Hôm nay,  

Vui Buồn Thẩm Mỹ: Cho Có Tình Hàng Xóm

09/11/201900:00:00(Xem: 1530)

Hôm nay con dâu bà Ba bán “Garage sale”.

Hôm qua trời mưa tầm tã cả ngày, hôm nay nắng lên sáng ngời. Tin tức cho biết ngày mai sẽ lại đổ mưa từ sáng tới tối. Thời tiết ở Cali thiệt là ngộ, làm bà nhớ hồi nhỏ cùng đám bạn tắm mưa” hàng xóm hay rống lên ca: “Mùa nầy đi đâu cũng nhớ mang theo cây dù, dầu cho mưa nắng nhớ mang theo cây dù”.…”

Vụ bán buôn này, cứ cách vài tháng vợ chồng nó với vợ chồng thằng bạn thân hợp nhau cho đỡ tay đỡ chân. Mỗi lần như vậy vợ chồng tụi nó vui lắm vì tống bớt một mớ đồ, trống bớt nhà cửa và có chút đỉnh tiền để ra tiệm rinh về món khác!

Thử hỏi, làm sao mà không bán đắt cho được, những thứ gì của tụi nó mua toàn là đồ xịn, mua cả trăm chừng bán thì giỏi lắm vài đồng. Trời trời, thấy bán như đồ bỏ mà bà tiếc của xót ruột, trời trời, vậy mà tụi nó mừng hỉ hả! Trời còn tối hù, nằm trong giường bà Ba đã nghe văng vẳng tiếng nói chuyện ríu rít. Chợt tỉnh, bà lồm cồm ngồi dậy vén màn cửa nhìn ra sân trước thì thấy lố nhố người. À, đã có khách tới coi đồ sale.

Mấy lần trước thấy chuyện bán buôn này vui quá chừng, kỳ này bà Ba cũng hợp tác làm ăn với con dâu. Cả tuần lễ đi làm về, cơm nước xong xuôi bà bắt đầu tảo thanh những thùng những hộp những tủ, những đồ đạc cả chục năm bà không mó tới chứa trong nhà để xe. Gọi là nhà để xe nhưng xe đâu được để trong nhà mà dầm mưa giải nắng ngoài sân vì trong nhà đầy đồ chồng chồng lên tới nóc. Trời đất ơi, đâu mà lòi ra dữ thần đồ vầy nè, bà mua sắm điên khùng gì hay sao, có thua gì con dâu đâu nà, nhìn choáng váng phát ngán.

Quần áo, giày dép, mấy đôi giày cao gót bằng da, bây giờ mang có mà té chỏng gọng, có đôi bà nhớ chưa từng mang đi đâu, thấy đẹp thì mua, mua về để đó, hoặc quà tặng hay quà trao đổi vào dịp lễ Giáng Sinh, để dành kỷ niệm, có quần có áo còn nguyên cái hiệu đính chưa tháo ra. Bộ trang điểm còn nguyên trong hộp, đồ xài, đồ chưng, hầm bà lằng, chén dĩa nồi niu ôi thôi thấy mà chóng mặt. Sao bà cũng phí tiền dữ vậy ta, vậy mà cứ than phiền con dâu.

Kỳ này, bà hỏi, thì nghe nó sốt sắng lanh lợi truyền nghề:

-Má cứ soạn đồ ra để sẵn, sáng năm giờ tụi con đem ra bày ngoài sân. Món gì muốn bán cũng có thể có người mua mà Má. Thường thường những người chuyên lùng đồ “Garage sale” để mua đi bán lại chợ trời nên họ rảo sớm lắm, phải bày hàng ra cho xong trước sáu giờ sáng đó má.

Nhìn ra sân cảnh nhộn nhịp, bà thấy có người mẹ dắt đứa con, thằng bé thấy đống đồ chơi là ngồi thụp xuống đưa tay ra cầm ngay món nó thích rồi hí hoáy tìm cách chơi. Cảnh này làm bà chợt nhớ kỷ niệm xưa. Hồi mười mấy năm trước, khi con út mới mấy tuổi, lần đầu tiên bà mở bán như vầy. Đó là do nơi khúc đường bà ở họ cùng tổ chức ngày buôn bán có giấy phép của sở thành phố nên cũng bắt chước họ vừa bán vừa nhìn ông đi qua bà đi lại chơi luôn cho có tình hàng xóm đoàn kết. Buôn có bạn bán có phường mà. Cả buổi sáng cũng bán lai rai được vài món, con út bà thức dậy chạy ra cầm cái bánh nướng vừa ăn vừa nhõng nhẽo với mẹ. Khi có một thằng bé kia vừa cầm một món đồ chơi trong đống đồ chơi của con bà, thằng con òa ra khóc, đòi lại. Người mẹ thấy con bà khóc quá, cô ta liền giựt món đồ chơi trên tay con mình, đưa trả lại con bà. Thế là thằng bé con cô ta òa ra khóc. Vậy là cả hai đứa bé cùng khóc rùm trời. Đứa thì sắp mất món đồ chơi mà nó bỏ bù lăn bù lốc nên bà mới gom lại đem ra bán, ai mà dè nó nhìn được, chắc là món đồ nó ưa thích nên mới khóc dữ thần! Thằng bé kia khóc vì không mua được món đồ chơi nó chíp” trong bụng. Mọi người đang lựa đồ ai cũng ngừng lại, cười cười, nhìn hai đứa trẻ đang sướt mướt, mỗi người góp một câu, ra điều chuyện này thường xảy ra. Ông chồng bà thấy cậu quí tử nước mắt lả chả, nóng ruột, liền biểu bà thôi thôi dẹp dẹp hổng buôn bán gì hết.

Từ đó về sau, năm nào bà cũng soạn đồ đạc dư không xài nữa đem cho goodwill, trước làm nghĩa sau để trừ vô thuế lợi tức khai hằng năm. Trước khi vô thùng vô bao bà luôn luôn kêu hết mấy đứa con cho nó soạn lại coi có món nào quí báu của tụi nó không. Nhớ hồi mới qua Mỹ, nhà mấy chị em bà mê tiệm bách hóa KMart. Mê cái bóng đèn màu xanh quay mòng mòng. Mỗi lần vô tiệm, bà và lũ em cứ dáo dác tìm cây đèn xanh ở hướng nào vì quầy hàng nào bán hạ giá là máy phóng thanh rao ầm lên, rồi nhân viên bật bóng đèn xanh lên là thấy khách hàng chạy tới, tranh nhau mà lựa vì thường thường những món hàng ấy rất là rẽ và đèn xanh chỉ bật lên có vài phút thôi, khi đèn tắt thì hết hạ giá.

Thế nhưng, mê sắm đồ rẽ, có khi mua rồi đem về để đó, có đụng tới đâu. Quần áo thì hàng vải quá tốt, đường may kỹ lưỡng, bận hoài không thấy cũ, không sờn cổ, không rách vai. Đó là thời ấy chưa có hàng Trung Cộng tràn ngập như bây giờ, mọi thứ đều mang nhãn hiệu made in USA. Bởi, ai cũng nói đồ Mỹ vừa bền vừa chắc. Về sau, bà mới mua hàng nhập từ mấy nước Ấn Độ hay Nam phi giá cả có hơi nới hơn. Khoảng mười mấy năm trước bắt đầu có hàng made in VietNam. Mà ngộ, món gì nhìn thấy hạp nhãn, xinh xắn tỉ mỉ dễ thương, quần áo thì vừa vặn từ chiều ngang lẫn chiều dài, lật nhãn hiệu ra thì thấy “Made in VietNam”. Cỡ trưa trưa, chị và ba người em của bà đem thức ăn tụ lại cùng vài bịch đồ đạc thảy ra bán luôn. Nhưng, trước khi bán thì mấy chị em xổ tung ra rồi mạnh ai nấy lựa, thích cái nào giữ lại cái đó. Ha! Thêm một mớ đồ! Chứa!

Chiều chiều khi vắng khách rồi, xúm lại dọn dẹp, khám phá ra, con dâu bị mất cái điện thoại IPod, bạn nó, cởi đôi giày đang mang ra mang đôi dép cho gọn, bị mất tiêu đôi giày. Cái điện thoại có chữ I đầu, bộn bạc, còn đôì giày cởỉ ra để đó, chắc có người hỏi mua, đứa khác bán mất, hỏng chừng tặng thêm nữa, cái gì để ở dưới đất là bán tuốt, ga-ra sale mà. Còn mấy chị em bà Ba thì lựa được vài món, chắc là cũng rinh về để đó nhìn! Cũ người mới ta mờ. Khi xúm lại đếm tiền, những món của bà Ba bán được: máy giặt máy xấy, hai tủ đựng quần áo, cái hàng rào, máy bơm nước hồ bơi, vật dụng của computer, hai phần ba quần áo cũ giày dép và linh tinh, tổng cộng tiền thu là trăm sáu mươi hai đô. Con dâu và bạn nó thì không biết bán được bao nhiêu. Điều đáng buồn cười, bạn con dâu có cái tivi để trên cái tủ, người mua chỉ muốn mua cái tủ, nằn nì qua lại, nài nỉ mua dùm luôn cái tivi 32 inchs chỉ 5 đô la thôi mà ai cũng lắc đầu, chỉ muốn cái tủ, không thèm cái tivi màu. Bà Ba nói thôi thì tụi bây khiêng lên để trong xe của bà để mai đi làm rinh vô cho văn phòng. Nhỏ bạn con dâu mừng quá vì nó khỏi phải khiêng trở về nhà.

Một ngày phải nói là vui kể gì!.

 

Trương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước hết, chúng ta thừa hưởng một nền văn hóa phụ hệ. Người đàn ông nắm hết quyền hành và đàn áp đàn bà theo ý riêng. Những thế hệ trước năm 1950, hầu hết đàn bà Việt là nô tỳ cho đàn ông, một loại nô lệ tự nguyện theo truyền thống và có thể bị hành hạ nhiều hơn nữa, nhưng không được xã hội, chính quyền bênh vực. Về sau, nhờ du nhập văn hóa, văn minh tây phương và bộ luật gia đình thời đệ nhất cộng hòa, người đàn bà Việt mới trút bớt gánh khổ bị áp bức, tuy nhiên, tinh thần tự nguyện nô tỳ vẫn hiện diện trong huyết mạch của những thế hệ trẻ, kéo dài qua hải ngoại, cho dù nơi đây tôn trọng phụ nữ bậc nhất.
Nghe họ nói chuyện với nhau thì hiểu ra. Nhóm phụ nữ này hầu hết hơi phúng phính nên họ đã tạo ra một trò chơi vừa vui vừa có ích, họ mang vô sở cái cân và mạnh ai nấy leo lên cân rồi ghi số cân vô sổ. Họ mở ra một cái quỹ, mỗi tuần mỗi người góp vô quỹ 5 đô la rồi bắt đầu ăn cữ ăn kiêng, tới cuối tháng, người nào sụt số cân nhiều nhứt sẽ được thưởng số tiền gom chung đó, rồi họ bắt đầu góp tiền cho tháng tới. Họ làm sao mà giống giống như chơi hụi mở hụi khui hụi góp hụi vậy ta.
Hiểu biết về màu sắc làm nền cho nghề nghiệp thẩm mỹ, đặc biệt trong công việc trang điểm và nhuộm, tẩy tóc; ví dụ như: Màu đỏ dự phần vào đời sống con người qua máu và lửa. Chúng ta cũng nhận xét rằng những người thời xưa đã kết hợp màu đen với bóng đêm, và màu vàng cho những ngày tươi sáng. Màu trắng tượng trưng cho sự trinh trắng, trong khi màu tím chỉ được dùng trong giới trưởng giả mà thôi.
Có những chiều thu vương nắng cuối thôn …mùa thu đã về trên bầu trời thênh thang mây, mùa thu về với những chiếc lá nâu vàng thay nhau đổi màu, mùa thu về trên vai áo nâu non, tóc mùa thu cũng nâu vàng theo nắng thu rất vội. Mùa thu chỉ vừa mới chớm.
Tối qua ngủ được, sáng sớm chị Ngà thức dậy, khỏe khoắn, lòng vui vui. Đứng lên quơ tay quơ chưn, làm vài động tác cho giãn gân cốt. Hai cánh tay dơ lên cao khỏi đầu, hạ xuống ngang vai, rồi khỏi hông. Hít thở vài cái. Một hồi.
Đường nâu + sữa = hợp chất tẩy da chết cho toàn thân thể. Da-ua + mật ong = dưỡng chất dành cho da nhạy cảm (sensitive skin) và da hay bị ửng đỏ
Chúng ta thường đi bộ, nhiều người thích đi bộ. Từ đi bộ trong nhà, cho tới ngoài đường, chợ búa, mua sắm, trong sở làm v…v…như là một sinh hoạt tự nhiên. Đi bộ thực ra cũng là một môn thể thao chậm, kiểu “Low-impact”. Đi bộ vừa thong thả tự do, thích hợp với mọi lứa tuổi mà còn rất tốt cho sức khoẻ và sắc đẹp cho cả hai phái nam và nữ.
Phần mái ở trước trán (bang), nhiều bạn gái thích cắt ngắn, trông nhí nhảnh trẻ trung, nhất là khi cột tóc đuôi ngựa. Nhưng phần tóc nầy mọc ra dài rất nhanh, chúng ta nên tập tự cắt lấy, để khỏi phải chạy ra tiệm chỉ để cắt chút xíu ở phần tóc nầy, vừa mất thì giờ lại tốn tiền.
Nè mấy người, ai muốn học gắn lông mi từ sợi từ sợi y như lông mi thiệt hông tui dạy tính rẻ, lấy vốn đồ nghề lại coi. Thu chanh chua càng nói càng lớn tiếng: Xời ơi bà nầy, vừa vô ơn vừa bòn. Trong túi có chín đồng, cố ngó quanh quất xung quanh coi có lòi ra thêm một đồng nào đâu đó đặng bỏ vô túi. Chẵn mười đồng!
Quí vị muốn tránh cảm giác choáng váng hay nhức đầu dữ dội sau khi uống rượu chăng ? Hãy ăn vài lát dưa leo trước khi đi ngủ. Khi thức dậy, quí vị sẽ thấy tỉnh táo và hết nhức đầu. Dưa leo chứa một lượng đường vừa đủ, các loại vitamin B, và các chất điện giải để tái bổ sung những tinh chất sinh tố cần thiết mà cơ thể đã bị mất đi, hầu tái lập sự cân bằng, xua tan cảm giác choáng váng hay nhức đầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.