Hôm nay,  

Robot hữu ngã!

06/09/202400:00:00(Xem: 1683)

Japanese robot
Nhật bản làm thế giới bất ngờ với robot rất giống người của họ « Advanced Humanoid Female Robots ». Ảnh từ YouTube.

Hồi đó chúng tôi học triết lớp 12C, chúng tôi học với cô Chu Kim Long và có tuần với thầy Vĩnh Để. Cả hai giáo sư của chúng tôi chia giờ ra giảng dậy về tâm lý học rồi phân tâm học về vô thức của triết gia Simon Freud. Phần lý luận học và đạo đức học thì dễ dàng hơn. Riêng phần tâm lý học, nhất là tâm lý học ngôi thứ ba khúc mắc, ở phần dằng co giữa ý thức và vô thức… thành ra bài học bài giảng làm chúng tôi điên đầu và cô, thầy chúng tôi cũng khô cổ họng.
 
Cô, thầy chúng tôi giảng rất tận tâm, cô Kim Long có lần khan tiếng, thầy Vĩnh Để đi lên, đi xuống, đi ngang qua, ngang lại rất nhiều lần trước bảng đen, thầy cứ lập lại rất nhiều lần trước bảng đen, thầy cứ lập lại “các sự kiện tâm lý chỉ là những yếu tố sinh lý thể hiện ra bên ngoài, quan điểm này các nhà robot học có lúc chấp nhận rất mơ hồ về vô thức, và họ cho rằng ý thức là kết quả tích tụ lâu dài của các phản xạ vô thức.“
 
… Dù thầy, cô rất cố gắng, chúng tôi chỉ gạo bài như con vẹt… hiểu thì gọi là rất lơ mơ, vậy mà không hiểu sao rồi cũng có đủ 10 điểm triết để đậu tú tài II?
 
Thời gian vùn vụt qua đi, phân tâm học, hay Simon Freud rơi rớt đi đâu rồi không biết! Hình ảnh còn đọng lại trong trí não, một chút xíu kỷ niệm là trong những giờ chúng tôi làm bài kiểm tra, thường là kéo dài 2 giờ liền, thì cô và thầy tôi ra hành lang, đứng cong người chống khuỷu tay lên cằm, tựa trên hàng ba để cùng nhau nói chuyện vãn, tâm sự nỉ non về học trò, về tâm lý học ngôi thứ ba hóc búa? Vì hai lớp 12C1 và 12C2 nằm cạnh nhau.
 
Ngoài sân cỏ rộng thênh thang thì hoàn toàn vắng lặng, những bông hoa loa kèn vàng óng phất phơ  đu đưa theo gió nhẹ… vài con chim se sẻ vụt lên vụt xuống trong khoảng sân bao la, sân trường Gia Long yên tĩnh lạ lùng trong giờ học.
 
Chúng tôi vẫn chăm chú làm bài kiểm, có đứa suy nghĩ, có đứa dở nguyên sách ra quay cóp. Lâu lâu lại có một đứa  rắn mắt chạy xẹt ra ngó trộm xem bên ngoài, thấy và cô còn đứng cạnh nhau, còn tâm sự vụn hay không? Có đứa lập cập, đi rình trộm, vô ý vấp ngạch cửa, té cái bịch, làm trò cười cho mấy bàn đầu… nhưng mà bịt miệng, đố có dám cười ra tiếng! … Tâm lý học ngôi thứ ba thật là phức tạp vì nó cần có để bù đắp vào chỗ thiếu sót của các tâm lý học ở trước nó.
 
Kỷ niệm qua đi cái vèo!
 
Nay đã già nua, có triệu phú thời gian, chúng ta ngẫm lại tìm hiểu xem tại sao gọi là vô thức? Đây là chỗ khó hiểu, khó biết của tâm.
 
Theo sách lý giải phật giáo, tâm là cội nguồn của sự nhận thức về ngã (về ta, chính là ta) và cũng là cội nguồn của nhận thức về pháp (về muôn sự, muôn vật ở xung quanh ta).
 
Tâm như vậy cho ra ý thức.
 
Ngoài ý thức, tâm còn có một phần kín đáo, ẩn ngoài ý thức không biết hoặc là biết rất ít. Phần sâu thẳm kín đáo, ẩn sâu mà ý thức không biết hoặc là biết rất ít. Phần sâu thẳm kín đáo đó, Freud gọi là vô thức vậy tâm có cả ý thức và vô thức.
 
Con người chúng ta được làm thành bởi 2 phần:
 
Một là phần tri giác thuộc về ý thức.
Một phần nữa là thân xác, vốn vô tri giác.
 
Nhưng theo phật pháp, ta chấp nhận sáu thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, thì cũng coi như chấp nhận thân xác có phần nào tri giác.
 
Ta đặt câu hỏi ý thức từ đâu mà có?
 
Nếu nói rằng từ thân xác thì tại sao nơi thân xác của một người đã chết, không có sự xuất hiện trở lại của ý thức?
 
Thêm nữa, nếu bảo là thân xác vốn vô tri giác thì nó không thể là căn cứ địa cho ý thức.
 
Câu trả lời hợp lý nhất trong lúc này là = Ý thức xuất hiện từ trong một nền sâu thẳm của tính tri giác. Phần tri giác sâu thẳm này gọi là biết, cũng là ý nghĩa của thức cái thức này không bầy hàng nên mặt nổi của nhận xét bên ngoài. Mà nó âm thầm hoạt động mạnh mẽ kín đáo bên trong tâm ý, đây chính là vô thức, mà Freud Simon đã trình bầy.
 
Chính cái phần vô thức này hoạt động tiềm tàng, mà nó giúp cho các thân xác của người bị bất tỉnh, bị gây mê, kể cả những người có đời sống thực vật lâu ngày không bị tan rã, không bị phân hủy như xác những người chết thiệt sự. Hay nói rõ hơn, nơi người đã hoàn toàn chết thiệt, không hề có sự vận hành của vô thức. Đó là vô thức mà Freud đã giảng. Vậy mà khi xưa, cô đã giảng hoài, mà học trò hiểu lơ mơ, học thuộc lòng bài chỉ để trả bài.
 
Vậy con người sống, đang sống là (một tổng hợp, bao gồm thực tại tâm chúng ta có phần vô thức và có phần ý thức, và có nhất định là phần vật lý hiện hữu (thân xác) là nơi chứa đựng tâm.
 
Con người và một phần vật lý có một điểm chung là một khối vật chất, sờ đụng thấy được.
 
Nhưng có điểm khác biệt là con người có khả năng biết, còn sự vật vật lý thì không biết.
 
Thí dụ: con mắt chúng ta có khả năng nhìn, ghi hình và biết cảm nhận vui, buồn, yêu, ghét về cái hình ấy. Cái máy chụp ảnh thì không hề có một cảm nhận nào.
 
Hiện nay con người đã chế tạo nhiều robots có khả năng có được một số tương tác với con người, cả với các sự vật xung quanh, TD: robot-caire săn sóc các người già ở Nhật Bản. Robot militaire ra trận chiến ở Ukraine v.v…
 
Nhưng những robots ấy hoàn toàn không biết về các tương tác mà nó đã thực hiện.
 
Con người khác hẳn, con người đều biết nhận thức về cái ta (ngã = moi). Ta khác với tha nhân, ta khác với các sự vật trong thế giới bao la này. Vì khác, nên khi giao tiếp, có nhận biết ra là có lúc thuận, có lúc nghịch. Do từ sự thuận, nghịch đó mà phát sinh ra vui, buồn, giận, tham, sân, si mong, cầu, hy vọng, ước mơ… những điều này thì không một robot nào có được.
 
Người ta cũng cho là dù khoa học công nghệ có tiến bộ vượt bực tới đâu đi nữa, cũng không bao giờ tạo được một robot hữu ngã… họ chỉ có thể làm ra được những robots vô ngã, những robots kỹ nghệ biết làm việc, chăm chỉ làm việc, cho ra kết quả hiệu năng vô cùng tốt. Những robots vô  ngã này không biết đau khổ, không biết khoái lạc hay mộng mơ vì chúng chỉ là một sự vật vật lý. Chỉ có con người mới là những robot hữu ngã toàn hảo của thượng đế.
 
Thưa, tác giả tôi không phải là người của khoa học, cũng rất mù mờ về mọi thứ « puissance » phát minh sáng tạo hiện đại.
 
Tự thân chỉ đi mò mẫm tìm hiểu trong tiền ngũ thức và ý thức về phật pháp để tự trấn an phần nào trước cơn bão lốc AI của thời đại.
 
Mùa Vu Lan 2024
Chúc Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con người đến với nhau nhờ duyên và yêu nhau vì nợ. Ông cha ta đã nói là có duyên thì nghìn trùng xa cách cũng gặp mà khi không có duyên, nôm na gọi là vô duyên, thì có ngồi đối mặt cũng "bất tương phùng“ coi như người đối diện không có mặt, không hiện hữu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên đối diện bất tương phùng. Nên hữu duyên hay vô duyên có thể nói là do ông trời xếp đặt, vợ chồng không phải ngẫu nhiên mà đến với nhau được, đều do nhân duyên mà ra, mọi vật đều do nhiều yếu tố kết hợp mà thành. Mà đã do nhân duyên rồi, thì tránh trời cũng không khỏi nắng, coi như định mệnh đã an bài.
Thành ngữ ta có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” nhưng cái tóc thường ám chỉ với nữ giới vì “người đẹp nhờ tóc”. Về nhân tướng học, có nhiều khuôn mặt thích ứng cùng với mắt, mũi, miệng… và kèm theo đó với răng và tóc. Trong Hồi Ức Một Đời Người của Nguyễn Ngọc Chính có chương đề cập đến mái tóc, và tùy theo nhãn quan của mỗi người với phái nữ về tóc ngắn, tóc dài.
Tôn Ngộ Không (Sun Wukong) là một chú khỉ có những khả năng phi thường và trí tuệ giống như con người. Với cây gậy như ý và những phép thuật siêu phàm, Tôn Ngộ Không, hay còn gọi là Hầu Vương, là một nhân vật huyền thoại trong tiểu thuyết Tây Du Ký (Journey to the West) – một trong Tứ Đại Kỳ Thư (hay Tứ Đại Tài Tử Thư) của nền văn học cổ đại Trung Hoa – và vẫn luôn được nhiều thế hệ độc giả trên toàn thế giới ưa thích.
Giáo Hoàng là người lãnh đạo tinh thần của dân Chúa trên khắp hoàn vũ phải là người luôn oai nghiêm và… buồn. Nhưng thực tế không phải vậy. Các Giáo hoàng cũng vui ra phết. Vui nhất là đương kim Giáo hoàng Francis, tên Việt hóa là Phanxicô. Ngày 14/6/2024, vừa qua Ngài mở đại hội vui bằng cách mời 107 danh hài không phân biệt tôn giáo từ 15 nước tới Vatican dự đại hội. Các cây hài Mỹ phó hội gồm Whoopi Goldberg, Julia Louis-Dreyfus, Jimmy Fallon, Chris Rock, Stephen Colbert, Conan O’Brien, Tig Notaro, Jim Gaffigan. Chỉ có hai ông Colberg và Gaffigan là người Công giáo. Còn hai ông Fallon và O’Brien hồi nhỏ có theo học tại các trường công giáo. Khi được mời, các cây hài này hành nghề liền. Cây hài Stephen Colberg nói: “Giáo hoàng Francis sắp gặp tôi tại Vatican! Tôi hồi hộp chứ. Không biết Giáo hoàng có phải là người Công giáo không?”.
Một nửa thế kỷ trôi qua sau ngày mất nước. Những cay đắng chua xót đau đớn một thời cũng phai nhạt dần. Thời gian qua đã là liều thuốc chữa những ưu phiền khổ đau một thời.,,
ác thí nghiệm chỉnh sửa gen đã chỉ ra rằng: trong quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm, sụn (cartilage) trong mang cá đã dần dần di chuyển vào trong ống tai (ear canal), và phát triển thành tai ngoài của tổ tiên loài người. Thậm chí, nếu lùi thời gian xa hơn, các khoa học gia tin rằng tai ngoài của chúng ta có thể có liên quan với các sinh vật biển không xương sống thời cổ đại, chẳng hạn như loài sam (horseshoe crabs)
Suốt chiều dài đất nước, có nhiều vùng miền có nem chua nổi tiếng. Nhưng mỗi vùng có một loại lá kèm theo không giống nhau. Hương vị nem sàn sàn như nhau nhưng nem miền Bắc có vị mặn và chua đặc trưng, miền Trung có vị cay truyền thống, miền Nam có vị ngọt trội hơn, trừ nem Thủ Đức.
Ngày 23 tháng chạp, các Táo Ta, Táo Mỹ (gốc Việt), Táo Tàu, mũ áo về trời, báo cáo chuyện thế gian một năm qua cho Ngọc Hoàng xét xử. Sau khi các Táo báo cáo, nhận lời khuyên nhủ cúi tạ ra về tiếp tục làm nhiệm vụ cho năm con Rắn đang chờ trước mặt, Ngọc Hoàng toan bãi triều thì bỗng ngài cúi xuống thấy một cây hoa rất bé đang lễ phép ngước lên nhìn ngài như muốn nói một điều gì, ngài ân cần hỏi: - Cô hoa kia, cô cần chi mà lên đây.
Nghe danh anh đã lâu, cũng đã từng gặp anh một lần ở New Orleans ngay sau khi cơn bão Katrina không thể bứng anh ra khỏi vùng đất cái nôi nhạc Jazz này, nhưng lúc ấy có lẽ vì đang là người nổi tiếng, bạn bè vây quanh, nên anh chẳng nhớ tôi là ai, một gã trời ơi nào từ tận Bắc Âu đến chào, bắt tay và xin chụp với anh một tấm hình...
Chúng ta có khuynh hướng thể hiện rằng mình cũng có điểm giống với những người khác, chẳng hạn như giống những người nổi tiếng trên mạng xã hội, để có thể cảm thấy mình thuộc về một đám đông, một nhóm người hay một cộng đồng. Và đôi khi mong muốn thể hiện sự tương đồng với mọi người mạnh mẽ đến mức khiến người ta bất chấp theo đuổi trào lưu dù biết điều đó không phù hợp hoặc không tốt với mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.