Hôm nay,  

Quán Niệm Mùa Phật Đản

01/05/202211:30:00(Xem: 2595)

 

Quán niệm về sự mong manh vô thường của thế gian, nhìn ra thân và tâm, lẫn ngoại giới, không có chủ thế nhất định, không có sự thực hữu của một cái ngã cùng những thuộc tính của nó. Nhưng chính vì vô minh, nhận lầm có một tự ngã chân thật mà tạo nên biết bao khổ lụy cho mình, cho người. (1)

Quán niệm về nỗi thống khổ của chúng sinh, nhận chân tất cả đều bắt nguồn từ tham lam, sân hận, si mê (2). Quán niệm về những hệ quả chiến tranh, thù hận, kỳ thị (tôn giáo, sắc tộc, giai cấp), cho đến khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội... đều từ vô minh và lòng tham vô độ của con người.

Quán niệm sâu xa về thực trạng và nguyên nhân của cuộc đời (3), để thấy rằng cần nỗ lực thoát ly khổ não, đạt đến niềm an lạc hạnh phúc chân thật cho mình và tha nhân bằng sự thực hành các phương pháp hữu hiệu và hợp lý nhất (4).

Một cách cụ thể, mỗi người cần tỉnh thức trước những ảo mộng cuộc đời, giảm thiểu lòng tham muốn, biết bằng lòng với những gì hiện có thì cuộc đời sẽ bớt khổ não, âu lo. Giảm thiểu lòng tham là bước đầu để tiến đến dứt bỏ hoàn toàn tham vọng chiếm hữu, cưỡng đoạt—vốn là đầu mối của chiến tranh, thù hận và cuồng si vọng ảo.

Thực hành đạo lý từ bi giác ngộ, người con Phật nếu im lặng không lên án tham-sân-si thì cũng không cổ võ ủng hộ lòng tham, hận thù và vọng tưởng độc tài, độc tôn; không lên án chiến tranh, chiếm đoạt thì cũng không ca tụng ngợi khen sự khích động chiến tranh, giết người, tổn hại sinh mệnh và tài sản của kẻ khác.

Người con Phật suy nghĩ, nói năng và hành động cho lẽ thật, vì sự thật và vì lợi ích cho thế gian; không vì lợi dưỡng, danh vị cá nhân mà nói và hành động trái ngược đạo lý như thật; không vì niềm tin và lý tưởng của mình mà làm thương tổn kẻ khác, cũng không vì kẻ khác làm tổn thương mình mà khởi tâm hận thù, đố kỵ, gây chiến. Sống trong chánh pháp là sống trong tỉnh thức, an nhiên, bất bạo động. Người con Phật đi đến đâu mang lại phúc lạc hòa bình cho nơi ấy, không gieo rắc hận thù, không khơi mào mâu thuẫn, xung đột. Người con Phật phải như cam lộ thanh lương, tưới mát những tâm hồn trầm thống, giải thoát những mệnh đời khổ đau.

 

Tưởng niệm bậc Đại giác Thế Tôn nhân mùa Khánh Đản, người con Phật khắp nơi trên thế giới hân hoan xưng tán và tri ân sự giáng trần của ngài, đồng thời không quên hướng về tự tâm, suy nghiệm lời Phật, phát triển trí tuệ, khởi lòng đại bi; sao cho sự hiện diện của mình trong cuộc đời xứng đáng là những người thừa tự chánh pháp (5). Được vậy thì, đức Phật luôn đản sinh và ngự trị trong mỗi chúng ta.

 

Mùa Phật Đản năm 2022

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

___________

 

(1)    Theo kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc Đại nhân (Bát Đại Nhân Giác); điều giác ngộ thứ nhất.

(2)    Điều giác ngộ thứ hai, thứ ba, thứ năm và thứ sáu (kinh dẫn thượng).

(3)    Khổ và tập đế.

(4)    Diệt và đạo đế.

(5)    Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Cũng trong kinh này, Tôn giả Xá-lợi-phất thay Phật thuyết giảng cho các vị tỳ-kheo, nói về tham, sân và phương cách dứt trừ: “Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định...” (Trung Bộ Kinh, Kinh Thừa Tự Pháp, HT. Thích Minh Châu dịch)

 

Bia Chanh Phap
Hình bìa của Manseok_Kim (Pixabay.com)



Chánh Pháp Số 126, Tháng 5.2022

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6

NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7

ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8

THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9

CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG, t.t. (HT. Thích Quảng Độ dịch), trang 10

ƯU ĐÀM HOA (thơ Thanh Nguyễn), trang 12

CẢM NHẬN SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA (SM Thích Thắng Hoan), trang 13

ẢO HÓA, TRÊN ĐƯỜNG, NHỊ NGUYÊN (thơ Phù Du), trang 16

THÔNG TƯ PHẬT ĐẢN PL 2567 – DL 2023 (HĐĐH), trang 17

TAM HỢP (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 18

ĐIỀU KIỆN VÀ QUANG MINH THỊ HIỆN ĐẢN SANH CỦA ĐỨC THẾ TÔN (TN Giới Hương), trang 19

THÔNG BÁO SỐ 2 VỀ AN CƯ KIẾT HẠ VÀ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN PL 2566 (HĐĐH), trang 21

CHƯ PHẬT ĐẢN SINH… LIÊN HỆ GIỮA KINH A-HÀM VÀ THIỀN TÔNG (Chân Hiền Tâm), trang 22

THƯƠNG NGƯỜI THƯƠNG VẬT (thơ Diệu Viên), trang 24

BÁT CHÁNH ĐẠO – CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ, t.t. (Bhikkhu Bodhi - Thích Tâm Hạnh & Cs. Tâm Cảnh dịch), trang 25

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỖNG TUYÊN (Môn đồ Pháp quyến phụng soạn), trang 27

THƯ CẢM TẠ TANG LỄ HT THÍCH ĐỖNG TUYÊN (TK Thích Thông Lý), trang 29

NGƯỜI HIỀN THIỆN – Phật Pháp Thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 30

CÂU CHUYỆN VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT (Bhikhu Bodhi - Huỳnh Kim Quang dịch), trang 31

NGƯỜI ĐI, TẬN THẾ, ĐẠI DỊCH (thơ Thương Tử Tâm), trang 34

THẾ TÔN RA ĐỜI ĐEM AN ỔN ĐẾN CHO CHÚNG SANH (Quảng Tánh), trang 35

NHỮNG KHOẢNG-TRỐNG, MÀ KHÔNG-TRỐNG (Huệ Trân), trang 39

HẠT THIỀN VỪA ƯƠM (thơ Kiều Mộng Hà), trang 40

CÁC RỦI RO CỦA DA (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 41

THIỀN TỊNH ĐẠO TRÀNG TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC LỄ TẠ ÂN SƯ (Thanh Huy), trang 42

MƯA HẠ, HẠ VẤN VƯƠNG (thơ Lưu Lãng Khách), trang 44

ĐẠO PHẬT VÀ NHÂN QUYỀN TRONG LỊCH SỬ VN (Tạ Văn Tài), trang 45

CANH MƯỚP ĐẮNG CHAY (An Nhiên), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 55

GẦN PHẬT VÀ XA PHẬT (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 51

ƯU ĐÀM NGÁT HƯƠNG (Thanh Nguyễn), trang 52

TRỰC CHỈ CHÂN TÂM (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 53

TRANG NGHIÊM LỄ TANG HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỖNG TUYÊN (Tin ảnh Võ Văn Tường), trang 54

MỪNG TRĂNG TRÒN THÁNG TƯ (Tiểu Lục Thần Phong), trang 57

NGÕ THOÁT – chương 13 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61

NGÀN TAY NGÀN MẮT… (thơ Tịnh Bình), trang 64

THƯ MỜI THAM DỰ CUỘC THI VIẾT VĂN… (TN Giới Hương), trang 65


https://www.chanhphap.us/CP%20published%20issues/2022/ChanhPhap%20126%20(05.22).pdf

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Làm mới ngòi bút luôn luôn là nỗi ám ảnh lớn cho người chọn nghiệp văn. Nhưng có lẽ nỗi ám ảnh ấy đè nặng lên vai người làm thơ nhiều hơn người viết văn xuôi.
Bên trong các bức tường trại giam, luôn luôn là những hoàn cảnh rất buồn của những người trải qua một thời bất trắc gian nan. Nhưng cũng từ sau các chấn song sắt, thi ca và Thiền chánh niệm đang trở thành niềm vui mới cho rất nhiều tù nhân. Trong các nhà thơ mặc đồng phục nhà tù Hoa Kỳ đó, có những người gốc Việt --- có người viết bằng tiếng Việt, có người viết tiếng Anh.
Cố quận vào xuân rộn ràng biết bao, thật ra thì rộn ràng những ngày trước tết chứ sau tết thì im lặng vô cùng. Cái gì cũng vậy khi lên hết đỉnh cao thì laị xuống tận cùng, cơn sóng hay biểu đồ hình sin trong toán học cũng thế. Đời cũng thế, vạn vật muôn loài cho đến xã hội loài người đều thế cả!
Trong tôi bấy giờ có gì? Gia đình, bè bạn, thơ đã đọc và nhập tâm. Lúc cần bắt tâm trí bận rộn, tôi lục ký ức ôn lại những gì nằm lòng, đọc cho riêng mình lắng nghe. Ôn nhớ thơ yêu thích là một kinh nghiệm mà người làm thơ nên từng trải – nếu chưa. Anh có thể bắt gặp thứ ánh sáng lạ lùng của thời gian tích đọng trong thơ, đúng như ý kiến của Borges: Thời gian hủy hoại cung điện đền đài nhưng lại bồi đắp cho những câu thơ.
Cuộc đời là vô thường vì vậy mọi thứ đều không ngừng thay đổi kể cả các nền văn hóa, các chuẩn mực hoặc tập quán xã hội. Cách nay khoảng nửa thế kỷ những người độc thân cảm thấy rất “tủi thân” vì cuộc sống cá nhân đơn độc hoặc vì cái nhìn của xã hội đối với những người như thế không hoàn toàn cảm thông và cởi mở. Ngày nay thì khác. Phụ nữ sống độc thân rất vui vẻ, yêu đời đối với bản thân trong khi xã hội cũng không còn có cái nhìn dị biệt hay nghiêm khắc nữa.
Theo thống kê mới nhất của viện thống kê Gallup thì ngày nay dân Mỹ ra thư viện tìm sách đọc nhiều hơn đi xem xi-nê. Năm 2019, theo báo cáo của viện, cứ hai người đi thư viện thì chỉ có một người đi xem xi-nê. Một tỉ số chênh lệch đáng chú ý!
Có lẽ ít ai hiểu rõ bạo lực chuyên chính đối xử như thế nào với các thành phần văn nghệ sĩ trong xã hội hơn dân tộc Việt Nam. Có biết bao trí thức văn nghệ sĩ là nạn nhân của cái-gọi-là “văn nghệ vô sản,” “hiện thực xã hội chủ nghĩa,” v.v… Những tên tuổi hay được nhắc đến trong sách vở có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng sơn.
Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa.
Hồ Trường An, tên thật Nguyễn Viết Quang, sinh ngày 11 tháng 11, năm 1938, tại Long Đức Đông, tỉnh Vĩnh Long. Ông cũng là em ruột của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ (hiện còn ở Miền Nam Việt Nam). Thuở nhỏ ông học trường Collège de Vĩnh Long, rồi Trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho và Trung học Chu Văn An, Sài Gòn.
Khi loài người phát minh ra lửa và sử dụng trong đời sống hàng ngày để nấu ăn, sưởi ấm và chống lại thú rừng cách nay hơn một triệu rưởi năm về trước là bước ngoặc lịch sử mở đầu cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu để nhân loại bước ra làm người, xây dựng nền văn minh và văn hóa ngày càng rực rỡ. Nhưng đâu đó trong nhà tù cộng sản Việt Nam, nơi thế giới rừng rú hoang dã rợn người vào những năm cuối thế kỷ hai mươi, khi người tù sử dụng lửa từ hai hòn đá tạo ra để hun đúc ngọn lửa yêu thương, sức mạnh của nội tâm và ý chí sống mãnh liệt cũng là cuộc cách mạng thầm lặng, im lặng khác thường khiến cho chế độ với bản chất ồn ào, bạo động phải hoảng sợ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.