so sánh với người dân các quốc gia đã từng trả giá rất đắt cho chiến tranh và ngoiạ xâm!

Khi chuẩn bị can thiệp mạnh vào Việt Nam, từ năm 1964, Tổng thống Lyndon Johnson được sự ủng hộ của 98 trong 100 Nghị sĩ và tất cả 435 Dân biểu tại Hạ viện. Chưa đầy bốn năm sau, dư luận xoay chiều theo cách tường thuật hời hợt và sai lạc của truyền thông sau trận Mậu Thân 1968. Johnson tuyệt vọng trước sự đảo ngược lập trường của đảng Dân chủ của mình, và như Truman, đành rút lui không ra tái tranh cử. Bốn chục năm sau, lịch sử thấy rằng hơn hẳn John Kennedy trong ngàn ngày tại chức, Johnson là người đóng góp nhiều nhất cho xã hội và dân quyền Hoa Kỳ, nhưng bị ông vẫn bị đại họa vì  vụ Việt Nam mà ông thừa hưởng từ Kennedy.

Nếu Hoa Kỳ không đổi ý và biết rút tỉa bài học đích thực của trận Mậu Thân, có khi miền Nam không bị chiến dịch Đông Xuân 1972 của Cộng sản miền Bắc, và kết cuộc sẽ không thể là một tháng Tư đen 1975 cho dân Việt Nam và danh dự nước Mỹ.
Khốn nỗi, dân Mỹ không thể kiên nhẫn quá bốn năm!

Chúng ta trở về thực tại Iraq và vấn nạn của Tướng Petraeus.
Tháng 10 năm 2002, đại đa số tới ba phần tư của dân Mỹ đã ủng hộ chiến dịch Iraq. Ngay cả trong giả thuyết Mỹ phải ra quân một mình mà không đội mũ xanh của Liên hiệp quốc, hơn 70% dân Mỹ vẫn đồng ý. Tỷ lệ phản chiến không xoay chuyển trong mọi trường hợp chỉ ở khoảng 20-21% mà thôi. Sau khi Mỹ đã vào Iraq mà không tìm ra võ khí tàn sát hàng loạt WMD của chế độ Saddam Hussein - một sai lầm tình báo của Hoa Kỳ và đại đa số các nước trên thế giới, kể cả Liên hiệp quốc, Pháp, Đức và... nguyên Tổng thống Bill Clinton cùng đảng Dân chủ - đa số dân Mỹ vẫn hậu thuẫn cuộc chiến tại Iraq.

Tình hình chỉ xoay chuyển từ cuối năm 2006. Những tai tiếng không thể chấp nhận được về vụ ngược đãi tù binh tại Abu Graibh và cuộc vận động dữ dội của phe phản chiến đã khiến các chính trị gia chột dạ. Như mọi khi, các chính khách đảng Dân chủ là những người đánh hơi bén nhạy nhất, và như mọi khi, một số chính khách Cộng hoà đổ theo và quay về đả kích Chính quyền Bush. Đấy là quy luật bình thường của chính trường Hoa Kỳ, khiến thế giới không tin vào nước Mỹ và kết luận - không sai - rằng thà làm đối thủ của Mỹ còn thọ hơn là đồng minh của Mỹ.

Điều bất ngờ cho mọi người, kể cả trong ban tham mưu đối ngoại và bộ máy chiến tranh Hoa Kỳ, là George W. Bush lại có phản ứng khác.
Lạc lõng và cô đơn, ông nhìn chuyện Iraq trong toàn cảnh của cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo toàn cầu. Và kết luận rằng nếu tháo chạy khỏi Iraq thì lợi bất cập hại. Trên cùng một cục diện, ông rút tỉa bài học khác. Sau khi trình bày sự thể với lãnh đạo Quốc hội thuộc cả hai đảng rồi thấy rằng họ không chấp nhận tình trạng bất phân thắng bại kéo dài như vậy và đề nghị rút quân, ông đề nghị giải pháp trái ngược: dồn quân đánh tới cho đến khi tình hình chính trị khả quan hơn thì mới kéo các đơn vị tác chiến về.

Mục tiêu vẫn là tạo điều kiện cho Iraq trở thành một quốc gia ổn định và đồng minh của Mỹ tại Trung Đông trong trận chiến trường kỳ chống quân khủng bố.
Điều may cho ông, và cả Nghị sĩ McCain, là Đại tướng Petraeus cũng thấy như vậy và nhận lãnh trách nhiệm hoàn thành mục tiêu đó. Sáu tháng sau khi các lữ đoàn tác chiến của Mỹ được tăng phái vào Iraq, Petraeus đã tường trình trước Quốc hội lần đầu, với một lượng định còn gây hồ nghi cho thiên hạ: chiến lược dồn quân đánh tới đã có kết quả khả quan và số tổn thất của Mỹ, lẫn dân chúng Iraq đã giảm dần. Đó là lần điều trần tháng Chín.

Lần này, ông sẽ khó ăn khó nói hơn. Vì Hoa Kỳ có thể đang thắng thế và Iraq có hy vọng tồn tại vững mạnh hơn trước. Khó nói vì ông bị lôi vào một trận tuyến khác, trận tuyến chính trị trong một mùa bầu cử tại hậu phương. Từng lời nói của mình sẽ được suy diễn - hoặc xuyên tạc - theo tinh thần tranh cử!

Mọi cuộc chiến đều có nhiều giai đoạn thắng bại nhất định và trong một xã hội dân chủ, không thể cấm người dân điểm quân tính số và đo đếm lợi hại theo nhận thức có khi là hời hợt của họ. Nếu hiểu như vậy, trước khi dụng binh, lãnh đạo Hoa Kỳ phải cân nhắc kỹ để kết luận trước, là nên đánh nhanh rút lẹ trước khi quần chúng hết kiên nhẫn. Nếu không, phải giải thích tường tận và rõ ràng hơn cho dân chúng biết về từng lẽ lợi hại.
Tổng thống Bush bị chống đối không vì ông đã cương cường nhấn tới mà vì ban tham mưu của ông không biết giải thích toàn bộ vấn đề và ý nghĩa chính trị của từng thắng bại quân sự ngoài chiến trường.

May cho nước Mỹ là ông không tháo chạy. May cho ông Bush là Quân lực Mỹ đã cố gắng chiến đấu trong hoàn cảnh hoang mang tại hậu phương và có một vị tướng như David H. Petraeus. Sau này, may ra lịch sử sẽ khoan dung hơn với ông, như đã xét lại công trạng và thành tích của Harry Truman.

Trong tinh thần ấy, ta sẽ theo dõi cuộc điều trần tuần này của Tướng Petreaus. Và không quên cách tường thuật của truyền thông Hoa Kỳ.
Đấy cũng là một bài học của trận Mậu Thân 68.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.