Hôm nay,  

Lá Thu

02/10/202213:21:00(Xem: 3631)

Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên. Thời tiết nơi đây vẫn còn nóng hầm hập. Những cơn gió mùa thổi qua chỉ đẩy tới những luồng nhiệt khô khốc. Chưa có làn gió dìu dịu, se lạnh như mọi năm. Nhưng trên lịch thì mùa thu đã đến.

Nhìn những lá úa rải rác quanh các gốc cây, chợt ngẫm về thân phận kiếp người, thân phận của kẻ tha hương, của một kẻ lìa xa cố quận từ lâu.
Tục ngữ có câu “Lá rụng về cội” như là một sự kiện hiển nhiên, một quy luật phổ quát có thể áp dụng cho nhiều phương diện cuộc sống.

Tiêu cực mà nói, con người sinh ra từ gia cảnh, giai cấp, xã hội nào thì cũng lẩn quẩn trong hoàn cảnh đó, khó mà thoát ra được.

Tích cực mà nói, người ta sinh ra từ đâu thì sau thời gian đi xa hoặc khi vĩnh viễn nằm xuống, rồi cũng nhớ trở về nguồn cội sinh quán của mình.
Trên thực tế thì không nhất thiết là lá phải rụng về cội. Có khi lá bị gió cuốn đi xa. Có khi lá vẫn trên cành nhưng cành bị cắt rời khỏi gốc.

Cành hoa cắt từ vườn đem vào chưng trên bàn, khi hoa lá úa vàng và cần bỏ đi, hoa lá ấy sẽ không rơi về cội mà đi vào thùng rác. Những cành thông được bày bán vào dịp lễ Giáng sinh, khi qua mùa, cành lá của chúng dù còn xanh tươi, sẽ không quay về rừng mà sẽ được xe rác mang đi, tái chế thành phân bón hữu cơ, vun đắp lại cho các loài cây cỏ khác trong thành phố.

Gia cảnh, hoàn cảnh có thể đổi thay. Và nghiệp cũng có thể chuyển biến theo ý chí, khuynh hướng và động lực từ ý nghĩ, hành động của chính mình.
Người học đạo, hành đạo, xem ba cõi như là quán trọ; xem hành tinh này chẳng nơi nào không phải là đất để hoa lá hay xác thân rụng rơi, nằm xuống; chẳng nơi nào thực sự là nơi sinh quán nguyên thủy trong vô số kiếp tái sinh; và nếu có một nguồn cội để trở về thì nguồn cội đó chính là bản tâm, chân tánh của mình.

Trở về được với nguồn cội chân tâm thì việc sinh từ đâu, chết về đâu, không phải là điều đáng quan tâm. Nơi đâu cũng là nguồn cội. Không ngại gì phải nằm xuống nơi “đất khách quê người.” Không ngại gì việc phân thân này với những tạng phủ còn tốt để cứu lấy một vài sinh mệnh khác trước khi hỏa thiêu thành tro bụi. Cũng không nhất thiết đòi hỏi phải được đem về chôn nơi “chôn nhau cắt rốn” thì mới thỏa nguyện.

Khi mùa thu đến, những làn gió thu sẽ là nhân duyên đưa đẩy những chiếc lá, cả xanh lẫn vàng, rơi xuống cội, hoặc bay đi xa. Tâm không xao động. Vì đâu cũng là đất; đâu cũng là nơi chốn an ổn để trở về khi cuộc sống tương lai đã được chủ định sẽ như thế nào trong từng phút giây hiện tại.



California, vào thu năm 2022
Vĩnh Hảo

biachanhphap131
Hình bìa của IdeaMajestic (Pixabay.com)



CHÁNH PHÁP Số 131, tháng 10.2022

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

VUỐT RÂU (thơ HT Thích Quảng Độ, ĐNT Tín Nghĩa họa), trang 6

NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7

SƯ VỀ NÚI (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9

THỜI GIAN (Nguyễn Thế Đăng), trang 10

CÁI KHÓ KHUYÊN TÔI (Nguyên Siêu), trang 12

TĨNH TỌA ĐÊM KHUYA, TẬP TU (thơ Chúc Hiền), trang 13

CHÁNH KIẾN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THEO PHẬT (HT Thích Thái Hòa), trang 14

CỐ HƯƠNG (thơ Xuyên Trà), trang 16

QUẢ BÁO CỦA VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 17

DÒNG SUỐI NHỎ (thơ Huyền Không – Tâm Thường Định dịch), trang 18

CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG, t.t. (HT. Thích Quảng Độ dịch), trang 19

MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẦY & TRÒ TRONG ĐỜI SỐNG THIỀN MÔN (Thích Nguyên Hiệp), trang 22

ĐẤT KHÁCH (thơ Thương Tử Tâm), trang 23

GỌI THÁNG NĂM XƯA, NẺO LÁ… (thơ Tịnh Bình), trang 24

GIỚI THIỆU SÁCH “CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC…” (Tuệ Sỹ), trang 25

TỊNH TÂM (thơ Nhật Quang), trang 26

CON ONG VÀ DUY THỨC HỌC (Huệ Trân), trang 27

TRỘM MỀN (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 28

NHỚ ƠN SƯ HUYNH THÍCH THÔNG TẠNG (Thích Thông Đạo), trang 29

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC – Phật Pháp Thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 30

TRANG SỬ MỚI CỦA GHPGVNTN (Huỳnh Kim Quang), trang 39

TAM VÔ LẬU HỌC LÀ GÌ? (Tn Hằng Như), trang 32

SẮC TỨC KHÔNG, VẦNG TRĂNG CHÂN TÁNH (thơ Diệu Viên), trang 42

ĐỐI PHÓ VỚI DỊ ỨNG (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 43

NHỚ ĐẤT (Nguyễn Ngọc Tư), trang 45

CHÁNH NIỆM VÀ NIỆM PHẬT (Đồng Thiện), trang 46

MÀU THỜI GIAN (thơ Tôn Nữ Mỹ Hạnh), trang 47

BÚN BÌ CHAY (Vũ Quỳnh), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 49

ĐỌC BÀI THƠ “ĐĂNG CAO” CỦA ĐỖ PHỦ (Lam Nguyên), trang 51

NHỚ MỘT VẦNG TRĂNG (Hạnh Thuần), trang 52

THÁNG MƯỜI LỖI HẸN, TRUNG THU… ĐỢI MÙA SAU… (thơ Lâm Băng Phương) trang 53

CHUYỆN CÚNG DƯỜNG (Vĩnh Hữu), trang 54

LÊN NÚI PHỤNG HOÀNG, HUYỄN MỘNG… (thơ Nguyễn An Bình), trang 57

KIÊN TRÌ TU TẬP DẸP BỚT “CÁI TA” (TL Đào Mạnh Xuân), trang 58

THE STORY OF CULADHANUGGAHA… (Daw Mya Tin), trang 55

HẠNH PHÚC LÀ GÌ? (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 60

NGÕ THOÁT – chương 15 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61

MÓN NỢ TRUYỀN KIẾP (Truyện cổ Phật giáo), trang 65


https://www.chanhphap.us/CP%20published%20issues/2022/ChanhPhap%20131%20(10.22).pdf

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào tháng Năm vừa qua, một người đàn ông Ấn Độ đã thiệt mạng khi cố gắng chụp ảnh “tự sướng” bên cạnh một con gấu bị thương. Đây là cái chết thứ ba liên quan đến việc chụp ảnh tự sướng ở Ấn Độ kể từ tháng 12 năm ngoái. Trong hai tai nạn khác, những con voi đã đạp chết hai người trong lúc họ đang cố gắng tự chụp với chúng trong hai lần “tự sướng” riêng biệt. Vào tháng 7 năm nay, Gavin Zimmerman, một người Mỹ du lịch đến Úc, 19 tuổi, đã mất mạng vì rơi xuống vực khi anh đang tự chụp ảnh tự trên một vách đá ở New South Wales.
Chữ có hình có dạng, nhưng ý nghĩa bên trong chữ như chất lỏng. Sáng tác không chỉ đặt chữ xuống trang giấy, lên màn ảnh, trong tâm tình và ý thức nghệ thuật, mà quan trọng hơn, là làm rách chữ để chất lỏng chảy ra, thấm sâu vào giấy, vào điện tử, bốc hương lên tác giả và truyền thơm cho độc giả.Ca từ có thể không chứa chất lỏng đặc sệt như chữ trong thi ca, hoặc đậm đen trong ngôn từ triết học, nhưng chất lỏng trong ca từ rất đặc thù: có thể hát, mỹ vị hóa tứ nhạc, đồng cảm với giai điệu, và có khả năng đặc biệt nhất: đi thẳng vào lòng người. Sự phức tạp này là trở ngại lớn nhất đối với người viết ca khúc, vì nói đến ca khúc là nói đến ca từ. Một bản nhạc không thể hay, không thể đạt được giá trị, nếu có ca từ dở.
Cuộc thi viết văn bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh về ứng dụng Phật Pháp trong đời sống hàng ngày do Chùa Hương Sen tổ chức đang được tiến hành. Cho đến nay, chúng tôi nhận được 170 bài dự thi của 70 thí sinh tham dự, phần đông từ Việt Nam. Ban tổ chức giải thưởng quyết định sẽ chấm dứt nhận bài vào 12 giờ đêm giờ California ngày 30 tháng 10 năm 2022
Nguyễn Du gọi cuộc đời mình từ năm 20 đến 30 tuổi là “Mười năm gió bụi”. Nhưng gia phả lại chép “mười năm đó ông về quê vợ ở Quỳnh Hải họp cùng anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn khởi nghĩa chống Tây Sơn”. Nhưng Đoàn Nguyễn Tuấn trong sử sách lại chép ông ra làm quan Hàn Lâm thị thư triều Tây Sơn, làm Phó sứ trong phái đoàn Phan Huy Ích năm 1790 với vua Quang Trung giả
Trong suốt gần 4000 năm lịch sử của nước ta, bên cạnh ngày lễ Tết Nguyên Đán còn có ngày lễ hội Trung Thu dành cho các trẻ em. Lễ hội Trung Thu được cử hành hằng năm vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Vào ngày này, trẻ em thường nhận được quà tặng từ cha mẹ, ông bà để cử hành lễ hội Trung Thu. Phần nhiều quà tặng các em thích nhất là những lồng đèn có hình ngôi sao, cá chép, con gà trống, con thiên nga, con bướm... hay lớn hơn có hình con rồng dài, cái đầu con lân...
Chuyện tình Huyền Trân Công Chúa đã được nhắc tới nhiều trong dân gian Việt Nam, dưới nhiều góc độ khác nhau. Người thì ca ngợi Công Chúa đã thay mặt triều đình nhà Trần, thực hiện công tác chính trị, ngoại giao, tạo hoà bình giữa hai nước, đã thường xuyên tranh chấp lâu đời với nhau...
Nếu tính theo lịch thế gian, Việt Báo tròn 30 năm tuổi. Nhưng, nếu dò theo trí nhớ mơ hồ của tôi, Việt Báo hẳn là 3000 năm tuổi. Trong một ngôi làng rất mực thần thoại cổ tích như Little Saigon của chúng ta, Việt Báo chỉ là một góc nhỏ của làng, nhưng lại là nơi chất đầy trong tôi những kỷ niệm khó quên.
Ba mươi năm đối với đời người thì mới chỉ ở cái tuổi mà đức Khổng Tử gọi là “tam thập nhi lập,” tức là ở tuổi ba mươi thì người ta có thể tự đứng vững, tự lập cả về quan điểm, lập trường và sự nghiệp. Người ta khó có thể so sánh ba mươi năm của một tờ báo với ba mươi năm của một đời người. Một người trung bình ngày nay có thể sống tới tám chín mươi tuổi. Nhưng ai biết được một tờ báo có tuổi thọ là bao nhiêu. Có nhiều tờ báo sống trên một trăm bảy mươi tuổi, như tờ New York Times xuất bản lần đầu vào năm 1851 tính đến nay năm 2022 là đã 171 năm, cũng có nhiều tờ báo chỉ sống vài tháng hay vài năm.
LTS: Kỷ Niệm Việt Báo 30 tuổi, xin đăng lại bài viết của cố nhà báo kỳ cựu Hồ Văn Đồng, một ngòi bút trong ban chủ biên sáng lập tờ Việt Báo, viết về nhà báo Trần Dạ Từ và các bạn văn nghệ sĩ trong tù.
LTS: Nhân ngày Việt Báo tròn 30 tuổi, xin trích lại bài viết của cố nhà báo kỳ cựu Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Ông là vị chủ biên sáng lập Việt Báo, và là chánh chủ khảo đầu tiên của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.