Hôm nay,  

Robot hữu ngã!

06/09/202400:00:00(Xem: 1686)

Japanese robot
Nhật bản làm thế giới bất ngờ với robot rất giống người của họ « Advanced Humanoid Female Robots ». Ảnh từ YouTube.

Hồi đó chúng tôi học triết lớp 12C, chúng tôi học với cô Chu Kim Long và có tuần với thầy Vĩnh Để. Cả hai giáo sư của chúng tôi chia giờ ra giảng dậy về tâm lý học rồi phân tâm học về vô thức của triết gia Simon Freud. Phần lý luận học và đạo đức học thì dễ dàng hơn. Riêng phần tâm lý học, nhất là tâm lý học ngôi thứ ba khúc mắc, ở phần dằng co giữa ý thức và vô thức… thành ra bài học bài giảng làm chúng tôi điên đầu và cô, thầy chúng tôi cũng khô cổ họng.
 
Cô, thầy chúng tôi giảng rất tận tâm, cô Kim Long có lần khan tiếng, thầy Vĩnh Để đi lên, đi xuống, đi ngang qua, ngang lại rất nhiều lần trước bảng đen, thầy cứ lập lại rất nhiều lần trước bảng đen, thầy cứ lập lại “các sự kiện tâm lý chỉ là những yếu tố sinh lý thể hiện ra bên ngoài, quan điểm này các nhà robot học có lúc chấp nhận rất mơ hồ về vô thức, và họ cho rằng ý thức là kết quả tích tụ lâu dài của các phản xạ vô thức.“
 
… Dù thầy, cô rất cố gắng, chúng tôi chỉ gạo bài như con vẹt… hiểu thì gọi là rất lơ mơ, vậy mà không hiểu sao rồi cũng có đủ 10 điểm triết để đậu tú tài II?
 
Thời gian vùn vụt qua đi, phân tâm học, hay Simon Freud rơi rớt đi đâu rồi không biết! Hình ảnh còn đọng lại trong trí não, một chút xíu kỷ niệm là trong những giờ chúng tôi làm bài kiểm tra, thường là kéo dài 2 giờ liền, thì cô và thầy tôi ra hành lang, đứng cong người chống khuỷu tay lên cằm, tựa trên hàng ba để cùng nhau nói chuyện vãn, tâm sự nỉ non về học trò, về tâm lý học ngôi thứ ba hóc búa? Vì hai lớp 12C1 và 12C2 nằm cạnh nhau.
 
Ngoài sân cỏ rộng thênh thang thì hoàn toàn vắng lặng, những bông hoa loa kèn vàng óng phất phơ  đu đưa theo gió nhẹ… vài con chim se sẻ vụt lên vụt xuống trong khoảng sân bao la, sân trường Gia Long yên tĩnh lạ lùng trong giờ học.
 
Chúng tôi vẫn chăm chú làm bài kiểm, có đứa suy nghĩ, có đứa dở nguyên sách ra quay cóp. Lâu lâu lại có một đứa  rắn mắt chạy xẹt ra ngó trộm xem bên ngoài, thấy và cô còn đứng cạnh nhau, còn tâm sự vụn hay không? Có đứa lập cập, đi rình trộm, vô ý vấp ngạch cửa, té cái bịch, làm trò cười cho mấy bàn đầu… nhưng mà bịt miệng, đố có dám cười ra tiếng! … Tâm lý học ngôi thứ ba thật là phức tạp vì nó cần có để bù đắp vào chỗ thiếu sót của các tâm lý học ở trước nó.
 
Kỷ niệm qua đi cái vèo!
 
Nay đã già nua, có triệu phú thời gian, chúng ta ngẫm lại tìm hiểu xem tại sao gọi là vô thức? Đây là chỗ khó hiểu, khó biết của tâm.
 
Theo sách lý giải phật giáo, tâm là cội nguồn của sự nhận thức về ngã (về ta, chính là ta) và cũng là cội nguồn của nhận thức về pháp (về muôn sự, muôn vật ở xung quanh ta).
 
Tâm như vậy cho ra ý thức.
 
Ngoài ý thức, tâm còn có một phần kín đáo, ẩn ngoài ý thức không biết hoặc là biết rất ít. Phần sâu thẳm kín đáo, ẩn sâu mà ý thức không biết hoặc là biết rất ít. Phần sâu thẳm kín đáo đó, Freud gọi là vô thức vậy tâm có cả ý thức và vô thức.
 
Con người chúng ta được làm thành bởi 2 phần:
 
Một là phần tri giác thuộc về ý thức.
Một phần nữa là thân xác, vốn vô tri giác.
 
Nhưng theo phật pháp, ta chấp nhận sáu thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, thì cũng coi như chấp nhận thân xác có phần nào tri giác.
 
Ta đặt câu hỏi ý thức từ đâu mà có?
 
Nếu nói rằng từ thân xác thì tại sao nơi thân xác của một người đã chết, không có sự xuất hiện trở lại của ý thức?
 
Thêm nữa, nếu bảo là thân xác vốn vô tri giác thì nó không thể là căn cứ địa cho ý thức.
 
Câu trả lời hợp lý nhất trong lúc này là = Ý thức xuất hiện từ trong một nền sâu thẳm của tính tri giác. Phần tri giác sâu thẳm này gọi là biết, cũng là ý nghĩa của thức cái thức này không bầy hàng nên mặt nổi của nhận xét bên ngoài. Mà nó âm thầm hoạt động mạnh mẽ kín đáo bên trong tâm ý, đây chính là vô thức, mà Freud Simon đã trình bầy.
 
Chính cái phần vô thức này hoạt động tiềm tàng, mà nó giúp cho các thân xác của người bị bất tỉnh, bị gây mê, kể cả những người có đời sống thực vật lâu ngày không bị tan rã, không bị phân hủy như xác những người chết thiệt sự. Hay nói rõ hơn, nơi người đã hoàn toàn chết thiệt, không hề có sự vận hành của vô thức. Đó là vô thức mà Freud đã giảng. Vậy mà khi xưa, cô đã giảng hoài, mà học trò hiểu lơ mơ, học thuộc lòng bài chỉ để trả bài.
 
Vậy con người sống, đang sống là (một tổng hợp, bao gồm thực tại tâm chúng ta có phần vô thức và có phần ý thức, và có nhất định là phần vật lý hiện hữu (thân xác) là nơi chứa đựng tâm.
 
Con người và một phần vật lý có một điểm chung là một khối vật chất, sờ đụng thấy được.
 
Nhưng có điểm khác biệt là con người có khả năng biết, còn sự vật vật lý thì không biết.
 
Thí dụ: con mắt chúng ta có khả năng nhìn, ghi hình và biết cảm nhận vui, buồn, yêu, ghét về cái hình ấy. Cái máy chụp ảnh thì không hề có một cảm nhận nào.
 
Hiện nay con người đã chế tạo nhiều robots có khả năng có được một số tương tác với con người, cả với các sự vật xung quanh, TD: robot-caire săn sóc các người già ở Nhật Bản. Robot militaire ra trận chiến ở Ukraine v.v…
 
Nhưng những robots ấy hoàn toàn không biết về các tương tác mà nó đã thực hiện.
 
Con người khác hẳn, con người đều biết nhận thức về cái ta (ngã = moi). Ta khác với tha nhân, ta khác với các sự vật trong thế giới bao la này. Vì khác, nên khi giao tiếp, có nhận biết ra là có lúc thuận, có lúc nghịch. Do từ sự thuận, nghịch đó mà phát sinh ra vui, buồn, giận, tham, sân, si mong, cầu, hy vọng, ước mơ… những điều này thì không một robot nào có được.
 
Người ta cũng cho là dù khoa học công nghệ có tiến bộ vượt bực tới đâu đi nữa, cũng không bao giờ tạo được một robot hữu ngã… họ chỉ có thể làm ra được những robots vô ngã, những robots kỹ nghệ biết làm việc, chăm chỉ làm việc, cho ra kết quả hiệu năng vô cùng tốt. Những robots vô  ngã này không biết đau khổ, không biết khoái lạc hay mộng mơ vì chúng chỉ là một sự vật vật lý. Chỉ có con người mới là những robot hữu ngã toàn hảo của thượng đế.
 
Thưa, tác giả tôi không phải là người của khoa học, cũng rất mù mờ về mọi thứ « puissance » phát minh sáng tạo hiện đại.
 
Tự thân chỉ đi mò mẫm tìm hiểu trong tiền ngũ thức và ý thức về phật pháp để tự trấn an phần nào trước cơn bão lốc AI của thời đại.
 
Mùa Vu Lan 2024
Chúc Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Suốt cả tuần lễ của đầu tháng 10 vừa qua, trên trang nhất của tất cả những tờ báo quốc doanh đều xuất hiện một dòng chữ đỏ rất to, và rất đậm: CHÀO MỪNG 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ! Vietnamnet hớn hở chạy tin: “Đi bất kỳ đâu trên phố trung tâm Hà Nội những ngày này, người dân đều có thể thấy hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng Thủ đô cách đây tròn 70 năm trên các pano, áp phích cùng cờ hoa được trang trí rực rỡ… Khoảng 10.000 người có màn tập duyệt cuối cùng các phần diễu hành, trình diễn cho ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)”.
Khi chưa bị bắt, và bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần – có lần – Nguyễn Thúy Hạnh kể lại một câu chuyện hơi tếu táo (“Chuyện Một Người Bất Đồng Chính Kiến”) nhưng nghe rồi tôi lại thoáng buồn buồn: Bác tên là Nguyễn Thế Đàm, người từng hai lần bị tống vào hoả lò cũ và hoả lò mới, rồi hai lần bị đẩy vào trại tâm thần, Trâu Quỳ và Thường Tín. “Tôi khẳng định ông ấy bị điên. Cả thế giới người ta thấy mà lặng im ko nói, chỉ một mình ông ấy nói ra, thế chả là điên thì là gì?”Giám đốc bệnh viện tâm thần thời đó đã nói vậy khi vợ bác khăng khăng chồng mình ko bị điên. Vậy bác Đàm “nói” cái gì? Đó là những truyền đơn nhằm vào ông Hồ, mục đích để ông Hồ ko còn là thánh, trong đó thường gọi ông Hồ là “ngu Hồ”, và rằng chủ nghĩa Mác là phản động… Thời những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước mà đi rải truyền đơn hạ bệ lãnh tụ, lại còn viết đủ cả tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của mình vào truyền đơn rồi đi phát tận tay từng người thì quả đúng là vuốt râu hùm.
Từ Montreal Canada đến Detroit mất hai tiếng rưỡi, rồi từ Detroit bang Michigan Hoa Kỳ đến Nhật Bản khoảng 13 tiếng rưỡi, dù máy bay có rộng rãi cách mấy, tiện nghi bao nhiêu đi nữa cũng làm tôi không sao chợp mắt được; trên máy bay chúng tôi được phục vụ một bữa chính gồm khoai tây nghiền với gà hầm cà chua thơm ngon, một salad, một thanh cheese, một desert, một chai rượu đỏ hoặc trắng tùy khách chọn, vừa ăn uống vừa coi hết film này đến film khác; khoảng 3,4 tiếng sau lại cho ăn tiếp lót dạ một pizza với sauce cà chua cá hồi, đồ uống nước cam, coke hay trà thì được phục vụ liên tục. Sau bữa ăn mọi người ai nấy dập dìu viếng thăm căn phòng nhỏ cuối máy bay, xếp hàng dài chờ phiên mình; mục này cũng làm cho mọi người đứng lên di chuyển, vươn vai, duỗi chân cho đỡ mệt mỏi.
Lúc sau này tôi bỗng thích nghịch ngợm chút đỉnh. Nghịch ngợm là cái thú của thời con nít với những côn trùng thân yêu như dế mèn, chuồn chuồn, đom đóm, ve sầu, chim sáo, chào mào. Sau khi phổ biến ba bài Ve Sầu, Chuồn Chuồn và Đom Đóm, các ông bạn già của tôi coi bộ phấn khích như sống lại tuổi thơ. Một ông hỏi tôi đã viết về bươm bướm chưa? Tôi ngẩn người nhớ lại và cho ông bạn biết là bướm không biết bay thì viết rồi, bướm bay thì chưa. Ông này vốn chân chỉ hạt bột, chỉ thích bướm bay, để ông nhớ tới thời đã mất.
**01/10 -- Bùi Diễm (01/10/1923– 24/10/2021) là một chính khách Việt Nam. Ông nắm giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ từ năm 1967 đến năm 1972. --1908 - Mẫu xe T của Henry Ford, một "chiếc xe phổ thông" được thiết kế cho đại chúng, được bán lần đầu tiên. -- 1938 - Quân đội của Hitler chiếm đóng phần Sudetenland của Tiệp Khắc. Trong nỗ lực tránh chiến tranh, các nhà lãnh đạo Anh và Pháp đã đồng ý nhượng khu vực nói tiếng Đức cho Hitler, người sau đó đã phá vỡ thỏa thuận và chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc.
Hãy thử nhớ lại lần gần đây nhất quý vị viết ghi chú, một ghi chú ngắn hoặc danh sách mua sắm chẳng hạn. Có thể quý vị đã không dùng tới giấy và viết. Hơn mười năm qua, bàn phím và màn hình đã lặng lẽ thay thế chữ viết tay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ trường, lớp cho đến các cuộc họp hành. Thậm chí, một số trường học trên thế giới đã ngừng hoàn toàn việc rèn chữ viết (cursive).
Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGÃ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGÃ lúc viết bài thi chính tả, dù đã học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGÃ của Thầy Lê Hiếu Kính.
“Cò” đây chẳng phải “Con Cò mày đi ăn đêm” mà cũng chẳng phải “Cái Cò súng của các ông”, không phải, giời ạ. Cò-cảnh-sát hay Cò-mồi lại càng không phải nốt. Cò đây là Thầy Cò. Đúng ra phải gọi là Cô Cò hoặc Bà Cò thì chính xác hơn, nhưng trong ngôn ngữ tiếng Việt tôi chưa thấy ai gọi như thế bao giờ, nghe nó tréo ngoe, nó chỏi tai thế nào ấy. Có lẽ tại cái “nghề Cò” từ hồi nảo hồi nào chỉ toàn do các ông đảm nhiệm. Nhưng thời buổi bây giờ, thời buổi mà các bà các cô có thừa bản lĩnh để xâm chiếm hầu hết các lãnh vực trong nhà (thì đã đành) cũng như ngoài phố thì chắc chắn đã có nhiều Cò phái nữ, mà tôi là một thí dụ điển hình.
Từ khi sinh ra và biết nhận thức thì nhớ/quên gắn liền với cuộc sống hằng ngày cho đến khi lìa trần. Phân Tâm Học ((Psychoanalysis) đã giải thích về nhớ/quên theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến tuổi già nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy mà tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, giáo dục, xã hội… biến động tâm lý ảnh hưởng đến từng cá nhân với não bộ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.