Bạn,
Theo báo quốc nội, tại tỉnh Bình Định, có 1 phụ nữ trung niên tên là Nguyễn Thị Thuận, đã 25 năm chuyên nghề biểu diễn bài trống trận Quang Trung cho du khách xem. Đó là một nghệ nhân "múa" trống và "sống" với trống trận Quang Trung không chỉ như một cái nghiệp mà trên hết là niềm tôn kính và nỗi đam mê. Báo NLĐ viết về phụ nữ này như sau.
Hai bàn tay cầm dùi tung tẩy, lướt trên 12 mặt trống. Âm thanh phát ra từ mặt trống lúc khoan thai, chậm rãi lúc dồn dập, khi rộn ràng, vui tươi. Thỉnh thoảng xen lẫn trong tiếng trống văng vẳng tiếng vó ngựa, tiếng bước chân rầm rập của đoàn chiến binh...Người biểu diễn hồi trống tựa đoàn quân của người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ, là nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận. Khúc "khải hoàn",đoạn kết của bài trống trận Quang Trung vừa kết thúc, chị Thuận cùng Đội Nhạc võ thuộc Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn- Bình Định) nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng không ngớt của đoàn du khách Bangladesh. Ngày nào cũng vậy, chị Thuận luôn có mặt ở đây để biểu diễn phục vụ du khách.
Giống như bao cô gái "miền đất võ", mới 6 tuổi, cô bé Thuận đã được làm quen với 12 trống trận Quang Trung. Số là, tình cờ trong một lần thấy cha dạy cho người chị gái cách đánh trống trận, Thuận đã học lỏm. Cô bé Thuận đã lấy chén, đũa, xoong, nồi để làm "đồ nghề"... Và cứ thế, Thuận lớn lên cùng những bài trống trận. Hàng ngày chị theo cha (làm nhạc công) vào cúng tế lễ ở Điện thờ ba Ngài (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ). Ban đầu chỉ học cách đánh trống cúng nghi thần, dần dần, Thuận đã học hết các nhịp, phách và tinh hoa của bài trống trận. Năm 1980, tròn 20 tuổi, chị Thuận được vào làm việc ở Bảo tàng Quang Trung với "nhiệm vụ" biểu diễn trống trận Quang Trung. Siêng năng tập luyện và chịu khó học hỏi, ở tuổi 44 với trên 35 năm cầm dùi trống chị Thuận là một trong những người biểu diễn trống trận Quang Trung nổi tiếng ở Bình Định. Cứ vào ngày mùng 5 Tết, lễ hội biểu diễn trống trận Quang Trung lại diễn ra tại Tây Sơn. Trống trận Quang Trung còn được gọi là "nhạc võ Tây Sơn" vì người biểu diễn không chỉ đánh trống đơn thuần mà còn thể hiện các động tác võ thuật cổ truyền. Chị Thuận cho biết: Khi biểu diễn nhạc võ, ngoài đôi tay truyền lực, người đánh trống trận phải di chuyển cả đôi chân theo nguyên tắc "túc bất ly địa" để đánh 12 trống đúng theo nhịp của bài võ. Phóng viên hỏi: Tại sao phải là bộ 12 cái trống". "Vì con số 12 thể hiện cho thập nhị chi (còn gọi là 12 con giáp) hay 12 tháng trong một năm", chị Thuận giải thích như thế.
Bạn,
Báo NLĐ viết tiếp: Điều quan trọng khi biểu diễn trống trận Quang Trung là tiếng trống cất lên phải "hồn" và không thể thiếu sự kết hợp hài hòa của các nhạc cụ phụ trợ như: nhị, kèn, chũm chọe. Giống như người cha đã khuất, chị Thuận đang truyền dạy cho cô con gái út 21 tuổi những nhịp phách đầu tiên của một bài trống trận, với mong ước mãi mãi gìn giữ "hồn" trống trận Quang Trung. Chị nói: "Tôi không phải "hậu duệ" hay... "cháu chín đời của nhà Tây Sơn" như nhiều người nghĩ. Tôi chỉ là một người mê trống trận của người xưa..."
Theo báo quốc nội, tại tỉnh Bình Định, có 1 phụ nữ trung niên tên là Nguyễn Thị Thuận, đã 25 năm chuyên nghề biểu diễn bài trống trận Quang Trung cho du khách xem. Đó là một nghệ nhân "múa" trống và "sống" với trống trận Quang Trung không chỉ như một cái nghiệp mà trên hết là niềm tôn kính và nỗi đam mê. Báo NLĐ viết về phụ nữ này như sau.
Hai bàn tay cầm dùi tung tẩy, lướt trên 12 mặt trống. Âm thanh phát ra từ mặt trống lúc khoan thai, chậm rãi lúc dồn dập, khi rộn ràng, vui tươi. Thỉnh thoảng xen lẫn trong tiếng trống văng vẳng tiếng vó ngựa, tiếng bước chân rầm rập của đoàn chiến binh...Người biểu diễn hồi trống tựa đoàn quân của người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ, là nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận. Khúc "khải hoàn",đoạn kết của bài trống trận Quang Trung vừa kết thúc, chị Thuận cùng Đội Nhạc võ thuộc Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn- Bình Định) nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng không ngớt của đoàn du khách Bangladesh. Ngày nào cũng vậy, chị Thuận luôn có mặt ở đây để biểu diễn phục vụ du khách.
Giống như bao cô gái "miền đất võ", mới 6 tuổi, cô bé Thuận đã được làm quen với 12 trống trận Quang Trung. Số là, tình cờ trong một lần thấy cha dạy cho người chị gái cách đánh trống trận, Thuận đã học lỏm. Cô bé Thuận đã lấy chén, đũa, xoong, nồi để làm "đồ nghề"... Và cứ thế, Thuận lớn lên cùng những bài trống trận. Hàng ngày chị theo cha (làm nhạc công) vào cúng tế lễ ở Điện thờ ba Ngài (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ). Ban đầu chỉ học cách đánh trống cúng nghi thần, dần dần, Thuận đã học hết các nhịp, phách và tinh hoa của bài trống trận. Năm 1980, tròn 20 tuổi, chị Thuận được vào làm việc ở Bảo tàng Quang Trung với "nhiệm vụ" biểu diễn trống trận Quang Trung. Siêng năng tập luyện và chịu khó học hỏi, ở tuổi 44 với trên 35 năm cầm dùi trống chị Thuận là một trong những người biểu diễn trống trận Quang Trung nổi tiếng ở Bình Định. Cứ vào ngày mùng 5 Tết, lễ hội biểu diễn trống trận Quang Trung lại diễn ra tại Tây Sơn. Trống trận Quang Trung còn được gọi là "nhạc võ Tây Sơn" vì người biểu diễn không chỉ đánh trống đơn thuần mà còn thể hiện các động tác võ thuật cổ truyền. Chị Thuận cho biết: Khi biểu diễn nhạc võ, ngoài đôi tay truyền lực, người đánh trống trận phải di chuyển cả đôi chân theo nguyên tắc "túc bất ly địa" để đánh 12 trống đúng theo nhịp của bài võ. Phóng viên hỏi: Tại sao phải là bộ 12 cái trống". "Vì con số 12 thể hiện cho thập nhị chi (còn gọi là 12 con giáp) hay 12 tháng trong một năm", chị Thuận giải thích như thế.
Bạn,
Báo NLĐ viết tiếp: Điều quan trọng khi biểu diễn trống trận Quang Trung là tiếng trống cất lên phải "hồn" và không thể thiếu sự kết hợp hài hòa của các nhạc cụ phụ trợ như: nhị, kèn, chũm chọe. Giống như người cha đã khuất, chị Thuận đang truyền dạy cho cô con gái út 21 tuổi những nhịp phách đầu tiên của một bài trống trận, với mong ước mãi mãi gìn giữ "hồn" trống trận Quang Trung. Chị nói: "Tôi không phải "hậu duệ" hay... "cháu chín đời của nhà Tây Sơn" như nhiều người nghĩ. Tôi chỉ là một người mê trống trận của người xưa..."
Gửi ý kiến của bạn