Hôm nay,  

M Ộ T C H U Y Ệ N T Ì N H

9/5/202215:24:00(View: 2771)
minh hoa truyen DuongNghiemMau-1
minh họa Đinh Cường


Ra khỏi cái toa đen nồng nặc mùi nước giải và mùi thuốc sát trùng, khách ngoái nhìn cái đầu máy đang xì xì phả hơi nước:
- Thế là kết thúc, kết thúc thật rồi, một đoạn đời khốn nạn của ta.
Anh lững thững bước vào ga. Trên sàn rộng không còn một chỗ trống. Tiếng ngáy đủ mọi cung bậc bay lên vòm trần.
- Mà lạ, sao mình không cảm thấy vui, cũng chẳng thấy buồn?
Anh vặn người. Mấy đốt sống kêu lục cục. Lúc lắc nhiều giờ trên tàu, anh mệt, anh muốn nằm.
Ngả lưng giữa đống người kia ư? Quang cảnh trước mắt làm anh phát gớm. Chặc lưỡi, anh len ra ngoài.
– Mình đi đâu bây giờ? Không thể đến nhà ai vào giờ khuya khoắt này. Mà liệu còn có ai chờ đợi mình?
Đêm hè. Gió mát. Mấy con chuột cống béo núc chạy loăng quăng trong rãnh hè.
- Này, lượn gì mà lượn mãi. Không chán à?
Có tiếng gọi. Tiếng con gái.
- Đi không?
Tiếng gọi hướng về anh. Ngoái lại, anh thấy một người đứng tựa lưng vào tường – một cô gái trẻ, thanh mảnh, cặp vú nhỏ nhú lên dưới lớp vải mỏng màu xanh của kiểu áo thời thượng có tên “thắt cổ mổ bụng”.
- Đi đâu cơ? – anh không hỏi cô gái, anh tự hỏi - Tôi chẳng có đâu để mà đi, cô ạ.
Cô gái dợm bước về phía anh:
- Sao lại chẳng có đâu để mà đi?
Anh cười. Cái cười vô nghĩa:
- Thật mà.
Cô nhoẻn cười:
- Thì đi với em.
- Cô bảo sao?
- Ông anh chờ tàu hở? Hai tiếng nữa mới có tàu xuôi, còn khối thời giờ.
- Không. Tôi không chờ tàu. Đây là ga cuối rồi.
- Ông anh không về nhà?
- Không.
- Sao thế?
Anh lúng túng.
- Tôi vừa ra tù, cô ạ.
- Thì đi giải đen với em. Rẻ thôi. Nhé?
Cô túm tay áo anh.
- Không được, cô ạ.
- Sao lại không được?
- Tôi không có xu nào trong túi.
- Thế thì lượn làm gì?
Anh không tìm được câu trả lời. Anh lặng thinh.
Dưới ánh sáng nhợt nhạt của ngọn đèn đường bị lũ thiêu thân quây thành vồng, anh ngồi trước cửa ga, tựa lưng vào bức tường đá.
Cô gái đến, ngồi xuống bên anh.
- Anh không muốn về nhà?
- Không. Tôi chờ trời sáng.
- Không về nhà thì anh đi đâu? – cô gái nhắc lại.
- Tôi đang nghĩ.
- Nghĩ thì có ra được chỗ để về không?
- Rồi tôi sẽ nghĩ ra.
Mười một năm trước anh có nó, có cái gọi là nhà - một căn phòng hẹp, trần thấp, bề bộn sách. Anh nhớ về nó một thời gian dài. Rồi quên bẵng. Mà nghĩ đến nó làm gì cơ chứ! Nó là cái nhà nước cấp cho anh. Rồi cái nhà nước ấy đưa anh đi tù. Cái phòng hết là của anh.
Hai người im lặng một lúc.
Cô gái nghiêng đầu quan sát anh:
- Khuya rồi.
- Dễ gần hai giờ.
- Ga có đồng hồ mà.
- Ờ nhỉ.
Cô gái nói:
- Hay là… thế này: ông anh về với em.
Anh thở dài:
- Tôi không có tiền, thật mà.
C6 đứng lên:
- Về với em. Không tiền nong gì hết. Em cũng có lúc như anh - chẳng biết đi đâu.
- Có tiện không?
- Đừng ngại.
Cô túm lấy tay áo anh, kéo đi.

2

Nhà của cô là chái hẹp một căn hẹp trong rất nhiều căn lúp xúp sát bên nhau. Một cái giường đơn, đúng hơn là một cái chõng. Chõng có đệm, có chăn.
Anh vứt tay nải xuống đất, nhìn cô đánh diêm châm ngọn đèn hoa kỳ. Nó lép bép mãi, không chịu bén lửa.
- Cảm ơn cô.
- Anh không có nhà thì đây là nhà
- Tôi làm phiền cô quá.
Cô sửa lại vạt chăn lơi xuống đất:
- Em cũng đã trải qua cảnh ấy.
- Thật sao?
- Không phải một lần đâu. Anh cứ nằm đây, nghỉ đi.
- Thế cô nằm đâu?
- Chõng rộng, đủ chỗ cho hai người.

3

Câu chuyện này tôi nghe ở bạn tôi. Lâu lắm rồi.
Tôi muốn kể lại trong hình thức một truyện ngắn. Với tôi, nó thú vị, nhưng viết mãi không thành. Dưới gầm bàn đầy những trang giấy vo viên. Trong tay các nhà văn câu chuyện này chỉ một loáng là xong. Tôi thì không thể. Tôi không phải nhà văn. Nhưng không viết nó ra thì tiếc.
- Ông kể tiếp đi – tôi nằn nì - Tôi muốn nghe.
- Ờ, thì kể. Nhưng chuyện khó tin đấy.
- Tôi tin.
Bạn tôi ngần ngừ:
- Nó là chuyện thật. Tôi nằm xuống cái chõng ấy và thiếp đi ngay lập tức. Giữa đêm thức giấc, tôi thấy có người nằm bên. Là cô gái ấy.
Tôi cười:
- Tôi hình dung được chuyện gì ắt phải xảy ra.
Anh nghiêm mặt:
- Bậy nào. Tôi biết, ông, và nhiều người nữa, chắc sẽ nghĩ y như ông. Rằng tôi sẽ vồ lấy cô ấy, ngấu nghiến làm cái việc con vật đực thèm khát sẽ làm. Không, hoàn toàn không phải thế. Đời tù quá dài đã làm tôi quên chuyện ấy. Nói cho đúng, tôi không nhớ tới nó. Khát vọng tự do đã che lấp mọi cảm giác.
Anh lặng đi trong hồi tưởng.
- Đó là một đêm cực kỳ hạnh phúc trong đời người. Nó chỉ xảy ra một lần, nếu anh may mắn gặp nó. Nó giống một giấc mơ. Hơi thở đều đều của người con gái không quen biết gối đầu trên tay tôi. Nó mới thơm làm sao, mới ấm áp làm sao, mới tinh khiết làm sao. Cái hương ấy chẳng bao giờ tôi quên được. Nó giống hương hoa đồng nội ở những phút hiếm hoi khi con người cảm thấy mình với thiên nhiên là một.
Tôi nghe.
- Rồi sau đó?
- Cô gái giữ tôi ở lại – anh hồi tưởng - Tôi mệt rũ. Tôi ngủ ngay lập tức.
Sáng ra, cô bảo:
- Anh cứ ở lại đây. Nhìn anh, em tin anh. Anh là người ngay thật.
- Và anh ở lại? – tôi hỏi, với một chút ngạc nhiên.
Anh gật:
- Vâng. Anh không tin?
- Tôi tin.
- Một cơn sốt rét ác tính đã giữ tôi lại. Cô gái chạy đi mời bác sĩ. Ông ta đến, làm gì, tôi không biết. Tôi mê man. Khi cơn sốt lui, tôi hiểu: cô gái đã cứu mạng tôi. Mà bằng cái gì?
Tôi chờ anh nói tiếp.
Anh lẳng lặng hồi lâu. Rồi thở dài, rất dài:
- Bằng tiền đi khách, anh ạ. Có cái ơn nào lớn hơn ơn ấy không?
Những gì tôi biết về bạn mình không giống điều tôi biết. Anh có vợ là một nhạc công tam thập lục trong một dàn nhạc dân tộc, con một học giả danh tiếng. Không phải cô gái trong chuyện anh kể.
Khỏi bệnh, tôi nói với cô:
- Em là người tốt nhất với anh trong đời. Nếu em không chê anh thì anh xin được gá nghĩa cùng em.
- Cô ấy nói sao?
Cô ấy bảo:
- Không được đâu, anh ơi. Chúng ta không thể thành vợ chồng. Anh là trí thức, em biết. Trong lúc mê man, anh lảm nhảm bằng tiếng Tây. Em không thể làm vợ anh. Anh không thể có vợ là một con điếm.
Tôi hỏi tiếp:
- Rồi sao?
- Tôi bảo: anh cũng là kẻ dưới đáy. Ta có khác gì nhau.
- Không đâu – cô ấy nói - Anh khác, em khác. Dù cùng ở dưới đáy.
- Anh rồi cũng không thuyết phục được cô ấy?
- Tôi đã cố gắng, nhưng vô vọng.
- Anh bỏ đi?
Anh buồn bã lắc đầu:
- Chính cô ấy bỏ đi. Đi đâu, không biết. Tôi đã tìm. Không phải nhiều ngày, mà nhiều tháng. Rồi mọi chuyện rồi cũng qua, như cuộc đời vốn thế. Tôi không biết gì hơn. Trong đám cưới với nhà tôi bây giờ, tôi nhận được một bó hoa vô danh do một cậu bé mang tới.
- Là của cô ấy?
- Chắc chắn. Trong bó hoa có một mẩu giấy.
- Cô ấy viết?
- Không phải. Mẩu giấy ấy là của tôi, trong đó có mấy câu thơ viết vội.
- Thơ thế nào?
- Không ra gì. Không đáng để anh nghe. Điều làm tôi xúc động là cô đã giữ nó. Như một kỷ niệm về tôi. Nay cô ấy trả lại.

Chuyện này xảy ra với một nhà thơ, bạn tôi.
Tôi chỉ ghi lại chuyện anh kể. Không thêm. Không bớt.
Anh là nhà thơ không tăm tiếng. Tên anh không có trong danh bạ các nhà thơ hiện đại.
Nhưng trong tôi anh để lại một dấu vết không phai mờ.
Nó được tạc vào ký ức. Rõ nét. Như tạc trên đá.

Vũ Thư Hiên
1987

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đối thoại với Trịnh Y Thư: Văn chương Nghệ thuật & Những điều khác. Đinh Từ Bích Thuý & Đặng Thơ Thơ thực hiện
Cung Tích Biền là nhà văn của lương tri, bởi mọi truyện ông viết đều đưa ra những chất vấn về bản chất của một nền đạo lý nhân bản. Nhà văn bằng ngôn ngữ vi diệu và huyền áo đã tạo dựng nên một không gian nghệ thuật đặc thù phong cách của riêng ông. Và ông dùng không gian nghệ thuật ấy để đối thoại với quá khứ, một quá khứ được soi lại qua những tra vấn để trở thành công án cho ngày hôm nay. – Đặng Thơ Thơ
Thơ của Holderlin giản dị, cô đọng, súc tích và thêm sự pha trộn giữa lãng mạn và cổ điển, nhất là cổ điển Hy Lạp, nên rất đặc biệt. Ông được xếp vào một trong những nhà thơ trữ tình xuất sắc nhất ở Đức. Một số nhà văn, triết gia lớn của Đức như Wolfgang Goethe, Friedrich Schiller, Friedrich Hegel und Friedrich Schelling là những người đồng thời với Hölderlin.
Rừng phong đã nhuộm màu hay lòng người nhuốm màu thu? Những kẻ sống ở vùng ngoại phương không ít thì nhiều, không cạn thì sâu ắt biết. Cái màu rừng phong đẹp lắm, rực rỡ lắm, đất trời như bừng lên, ánh nắng như lồng vào trong phiến lá. Nói muôn hồng nghìn tía không còn là ước lệ, không phải là tỷ dụ nữa mà hoàn toàn thật sự như thế. Hồng, đỏ, cam, vàng, nâu, tím, trắng… cứ thế mà lá phô diễn trước khi về với đất mẹ.
Cô luật sư trẻ mới ra trường, người được tòa chỉ định để bênh vực tôi, khi gặp mặt lần đầu, cô hùng hổ nhưng lúng túng khi nói, “Ông đừng nhận tội, tôi sẽ giúp ông thoát khỏi tội danh này. Tôi đã nhìn thấy một phương án.” Tôi nói, rõ ràng là tôi có tội. Cố ý phạm pháp. Tội này đã được tổ chức suốt 20 năm. Đã đánh cắp một khối lượng tài sản khổng lồ. Có tang chứng, vật chứng. Có hàng trăm ngàn nhân chứng. Tội sẽ nhận tội mà không mảy may hối tiếc. Khối tài sản khổng lồ đó đã tan biến vào trí não, tâm tư của dân Việt, tôi không có cách nào lấy lại. Tôi nhận tội. Cô luật sư cố gắng thuyết phục. Tôi hiểu cô cần công việc này. Cần có hồ sơ tranh cãi, dẫu không thắng cũng để lại những luận lý luật pháp như một bằng chứng tài năng cho tương lai. Ai cũng biết vụ kiện này sẽ thua. Nhưng nếu như thắng một vụ kiện không thể thắng, cô sẽ trở thành ngôi sao, sẽ được các văn phòng luật sư lớn chiếu cố. Đời cô sẽ thay đổi hào quan trong một ván cờ. Thắng bại không phải là chuyện quan trọng. Chỉ là c
Văn học người Mỹ Bản Xứ xuất hiện phong phú trong văn học truyền khẩu từ trước khi tiếp xúc với người Châu Âu và/hay sau khi áp dụng theo cách viết của người Châu Âu. Văn học truyền khẩu của người Mỹ Bản Xứ ngoài việc kể chuyện, cũng còn ca nhạc, tụng niệm, và thơ dùng cho các buổi lễ. Nhiều trong số những câu chuyện và ca nhạc này được những nhà nhân chủng học da trắng sao chép lại, nhưng thường mâu thuẫn đáng kể với các bộ lạc và thường bị hiểu sai hay dịch sai nghiêm trọng.Richard J. Chacon và Rubén G. Mendoza trong phần “Giới Thiệu” tác phẩm nghiên cứu “The Ethics of Anthropology and Amerindian Research: Reporting on Environmental Degradation and Warfare” [Đạo Đức Của Nhân Chủng Học và Nghiên Cứu Về Người Mỹ Da Đỏ: Phúc Trình Về Sự Suy Thoái Môi Trường Và Chiến Tranh], được phổ biến vào năm 2011, đã viết rằng: “Trong nỗi thống khổ của cuộc tấn công của thực dân, các nhà nhân chủng thường không nhận thức hay nhận thức ngược lại giá trị lịch sử và văn hóa
Nhà văn lưu vong, Abdulrazak Gurnah, từ quê quán ở miền Đông Phi đến Anh Quốc năm 18 tuổi. Hành trình xa quê hương gần 55 năm với bút mực và sách đã mang lại cho ông giải Nobel văn chương 2021. Vượt qua một số tên tuổi hàng đầu trong năm nay như Margaret Atwood ở Canada, Lyudmila Ulitskaya ở Nga. Nhà văn Châu Phi trước ông lãnh giải Nobel văn chương 1986 là Wole Soyinka. Lưu vong, danh từ này quen thuộc, Gurnah nói, chuyện tị nạn, di cư “là những gì hiện diện với chúng ta mỗi ngày” - thậm chí nhiều hơn cả khi ông mới đến tị nạn ở Anh, năm 1960. “Người ta đang chết, đang bị tổn thương trên khắp thế giới. Chúng ta cần giải quyết vấn nạn này bằng một cách tử tế nhất.” (Associated Press. 10, 07, 2021.) Nhận diện ý thức và tâm tư trên, Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết giải thưởng này để công nhận “sự thấu hiểu không khoan nhượng và nhân ái của Gurnah đối với những tác dụng của chủ nghĩa thực dân và số phận người tị nạn.” Báo chí đề cao ông là nhà văn có kinh nghiệm vượt qua các lục địa
Ngài Ryokan sinh năm 1758, viên tịch năm 1831. Ryokan ra đời trong năm 1758 (ngày chính xác không rõ), tại ngôi làng hẻo lánh ven biển Izumozaki, thuộc tỉnh Echigo, bây giờ gọi là Quận Niigata. Vùng này, Honshu phương bắc, còn đuợc gọi là “xứ tuyết,” nơi các trận tuyết mùa đông dày ngập tới nổi buộc cư dân phải rời nhà và vào lại nhà họ bằng tầng [lầu] thứ nhì.
Hôm nay trời mưa lâm râm suốt từ sáng sớm; đến chiều mới ngưng. Mưa như tịnh thủy tẩy sạch bụi bặm trên những cành cây ngọn lá; lênh láng ngập tràn hai bên đường dẫn ngang xóm nhỏ ngoại ô. Cảm nhận hóa thân của mây trời nơi những giọt mưa còn đọng trên cánh hoa; và trong chung trà ấm tay buổi chiều thu. Cảm niệm một bậc chân sư từ chốn xa mờ, như áng mây, như cánh hạc bay qua sông dài, mất hút cuối trời tây. Không dấu vết.
Nếu tiểu thuyết là một cuốn phim, truyện ngắn là những đoạn video, truyện chớp là những hình chụp độc đáo. Cả ba thể loại đều mang đến ưu điểm bày tỏ những điều hay, những mẩu đẹp của nhân loại. Thử nghĩ, nếu bạn đọc 50 truyện thế giới, rồi 100 truyện, rồi 1000 truyện, chắc chắn sự nhận xét và định giá của bạn về văn học, văn chương toàn cầu và Việt Nam sẽ sâu sắc, thuyết phục hơn. Những hiểu biết của bạn về các sắc tộc sẽ dày và rộng, nhưng trên hết là sự cảm thông những khác biệt, những tốt xấu của con người và của chính bản thân. Sự cảm thông cần thiết hơn cả bác ái, từ bi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.