Hôm nay,  

Đọc Văn Học Nga Như Thế Nào Trước Cuộc Chiến Ở Ukraine?

06/05/202200:00:00(Xem: 4147)
il_794xN.2882049539_plur
Các tác phẩm văn học có thể trường tồn một phần là vì chúng đủ sức nặng để được đọc và ngẫm trước những thăng trầm của hiện tại. Khi đối mặt với quân Nga ném bom bừa bãi và tàn sát người Ukraine, các tác phẩm văn học vĩ đại của Nga nên được đọc và nghiền ngẫm: làm thế nào để ngăn chặn bạo lực?  

 

Việt Báo phỏng dịch theo bài viết của Ani Kokobobo, Phó Giáo sư Văn học Nga, Trường Kansas, được đăng trên trang TheConversation.
 
Là một giáo sư dạy về văn học Nga, tôi không thể không giới thiệu thế giới qua các tiểu thuyết, truyện, thơ và vở kịch của đất nước này, ngay cả vào thời điểm các tác phẩm văn hóa Nga đang bị tẩy chay trên khắp thế giới.

Khi quân Nga gây ra những cảnh bạo lực tàn khốc ở Ukraine, cũng là khi dấy lên những tranh cãi về việc phải làm gì với văn học Nga?

Tôi không lo rằng tác phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị sẽ bị hủy hoại. Các tác phẩm văn học có thể trường tồn một phần là vì chúng đủ sức nặng để được đọc và ngẫm trước những thăng trầm của hiện tại. Lập luận này có thể được đưa ra với bất kỳ tác phẩm vĩ đại nào trong văn học Nga, nhưng với tư cách là học giả chuyên nghiên cứu về các tác phẩm của Leo Tolstoy và Fyodor Dostoevsky, tôi sẽ nói về những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của họ.

Sau Thế chiến II, phê bình gia người Đức Theodore Adorno đã mô tả cuộc diệt chủng Holocaust là một cái tát đau điếng vào văn hóa và triết học phương Tây, thậm chí còn đi xa đến mức đặt ra nghi ngờ về khả năng quay lại cuộc sống của một con người “sau khi đã nếm trải trong trại tập trung Auschwitz.”
Ý tưởng này, được sinh ra từ bối cảnh rất cụ thể của thảm trạng Holocaust, không nên được áp dụng bừa bãi cho thời điểm hiện tại. Nhưng theo những lý luận của Adorno, tôi tự hỏi liệu - sau trận pháo kích tàn bạo vào thành phố Mariupol, sau nỗi kinh hoàng trên đường phố Bucha, cùng với những thương tâm ở Kharkiv, Mykolaev, Kyiv và nhiều nơi khác – thứ bạo lực vô lương này rồi sẽ thay đổi cách độc giả tiếp cận các tác giả vĩ đại của Nga như thế nào?
 
Nhìn đau khổ bằng đôi mắt sắt bén

Khi biết rằng nhà văn Nga Ivan Turgenev đã ngoảnh mặt đi vào phút cuối khi chứng kiến cảnh một người bị hành quyết, Dostoevsky đã nói rõ lập trường của mình: “Người sống trên trái đất không có quyền quay lưng và làm ngơ trước những gì đang xảy ra trên trái đất, và cần có những căn bản đạo đức cao hơn trong sự việc này.”

Nhìn thấy đống đổ nát của một nhà hát ở Mariupol, nghe tin người dân Mariupol chết đói vì các cuộc không kích của Nga, tôi tự hỏi Dostoevsky - người đặc biệt tập trung quan điểm đạo đức xoáy sâu vào sự đau khổ của trẻ em trong cuốn tiểu thuyết năm 1880 “Anh em nhà Karamazov” - sẽ nói gì đây? Khi mà chính quân Nga lại đi ném bom một nhà hát nơi trẻ em đang trú ẩn, khi mà hàng chữ “TRẺ EM” được vẽ rất to trên vỉa hè bên ngoài nhà hát để có thể nhìn thấy từ trên cao. Chẳng có sự hiểu lầm nào ở đây cả.

Ivan Karamazov, nhân vật chính trong “Anh em nhà Karamazov,” tập trung nhiều hơn vào các câu hỏi về trách nhiệm đạo đức hơn là sự chấp nhận hay tha thứ và hòa giải của Cơ đốc giáo. Trong cuộc trò chuyện, Ivan thường đưa ra các ví dụ về việc trẻ em bị tổn hại, cầu xin các nhân vật khác nhận ra việc tàn ác mình đang làm. Anh quyết tâm đi tìm đường trả thù.

Chắc chắn rằng việc cố ý nã đạn pháo vào trẻ em ở Mariupol là điều mà Dostoevsky cũng sẽ không thể ngoảnh mặt. Nhưng liệu ông có cách nào bênh vực quan điểm đạo đức của nước Nga khi nhìn thấy xác những thường dân vô tội - đàn ông, phụ nữ và trẻ em - nằm vất vưởng trên đường phố Bucha?
 At the same time, nor should readers look away from the unseemliness of Dostoevsky and his sense of Russian exceptionalism. These dogmatic ideas about Russian greatness and Russia’s messianic mission are connected to the broader ideology that has fueled Russia’s past colonial mission, and current Russian foreign politics on violent display in Ukraine.

Cùng lúc, độc giả có lẽ cũng thể ngoảnh mặt không chú ý đến quan điểm của Dostoevsky và ý thức của ông về Chủ Nghĩa Phi Ngoại Lệ của Nga (Russian exceptionalism). Những ý tưởng giáo điều về sự vĩ đại và sứ mệnh trời ban của Nga được liên kết với hệ tư tưởng rộng hơn, đã thúc đẩy sứ mệnh xâm chiếm thuộc địa của Nga trong quá khứ, và ngay cả trong chính trị đối ngoại hiện tại của Nga, được thể hiện đầy bạo lực ở Ukraine.

Tuy nhiên, Dostoevsky cũng mang một tư tưởng nhân văn vĩ đại, gắn liền tầm nhìn về sự vĩ đại của đất nước Nga với sự đau khổ và niềm tin của người dân Nga. Nhìn thấy giá trị tinh thần của sự đau khổ của con người có lẽ là kết quả tự nhiên đối với một người bị đưa đến trại lao động ở Siberia trong 5 năm chỉ vì tham gia một câu lạc bộ sách tôn vinh xã hội chủ nghĩa.

Liệu một tác giả, trong cuốn tiểu thuyết “Tội ác và trừng phạt” (Crime and Punishment) năm 1866 của mình, giải thích chi tiết cặn kẽ về cái chết của kẻ sát nhân – với lời giải thích rằng khi ai đó tước đoạt mạng sống người khác, họ cũng đồng thời giết chết một phần nào đó bên trong mình – có thể chấp nhận tầm nhìn của Putin về nước Nga không? Với những u nhọt đầy nhức nhối, liệu đội quân siêu hình vĩ đại nhất của Nga có tái xuất và nổi dậy chống lại bạo lực của Nga ở Ukraine không?

Tôi hy vọng rằng ông sẽ, cũng như nhiều nhà văn Nga đương đại đã làm. Nhưng phải nói là, các lý luận giáo điều của Điện Kremlin có sức lan tỏa rất mạnh mẽ. Nhiều người Nga đã chấp nhận chúng. Nhiều người Nga đã ngoảnh mặt đi.

Tolstoy trên con đường đến với chủ nghĩa hòa bình

Không có nhà văn nào nhìn nhận chiến tranh ở Nga một cách sâu sắc hơn Tolstoy, một cựu binh trở thành nhà truyền bá hòa bình nổi tiếng nhất nước Nga. Trong tác phẩm cuối cùng “Hadji Murat,” ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng các cuộc khai thác thuộc địa của Nga ở Bắc Caucasus. Tolstoy đã soi rọi vào thứ bạo lực vô nghĩa của người Nga đối với một ngôi làng Chechnya.

Tác phẩm vĩ đại nhất của Tolstoy về chiến tranh Nga, “Chiến tranh và hòa bình” (War and Peace) là cuốn tiểu thuyết “gối đầu giường” của dân Nga trong các cuộc chiến tranh lớn, bao gồm cả Thế chiến II. Trong “Chiến tranh và hòa bình,” Tolstoy cho rằng tinh thần của quân đội Nga là chìa khóa để chiến thắng. Các trận chiến có nhiều khả năng thành công nhất là các trận phòng thủ, bởi vì những người lính hiểu rất rõ tại sao họ phải chiến đấu, và những gì họ đang ra sức để bảo vệ: quê nhà.

Tolstoy thậm chí đã truyền đạt được những trải nghiệm đau đớn của những người lính trẻ khi đối đầu trực tiếp với chết chóc trên chiến trường. Họ biến mất cùng cả tiểu đoàn, mỗi một người lính đều có cả một gia đình đang chờ họ quay về.

Sau khi “Chiến tranh và hòa bình” được xuất bản, Tolstoy đã công khai tố cáo nhiều chiến dịch quân sự của Nga. Phần cuối cùng của cuốn tiểu thuyết “Anna Karenina” năm 1878 của ông ban đầu không được xuất bản vì nó chỉ trích hành động của Nga trong cuộc chiến Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuốn tiểu thuyết đó, Konstantin Levin gọi sự can thiệp của Nga vào cuộc chiến là “sát nhân” và cho rằng việc người dân Nga bị lôi kéo vào chiến tranh là vô lý.

Ông nói: “Người ta chấp nhận hy sinh và sẽ sẵn lòng hy sinh cho tâm hồn của họ, không phải để giết người.”

Năm 1904, Tolstoy viết một lá thư công khai tố cáo Chiến tranh Nga-Nhật, đôi khi được so sánh với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Ông viết: “Lại là chiến tranh. Lại là những đau khổ mà không ai đáng phải chịu; cay đắng thay không có ai mong đợi mà nó vẫn tới. Lại là lầm lỗi. Thế giới lại kinh hoàng trước sự tàn bạo của con người.” Người ta gần như có thể nghe thấy ông hét lên rằng “Hãy tự ngẫm lại bản thân các người đi,” qua tiêu đề của bài viết (Bethink Yourselves).

Trong một trong những tác phẩm theo chủ nghĩa hòa bình nổi tiếng nhất của mình, “Thou Shalt Not Kill” năm 1900, Tolstoy đã “bắt mạch” được vấn đề của nước Nga ngày nay.

“The misery of nations is caused not by particular persons, but by the particular order of Society under which the people are so bound up together that they find themselves all in the power of a few men, or more often in the power of one single man: a man so perverted by his unnatural position as arbiter of the fate and lives of millions, that he is always in an unhealthy state, and always suffers more or less from a mania of self-aggrandizement.”

“Sự khốn cùng của các quốc gia không do những cá nhân cụ thể gây ra, mà là do trật tự cụ thể của Xã hội, nơi mọi người gắn kết với nhau trong guồng máy đến mức họ thấy mình sống dưới quyền lực của một vài người, hoặc là của một người duy nhất: một người biến thái từ vị trí quyền lực bất tự nhiên khi nắm trong tay số phận và cuộc sống của hàng triệu người, đến mức anh ta ở trong tình trạng tâm thân bệnh hoạn, và ít nhiều tự vĩ đại hóa bản thân mình.”

Tầm quan trọng của hành động

Nếu Dostoevsky khăng khăng rằng người ta không được ngoảnh mặt đi, thì Tolstoy lại cho rằng mọi người phải có hành động.

Trong nạn đói ở Nga từ năm 1891 đến năm 1892, ông đã bắt đầu mở các bếp súp để giúp đỡ những người đồng hương, những người đang chết đói và bị chính phủ Nga bỏ rơi. Ông đã giúp những người lính Nga trốn quân dịch, thăm và hỗ trợ những người lính bị bỏ tù vì không muốn chiến đấu. Năm 1899, ông bán cuốn tiểu thuyết cuối cùng của mình, “Resurrection,” để giúp những người Doukhobors di cư đến Canada, để họ không cần phải chiến đấu trong quân đội Nga.

Những tác giả văn học xa xưa không liên quan nhiều đến cuộc chiến hiện tại. Các tác giả vĩ đại đó không thể xóa bỏ hoặc giảm nhẹ các hành động của quân Nga ở Ukraine. Nhưng những tác phẩm của họ nằm trong phần cốt lõi của cấu trúc văn hóa Nga và sách của họ được đọc như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Không phải vì văn học Nga có thể giải thích cho bất kỳ điều gì đang xảy ra, đơn giản là không thể. Mà bởi vì, như nhà văn Ukraine Serhiy Zhadan đã viết vào tháng 3 năm 2022, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã đánh dấu một thất bại đối với truyền thống nhân văn vĩ đại của Nga.

Khi đối mặt với quân Nga ném bom bừa bãi và tàn sát người Ukraine, các tác phẩm văn học vĩ đại của Nga nên được đọc và nghiền ngẫm: làm thế nào để ngăn chặn bạo lực? Lãnh đạo phe đối lập Nga Alexey Navalny đã lưu ý trong phiên tòa xét xử vào tháng 3 năm 2022, rằng Tolstoy kêu gọi những người đồng hương chống lại cả chế độ chuyên quyền và chiến tranh, vì thứ này cho phép thứ kia xảy ra.

Alevtina Kakhidze, một nghệ sĩ người Ukraine, đã trích dẫn “Chiến tranh và hòa bình” trong nhật ký đồ họa của cô rằng: “Tôi đã đọc tác phẩm văn học của nước bạn. Nhưng mà có vẻ như Putin không có thèm đọc, và dân Nga các bạn thì quên hết rồi.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có mấy ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng bởi cái đẹp của vầng trăng, trong đêm trăng sáng lại nghe văng vẳng tiếng đàn, hòa điệu với tiếng vỗ về của sóng nước, ngập tràn hơi lạnh của sương thu? Vẻ đẹp này được thể hiện trong hai bài hát Hương Xưa và Nguyệt Cầm của cố nhạc sĩ Cung Tiến. Hương Xưa mang cả vầng trăng và tiếng đàn vào bài hát. Nguyệt Cầm là bài hát nói về một bài thơ nói về tiếng đàn và tâm sự của người khảy đàn lẫn người nghe đàn. Nghe câu hát “Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy” làm sao không nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị?
Người lớn gọi ông: Sáu Thi. Tên ông gắn liền nhiều lời đồn. Nhà văn viết tác phẩm lớn chưa chắc được ngưỡng mộ như người có nhiều huyền thoại. Số đông không quan tâm Xuân Diệu, Huy Cận... không biết đến Võ Phiến, Mai Thảo... Danh tiếng thổi phồng theo tưởng tượng. Văn chương lớn nhỏ theo tác phẩm. Huyền thoại kề môi thì thầm sát lỗ tai, câu chuyện từ từ hóa máu thấm vào trí nhớ. Toàn cõi Bình Định ai cũng biết Sáu Thi.
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp tự nhiên khó tôn kính. Đó là Trưởng lão Bhaddiya. Cũng chính vì nhận ra nhiều vị tăng đã khởi tâm bất kính khi thấy nhà sư lùn thấp Bhaddiya, Đức Phật đã nói lên hai bài kệ làm giựt mình đại chúng, rằng chính nhà sư Bhaddiya đã giết cha, giết mẹ, giết vua, giết cả triều đình… Bài này sẽ nhìn về cách Đức Phật nói lên các ẩn dụ như thế. Để rồi dẫn tới ý nghĩa về hạnh sống một mình. Các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
Bước vào rừng, khách thơ sẽ thấy thân nhiệt hạ xuống ngay lập tức. Cái nóng rát bỏng trên da không còn nữa. Và mùi hương rừng thoang thoảng vây quanh. Rừng có hương thơm sao? Có chứ! Bạn chẳng từng nghe nhà văn Sơn Nam với tập truyện nổi tiếng “Hương Rừng Cà Mau” đó sao. A! Có thể mùi cây tràm cây đước chỉ là mùi hương tượng trưng, nghiêng về tinh thần hơn là vật chất, nhưng ở đây, New Jersey, hương rừng có thể được nhận thức bằng khứu giác.
Thời văn học miền Nam trước năm 1975 đã chứng kiến mối lương duyên thơ văn thành đôi phối ngẫu Trần Dạ Từ-Trần Thy Nhã Ca bền chặt cho đến nay đã trên 60 năm. Đôi tình nhân hình như đến với nhau với thi ca (và báo-chí) xe duyên và cả hai đã có những bài thơ tình đi vào văn học sử. Nhà thơ Nhã Ca sau này kể lại chuyện lần đầu gặp nhằm ngày Mùng Một Tết năm 1958 trong “Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (Thương Yêu, 1991): "Buổi trưa. Bao nhiêu người qua đường, biết ai là anh. Run quá. Coi tề, cái người nhìn mình một cái rồi quay đi, bước nhanh hơn. Anh? Anh vậy há? Mỏng như tờ giấy. Còn mặt mũi? Kịp thấy chi mô. Mới nghĩ chắc anh đó, mắt con bé đã hoa lên rồi. Nhát”. Gặp người thật sau những trao đổi thư từ: “Những lá thư xuôi ngược cả năm Sàigòn-Huế-Sàigòn. Những bài thơ tình đầu. Anh ngồi đó ốm nhom…”. Hôm sau, khi đến gặp từ giã anh ở khách sạn đã thấy trên bàn có bài thơ “Thủa Làm Thơ Yêu Em”, ký tên Trần Dạ Từ - bài sẽ đăng trên Sáng Tạo số Xuân Kỷ Hợi 1959.
Một cõi mênh mông các cảnh giới. Cũng là một chiếc kén bé nhỏ gói bí ẩn về giấc mơ một ngày kia sẽ tung ra muôn trùng tơ quấn quít hiện thực. Một khung cửa khép với chờ đợi, với cô lẻ số phận. Một bầu trời cao rộng với những đường bay mạnh mẽ hoan lạc của cánh chim tự do. Một mặt biển bị xao động bởi những con sóng ngầm làm ngạc nhiên thinh lặng của vực sâu. Là cánh cửa được mở tung bởi ngôn ngữ như những tiếng gõ dồn dập. Là bức tường bức phá bởi sức mạnh của ý tưởng. Là con đường hiểm hóc hay mượt cỏ, những bước chân vẫn đi tới đi tới. Ở đó bạn nghe được khát vọng tìm hạnh phúc chân thực như trở về cội nguồn tâm sâu thẳm. Ở đó bạn sẽ thấy cảm xúc mình bung ra như sắc mầu của chiếc kính vạn hoa. Ở đó, những con chữ như nam châm hút cảm xúc người đọc. Ở đó, từ trường say đắm thơ mộng của Đinh Thị Như Thúy, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thùy Song Thanh, Vũ Quỳnh Hương.
Có những điều chúng ta chưa biết, chưa chắc chắn ở tương lai và đời sau, nhưng nguyên lý nhân-quả là lẽ tự nhiên, tất định, không thể sai khác; ai cũng có thể suy nghiệm, hiểu biết và tin vào. Vì vậy, khi một người chỉ tâm tâm niệm niệm tránh xa các điều ác, tận tụy làm những điều lành, sẽ nắm chắc hạnh phúc an vui trong hiện tại, trong tương lai gần, tương lai xa, mà không cần phải tìm hiểu cảnh giới nào sẽ chờ đón mình.
Cuộc chiến tranh của Ukraine và Nga gợi trong tôi nhiều suy nghĩ. Khi người Ukraine bị mất đảo Rắn vào tay Nga, tôi nghĩ đến Trường Sa. Tôi lo sợ cho người Ukraine bị một nước láng giềng khổng lồ xâm lăng như tôi lo sợ cho người Việt trước hiểm họa Trung quốc. Cả triệu người Ukraine đi tị nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi cảm thông với họ vì tôi cũng từng là người tị nạn. Tôi xót xa cho họ bị tước đoạt ngôn ngữ vì tôi là người bị mất ngôn ngữ Việt khi lưu lạc ở xứ người. Đi ngược dòng lịch sử, tôi “tìm ra” Gogol là nhà văn Nga gốc Ukraine. Tôi dùng chữ “tìm ra” là để nhấn mạnh sự thiếu sót “ai cũng biết chỉ có mình không biết” của tôi. Nghe tên Gogol đã lâu, tôi biết ông là nhà văn Nga, nổi tiếng với “Dead Souls - Những Linh Hồn Chết” và “The Overcoat – Chiếc Áo Khoác” nhưng tôi chưa đọc và cũng không để ý đến nguồn gốc Ukraine của ông. Như thế nào là người của một quốc gia nhưng có nguồn gốc của một nước khác?
Đỗ Gia- một gia đình thân hữu lâu đời với nhà văn Doãn Quốc Sỹ - đã thực hiện audio book và bắt đầu đưa lên youtube, để người Việt khắp nơi trên thế giới có thể nghe đọc một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn lão thành này.
Đối mặt với viễn cảnh phải điều quân đi tham chiến dưới lòng đất, tổng thống Nga Vladimir Putin đã khá là dè dặt. “Không cần phải chui nhủi trong mấy hầm mộ hoặc lây lất bò xuống lòng đất.” Ông nói với Bộ trưởng Quốc phòng khi ra lệnh hủy bỏ kế hoạch tấn công nhà máy thép ở thành phố cảng Mariupol của Ukraine vào ngày 21 tháng 4 năm 2022. Dù có kế hoạch dự phòng không kém phần tàn bạo là vây nhốt các lực lượng Ukraine và chờ đợi, hoặc cũng có thể tiến hành những cuộc tấn công trên mặt đất trong khu vực, sự do dự của Putin trong việc điều động quân lính tiến vào một mạng lưới rộng lớn của các đường hầm dưới lòng đất cho thấy một điều: Đường hầm có thể là công cụ hiệu quả trong chiến tranh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.