Hôm nay,  

Robot hữu ngã!

9/6/202400:00:00(View: 1715)

Japanese robot
Nhật bản làm thế giới bất ngờ với robot rất giống người của họ « Advanced Humanoid Female Robots ». Ảnh từ YouTube.

Hồi đó chúng tôi học triết lớp 12C, chúng tôi học với cô Chu Kim Long và có tuần với thầy Vĩnh Để. Cả hai giáo sư của chúng tôi chia giờ ra giảng dậy về tâm lý học rồi phân tâm học về vô thức của triết gia Simon Freud. Phần lý luận học và đạo đức học thì dễ dàng hơn. Riêng phần tâm lý học, nhất là tâm lý học ngôi thứ ba khúc mắc, ở phần dằng co giữa ý thức và vô thức… thành ra bài học bài giảng làm chúng tôi điên đầu và cô, thầy chúng tôi cũng khô cổ họng.
 
Cô, thầy chúng tôi giảng rất tận tâm, cô Kim Long có lần khan tiếng, thầy Vĩnh Để đi lên, đi xuống, đi ngang qua, ngang lại rất nhiều lần trước bảng đen, thầy cứ lập lại rất nhiều lần trước bảng đen, thầy cứ lập lại “các sự kiện tâm lý chỉ là những yếu tố sinh lý thể hiện ra bên ngoài, quan điểm này các nhà robot học có lúc chấp nhận rất mơ hồ về vô thức, và họ cho rằng ý thức là kết quả tích tụ lâu dài của các phản xạ vô thức.“
 
… Dù thầy, cô rất cố gắng, chúng tôi chỉ gạo bài như con vẹt… hiểu thì gọi là rất lơ mơ, vậy mà không hiểu sao rồi cũng có đủ 10 điểm triết để đậu tú tài II?
 
Thời gian vùn vụt qua đi, phân tâm học, hay Simon Freud rơi rớt đi đâu rồi không biết! Hình ảnh còn đọng lại trong trí não, một chút xíu kỷ niệm là trong những giờ chúng tôi làm bài kiểm tra, thường là kéo dài 2 giờ liền, thì cô và thầy tôi ra hành lang, đứng cong người chống khuỷu tay lên cằm, tựa trên hàng ba để cùng nhau nói chuyện vãn, tâm sự nỉ non về học trò, về tâm lý học ngôi thứ ba hóc búa? Vì hai lớp 12C1 và 12C2 nằm cạnh nhau.
 
Ngoài sân cỏ rộng thênh thang thì hoàn toàn vắng lặng, những bông hoa loa kèn vàng óng phất phơ  đu đưa theo gió nhẹ… vài con chim se sẻ vụt lên vụt xuống trong khoảng sân bao la, sân trường Gia Long yên tĩnh lạ lùng trong giờ học.
 
Chúng tôi vẫn chăm chú làm bài kiểm, có đứa suy nghĩ, có đứa dở nguyên sách ra quay cóp. Lâu lâu lại có một đứa  rắn mắt chạy xẹt ra ngó trộm xem bên ngoài, thấy và cô còn đứng cạnh nhau, còn tâm sự vụn hay không? Có đứa lập cập, đi rình trộm, vô ý vấp ngạch cửa, té cái bịch, làm trò cười cho mấy bàn đầu… nhưng mà bịt miệng, đố có dám cười ra tiếng! … Tâm lý học ngôi thứ ba thật là phức tạp vì nó cần có để bù đắp vào chỗ thiếu sót của các tâm lý học ở trước nó.
 
Kỷ niệm qua đi cái vèo!
 
Nay đã già nua, có triệu phú thời gian, chúng ta ngẫm lại tìm hiểu xem tại sao gọi là vô thức? Đây là chỗ khó hiểu, khó biết của tâm.
 
Theo sách lý giải phật giáo, tâm là cội nguồn của sự nhận thức về ngã (về ta, chính là ta) và cũng là cội nguồn của nhận thức về pháp (về muôn sự, muôn vật ở xung quanh ta).
 
Tâm như vậy cho ra ý thức.
 
Ngoài ý thức, tâm còn có một phần kín đáo, ẩn ngoài ý thức không biết hoặc là biết rất ít. Phần sâu thẳm kín đáo, ẩn sâu mà ý thức không biết hoặc là biết rất ít. Phần sâu thẳm kín đáo đó, Freud gọi là vô thức vậy tâm có cả ý thức và vô thức.
 
Con người chúng ta được làm thành bởi 2 phần:
 
Một là phần tri giác thuộc về ý thức.
Một phần nữa là thân xác, vốn vô tri giác.
 
Nhưng theo phật pháp, ta chấp nhận sáu thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, thì cũng coi như chấp nhận thân xác có phần nào tri giác.
 
Ta đặt câu hỏi ý thức từ đâu mà có?
 
Nếu nói rằng từ thân xác thì tại sao nơi thân xác của một người đã chết, không có sự xuất hiện trở lại của ý thức?
 
Thêm nữa, nếu bảo là thân xác vốn vô tri giác thì nó không thể là căn cứ địa cho ý thức.
 
Câu trả lời hợp lý nhất trong lúc này là = Ý thức xuất hiện từ trong một nền sâu thẳm của tính tri giác. Phần tri giác sâu thẳm này gọi là biết, cũng là ý nghĩa của thức cái thức này không bầy hàng nên mặt nổi của nhận xét bên ngoài. Mà nó âm thầm hoạt động mạnh mẽ kín đáo bên trong tâm ý, đây chính là vô thức, mà Freud Simon đã trình bầy.
 
Chính cái phần vô thức này hoạt động tiềm tàng, mà nó giúp cho các thân xác của người bị bất tỉnh, bị gây mê, kể cả những người có đời sống thực vật lâu ngày không bị tan rã, không bị phân hủy như xác những người chết thiệt sự. Hay nói rõ hơn, nơi người đã hoàn toàn chết thiệt, không hề có sự vận hành của vô thức. Đó là vô thức mà Freud đã giảng. Vậy mà khi xưa, cô đã giảng hoài, mà học trò hiểu lơ mơ, học thuộc lòng bài chỉ để trả bài.
 
Vậy con người sống, đang sống là (một tổng hợp, bao gồm thực tại tâm chúng ta có phần vô thức và có phần ý thức, và có nhất định là phần vật lý hiện hữu (thân xác) là nơi chứa đựng tâm.
 
Con người và một phần vật lý có một điểm chung là một khối vật chất, sờ đụng thấy được.
 
Nhưng có điểm khác biệt là con người có khả năng biết, còn sự vật vật lý thì không biết.
 
Thí dụ: con mắt chúng ta có khả năng nhìn, ghi hình và biết cảm nhận vui, buồn, yêu, ghét về cái hình ấy. Cái máy chụp ảnh thì không hề có một cảm nhận nào.
 
Hiện nay con người đã chế tạo nhiều robots có khả năng có được một số tương tác với con người, cả với các sự vật xung quanh, TD: robot-caire săn sóc các người già ở Nhật Bản. Robot militaire ra trận chiến ở Ukraine v.v…
 
Nhưng những robots ấy hoàn toàn không biết về các tương tác mà nó đã thực hiện.
 
Con người khác hẳn, con người đều biết nhận thức về cái ta (ngã = moi). Ta khác với tha nhân, ta khác với các sự vật trong thế giới bao la này. Vì khác, nên khi giao tiếp, có nhận biết ra là có lúc thuận, có lúc nghịch. Do từ sự thuận, nghịch đó mà phát sinh ra vui, buồn, giận, tham, sân, si mong, cầu, hy vọng, ước mơ… những điều này thì không một robot nào có được.
 
Người ta cũng cho là dù khoa học công nghệ có tiến bộ vượt bực tới đâu đi nữa, cũng không bao giờ tạo được một robot hữu ngã… họ chỉ có thể làm ra được những robots vô ngã, những robots kỹ nghệ biết làm việc, chăm chỉ làm việc, cho ra kết quả hiệu năng vô cùng tốt. Những robots vô  ngã này không biết đau khổ, không biết khoái lạc hay mộng mơ vì chúng chỉ là một sự vật vật lý. Chỉ có con người mới là những robot hữu ngã toàn hảo của thượng đế.
 
Thưa, tác giả tôi không phải là người của khoa học, cũng rất mù mờ về mọi thứ « puissance » phát minh sáng tạo hiện đại.
 
Tự thân chỉ đi mò mẫm tìm hiểu trong tiền ngũ thức và ý thức về phật pháp để tự trấn an phần nào trước cơn bão lốc AI của thời đại.
 
Mùa Vu Lan 2024
Chúc Thanh

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Năm nay một số vùng của đất Mỹ sẽ gặp nạn ve sầu. Nạn này chỉ xảy ra vào mỗi 221 năm. Lần trước là vào năm 1803, thời Tổng thống Thomas Jefferson. Hàng ngàn tỷ ve sầu sẽ làm náo động người dân ở khu vực Đông Nam Hoa Kỳ. Tại sao lại có đại hội ve sầu huy hoàng như vậy, hãy nghe các nhà khoa học giải thích. Ve sầu có hai…trường phái: ve sầu hàng năm và ve sầu định kỳ. Ve sầu hàng năm xuất hiện mỗi kỳ hè có màu xanh và thân hình cồ nô hơn ve sầu định kỳ. Ve sầu định kỳ chỉ xuất hiện ở khu vực Bắc Mỹ, có màu đen, mắt đỏ chia ra làm hai nhóm: nhóm Brood XIX xuất hiện mỗi 13 năm và nhóm Brood XIII có chu kỳ xuất hiện mỗi 17 năm.
Sau đây là câu chuyện ma mà chính nhóm chúng tôi chứng kiến trong một chuyến đi du lịch mùa hè năm 2024 vừa qua.
Khi nghĩ đến từ “nghệ thuật,” quý vị thường nghĩ đến điều gì? Một bức tranh của con trẻ được dán ở tủ lạnh? Một nghệ sĩ mà quý vị cảm những tác phẩm truyền cảm hứng của họ? Hay những gì trừu tượng khó hiểu mới là nghệ thuật? Những thí dụ trên có một điểm chung: nghệ thuật theo những suy nghĩ đó là việc người khác làm, như trẻ em hoặc “những người tài năng đầy mình.”
Bà ba Séc góa chồng từ tuổi 30, cũng may chồng ra đi sớm, bà buồn rầu một khoảng thời gian, rồi bất chợt do sức sống còn lại, bà vùng dậy lo làm ăn buôn bán mà nuôi được ba đứa con… năm 1970, cũng còn dễ xoay sở, bà chỉ có một cửa hàng tạp hóa… hay còn gọi là chạp phô, bà bán thêm củi, hàng đống, hàng thước, hàng tạ, gạo, bà bán từng bao lớn 100 kí, bao nhỏ 20 kí… vậy mà bốn mẹ con sống được, khá ung dung.
Sáng hôm nay Thứ Hai, sửa soạn đi đám tang người bạn học đột ngột ra đi mấy tuần trước. Anh đang tính chuyện qua Canada tháng Sáu nầy, có thêm người bạn học cũ từ Việt Nam cũng sang rồi cùng xuống New York gặp nhau. Nay thì những hẹn hò từ nay khép lại, với biết bao dự tính, mong ước dang dở…nhưng tin rằng một người tốt đẹp như Anh thì chắc thân đang nhẹ nhàng như mây đâu đó. Tuổi anh đã cổ lai hy. Có người bạn khác làm cho tờ báo Việt Nam ở đây, sáng nào cũng đọc cáo phó với phân ưu nên nhận ra mỗi ngày còn hơi thở là một bonus, lúc đó mới năm mươi.
Ở Mỹ ngày lễ Mẹ được quy định vào ngày chủ nhật của tuần lễ thứ hai trong tháng 5. Còn ngày lễ Cha người ta lấy ngày chủ nhật thứ ba trong tháng 6. Cả hai ngày này để vinh danh người Mẹ và người Cha. Lễ Mẹ tháng năm, lễ Cha tháng sáu. Nhân ngày lễ Cha, xin tán chuyện như vầy: Từ ngày được “quy Mã” làm thân tị nạn tôi mới biết ở xứ này có nhiều ngày lễ. Lễ lớn lễ bé đều có, tháng nào cũng có ngày lễ được ghi rõ ràng trên lịch chẳng hạn như tháng giêng có Tết dương lịch, có ngày tưởng niệm mục sư Martin Luther King. Tháng hai có Valentine’ Day, President’ Day. Tháng ba có Saint Patrick’ Day, lễ Easter. Tháng tư có Earth’ Day. Tháng năm sau Ngày Của Mẹ là lễ “Chiến Sĩ Trận Vong” (Memorial’ Day). Tháng sáu có Flag’ Day và Father’ Day.
Ông Michael Farchi, cư ngụ tại Agora Hills, California, đi du lịch Las Vegas vào tháng 12/2023. Ông trú tại khách sạn hạng xịn The Venetian thuộc khu trung tâm Las Vegas Strip. Một buổi sáng, khi thức dậy, ông thấy đau đớn tột độ. Ông tả như sau: “Tôi có cảm giác như ai đó đâm vào vùng kín của mình. Cảm giác như bị một mảnh kiếng hoặc một con dao sắc nhọn cứa trúng. Tôi bước vô nhà vệ sinh thì nhìn thấy một con bọ cạp đang đu bám trên quần lót của mình”. Ông gửi ngay bản tường trình cho khách sạn Venetian Resort Las Vegas, viết như sau: “Tôi bị một con bọ cạp cắn trúng háng và tinh hoàn”. Khách sạn Venetian thuộc loại sang, có dòng nước với những con thuyền gondola xuôi ngược như bên con kênh tại Venise, Ý. Khách sạn cho biết họ ghi nhận sự việc. Ông Farchi thuê luật sư Brian Virag để kiện. Chuyện thằng nhỏ bị tổn thương đã thành chuyện lớn. Tất cả chỉ vì cái con bọ cạp ranh mãnh
Người xưa nói: Công vi thủ, thủ vi tâm? Hình như có nghĩa là mọi sự đều bắt đầu ở cái tâm, tâm suy nghĩ rồi mới cho ra tưởng. Tâm nghĩ thế nào thì cảm nhận ra như thế. Sau nhận thức, con người mình có suy nghĩ, từ suy nghĩ đó cho ra hành động. Và như thế đó, thầy Thích Thiện Thuận muốn dậy phật tử chúng ta hiểu thế nào là tâm tạo pháp. Về vật lý, tâm gồm những tâm nhĩ, những tâm thất, những động mạch, mạch máu, mạch vành, cơ, bắp… Về tinh thần, tâm là một hiện tượng phi vật chất phi vật thể nhận biết, suy nghĩ rồi cảm ứng thông qua những tiếp xúc từ mọi giác quan. Do đó, ngài nói tâm tạo pháp.
Hôm 06/05/24, Xi, Đảng trưởng Đảng cộng sản Tàu và Chủ tịch nước, tới Pháp thăm viếng cấp nhà nước 2 ngày. Theo giới ngoại giao thì cuộc gặp gỡ có những « trao đổi rất xây dựng ». Nhưng những nhà chuyên về Á châu và đặc biệt về Tàu, lại cho rằng ông Tổng thống Macron mời Xi qua thăm viếng chỉ là cách « ngoại giao giao hảo » mà thôi.
Nước Pháp này đúng là nước con gà, con gà Gaulois, khi tôi đến thăm một người bạn đã lâu ngày không gặp nhau ở tận vùng Villiers le Pin, ngoại vi vùng 93, gọi là ngoại ô mà rất xa Paris. Vùng đất khá thanh lịch êm ả, mỗi nhà có một diện tích rất rộng, vườn trước, đất bao quanh hai bên nhà, nhất là khoảng vườn sau bao la rộng thoáng. Tuy bao la là phía sau giáp rừng có lẽ, còn hai bên nhà nọ cách nhà kia cũng phân biệt bằng một hàng rào kẽm dây thép mỏng, mắt cáo thưa, để xác định giới tuyến, nhất là giới tuyến cho các quý vị gia súc… chó, mèo, nhất là gà, gà mẹ gà con ríu rít.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.