Hôm nay,  

Dòng Sông Vàng Vọt

8/9/200800:00:00(View: 3658)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chỉ chưa đầy 3 năm trở lại đây, những dòng sông, suối đầu nguồn của tỉnh này đã bị cày xới không thương tiếc bởi tình trạng khai thác vàng sa khoáng. Chưa bao giờ, nước sông đục ngầu như bây giờ. Người dân được  chuyên viên khuyến cáo không được uống nước và tắm sông. Thảm trạng này được báo Thanh Niên ghi nhận qua đoạn ký sự như sau.

 Dọc đường từ Trung Mang lên, nhìn con sông Vàng chảy qua huyện Đông Giang đục ngầu khác thường, dù đã hình dung công suất cày xới lòng sông ở thượng nguồn nhưng phóng viên vẫn không khỏi bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến. Hàng trăm ngàn khối đất đá dọc lưu vực sông bị những chiếc xe múc liên tục đào xới rồi lần lượt cho vào máy lọc dưới các vòi rồng. Cách đó vài trăm mét, chiếc tàu cuốc với băng chuyền gần 20 chiếc gàu sắt lớn thay phiên nhau ngoạm hết đất đá, rêu cỏ của hai bên bờ, dưới lòng sông. Bờ sông lở dần, lở dần theo bước di chuyển của cỗ sắt đồ sộ sau những mảng bọt sủi vàng đục. Theo nhẩm tính của một người dân địa phương, đoạn sông Vàng qua xã Tư có hơn 30 máy xúc đất, gần 10 tàu cuốc thi nhau chạy đua hết công suất của các chủ vàng, kể cả có phép lẫn trái phép.

Đoạn sông A Vương đi qua xã Lăng, huyện Tây Giang được gọi với cái tên sông Tơ Viên, có nghĩa là một dòng sông trong xanh, đẹp bởi nước ở đây xanh, trong quanh năm. Trong quy hoạch của huyện, trung tâm hành chính được bao bọc bởi dòng Tơ Viên chảy quanh. Tuy nhiên, giờ đây, sông Tơ Viên cũng đã bị cày xới nham nhở, tan hoang do khai thác vàng sa khoáng. Không riêng gì ở đoạn sông này mà dọc thượng nguồn sông A Vương đi lên 4 xã khu 7, giáp biên giới Lào cũng đã bị băm nát. Tình hình này tại Nam Giang cũng không khá hơn khi hai điểm nóng là xã Zuôh và xã Đắc Pre, nạn khai thác vàng sa khoáng trái phép vẫn ngang nhiên hoành hành như một sự thách thức.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang Trần Văn Quý đưa ra những con số thống kê đến hãi hùng. Theo đó, mùa nắng năm 2007, một trong số xã có con số người bị mắc bệnh ngoài da đứng đầu là xã Cà Dy với tỷ lệ 36,6% trên tổng số dân, kế tiếp là xã Chaval với 33.2%... Chưa bao giờ, căn bệnh ngoài da lại hoành hành tại thôn Ta Ul (xã Chaval) như năm vừa qua. Nhà nào cũng có người bị bệnh, có nhà bệnh không chừa một ai. Toàn bộ dân trong thôn, có hơn 60% người bị mắc bệnh.

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, nhân viên  y tế xã báo về rằng tại các thôn này, đi đâu cũng gặp người bị ghẻ xin thuốc.   Viên giám đốc trung tâm y tế huyện Nam Giang đã phải than thở: .. "Chưa bao giờ, căn bệnh này lại bùng phát nghiêm trọng tại huyện như 2, 3 năm trở lại đây."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.