Hôm nay,  

Quán Niệm Mùa Phật Đản

01/05/202211:30:00(Xem: 2594)

 

Quán niệm về sự mong manh vô thường của thế gian, nhìn ra thân và tâm, lẫn ngoại giới, không có chủ thế nhất định, không có sự thực hữu của một cái ngã cùng những thuộc tính của nó. Nhưng chính vì vô minh, nhận lầm có một tự ngã chân thật mà tạo nên biết bao khổ lụy cho mình, cho người. (1)

Quán niệm về nỗi thống khổ của chúng sinh, nhận chân tất cả đều bắt nguồn từ tham lam, sân hận, si mê (2). Quán niệm về những hệ quả chiến tranh, thù hận, kỳ thị (tôn giáo, sắc tộc, giai cấp), cho đến khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội... đều từ vô minh và lòng tham vô độ của con người.

Quán niệm sâu xa về thực trạng và nguyên nhân của cuộc đời (3), để thấy rằng cần nỗ lực thoát ly khổ não, đạt đến niềm an lạc hạnh phúc chân thật cho mình và tha nhân bằng sự thực hành các phương pháp hữu hiệu và hợp lý nhất (4).

Một cách cụ thể, mỗi người cần tỉnh thức trước những ảo mộng cuộc đời, giảm thiểu lòng tham muốn, biết bằng lòng với những gì hiện có thì cuộc đời sẽ bớt khổ não, âu lo. Giảm thiểu lòng tham là bước đầu để tiến đến dứt bỏ hoàn toàn tham vọng chiếm hữu, cưỡng đoạt—vốn là đầu mối của chiến tranh, thù hận và cuồng si vọng ảo.

Thực hành đạo lý từ bi giác ngộ, người con Phật nếu im lặng không lên án tham-sân-si thì cũng không cổ võ ủng hộ lòng tham, hận thù và vọng tưởng độc tài, độc tôn; không lên án chiến tranh, chiếm đoạt thì cũng không ca tụng ngợi khen sự khích động chiến tranh, giết người, tổn hại sinh mệnh và tài sản của kẻ khác.

Người con Phật suy nghĩ, nói năng và hành động cho lẽ thật, vì sự thật và vì lợi ích cho thế gian; không vì lợi dưỡng, danh vị cá nhân mà nói và hành động trái ngược đạo lý như thật; không vì niềm tin và lý tưởng của mình mà làm thương tổn kẻ khác, cũng không vì kẻ khác làm tổn thương mình mà khởi tâm hận thù, đố kỵ, gây chiến. Sống trong chánh pháp là sống trong tỉnh thức, an nhiên, bất bạo động. Người con Phật đi đến đâu mang lại phúc lạc hòa bình cho nơi ấy, không gieo rắc hận thù, không khơi mào mâu thuẫn, xung đột. Người con Phật phải như cam lộ thanh lương, tưới mát những tâm hồn trầm thống, giải thoát những mệnh đời khổ đau.

 

Tưởng niệm bậc Đại giác Thế Tôn nhân mùa Khánh Đản, người con Phật khắp nơi trên thế giới hân hoan xưng tán và tri ân sự giáng trần của ngài, đồng thời không quên hướng về tự tâm, suy nghiệm lời Phật, phát triển trí tuệ, khởi lòng đại bi; sao cho sự hiện diện của mình trong cuộc đời xứng đáng là những người thừa tự chánh pháp (5). Được vậy thì, đức Phật luôn đản sinh và ngự trị trong mỗi chúng ta.

 

Mùa Phật Đản năm 2022

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

___________

 

(1)    Theo kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc Đại nhân (Bát Đại Nhân Giác); điều giác ngộ thứ nhất.

(2)    Điều giác ngộ thứ hai, thứ ba, thứ năm và thứ sáu (kinh dẫn thượng).

(3)    Khổ và tập đế.

(4)    Diệt và đạo đế.

(5)    Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Cũng trong kinh này, Tôn giả Xá-lợi-phất thay Phật thuyết giảng cho các vị tỳ-kheo, nói về tham, sân và phương cách dứt trừ: “Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định...” (Trung Bộ Kinh, Kinh Thừa Tự Pháp, HT. Thích Minh Châu dịch)

 

Bia Chanh Phap
Hình bìa của Manseok_Kim (Pixabay.com)



Chánh Pháp Số 126, Tháng 5.2022

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6

NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7

ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8

THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9

CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG, t.t. (HT. Thích Quảng Độ dịch), trang 10

ƯU ĐÀM HOA (thơ Thanh Nguyễn), trang 12

CẢM NHẬN SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA (SM Thích Thắng Hoan), trang 13

ẢO HÓA, TRÊN ĐƯỜNG, NHỊ NGUYÊN (thơ Phù Du), trang 16

THÔNG TƯ PHẬT ĐẢN PL 2567 – DL 2023 (HĐĐH), trang 17

TAM HỢP (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 18

ĐIỀU KIỆN VÀ QUANG MINH THỊ HIỆN ĐẢN SANH CỦA ĐỨC THẾ TÔN (TN Giới Hương), trang 19

THÔNG BÁO SỐ 2 VỀ AN CƯ KIẾT HẠ VÀ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN PL 2566 (HĐĐH), trang 21

CHƯ PHẬT ĐẢN SINH… LIÊN HỆ GIỮA KINH A-HÀM VÀ THIỀN TÔNG (Chân Hiền Tâm), trang 22

THƯƠNG NGƯỜI THƯƠNG VẬT (thơ Diệu Viên), trang 24

BÁT CHÁNH ĐẠO – CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ, t.t. (Bhikkhu Bodhi - Thích Tâm Hạnh & Cs. Tâm Cảnh dịch), trang 25

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỖNG TUYÊN (Môn đồ Pháp quyến phụng soạn), trang 27

THƯ CẢM TẠ TANG LỄ HT THÍCH ĐỖNG TUYÊN (TK Thích Thông Lý), trang 29

NGƯỜI HIỀN THIỆN – Phật Pháp Thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 30

CÂU CHUYỆN VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT (Bhikhu Bodhi - Huỳnh Kim Quang dịch), trang 31

NGƯỜI ĐI, TẬN THẾ, ĐẠI DỊCH (thơ Thương Tử Tâm), trang 34

THẾ TÔN RA ĐỜI ĐEM AN ỔN ĐẾN CHO CHÚNG SANH (Quảng Tánh), trang 35

NHỮNG KHOẢNG-TRỐNG, MÀ KHÔNG-TRỐNG (Huệ Trân), trang 39

HẠT THIỀN VỪA ƯƠM (thơ Kiều Mộng Hà), trang 40

CÁC RỦI RO CỦA DA (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 41

THIỀN TỊNH ĐẠO TRÀNG TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC LỄ TẠ ÂN SƯ (Thanh Huy), trang 42

MƯA HẠ, HẠ VẤN VƯƠNG (thơ Lưu Lãng Khách), trang 44

ĐẠO PHẬT VÀ NHÂN QUYỀN TRONG LỊCH SỬ VN (Tạ Văn Tài), trang 45

CANH MƯỚP ĐẮNG CHAY (An Nhiên), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 55

GẦN PHẬT VÀ XA PHẬT (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 51

ƯU ĐÀM NGÁT HƯƠNG (Thanh Nguyễn), trang 52

TRỰC CHỈ CHÂN TÂM (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 53

TRANG NGHIÊM LỄ TANG HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỖNG TUYÊN (Tin ảnh Võ Văn Tường), trang 54

MỪNG TRĂNG TRÒN THÁNG TƯ (Tiểu Lục Thần Phong), trang 57

NGÕ THOÁT – chương 13 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61

NGÀN TAY NGÀN MẮT… (thơ Tịnh Bình), trang 64

THƯ MỜI THAM DỰ CUỘC THI VIẾT VĂN… (TN Giới Hương), trang 65


https://www.chanhphap.us/CP%20published%20issues/2022/ChanhPhap%20126%20(05.22).pdf

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngàn năm trước, sau khi Trần Nhân Tông (Trần Khâm) truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên - tức vua Trần Anh Tông – Nhân Tông lên làm Thái Thượng Hoàng. Một năm sau Thượng Hoàng lên ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử tu hành, lấy pháp hiệu Điều Ngự Giác Hoàng, lập ra Thiền Phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Thời gian này tại chùa Hoa Yên (Yên Tử), Giác Hoàng mở các buổi thuyết pháp cho tăng chúng, thu nhận nhiều đệ tử.
Bên cạnh mười bài giảng của Thầy Phước Tịnh là mười bài Thiền Ca Chăn Trâu được kẻ nhạc do nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc sáng tác, dựa theo thơ Thầy Tuệ Sỹ. Sách in trên giấy đẹp, khổ vuông 8.5X8.5 inches, dày 90 trang. Sách “Mõ Trâu” do Tâm Nguyên Nhẫn thực hiện chỉ 30 ấn bản để tặng, theo các pháp thoại do Doãn Hương sưu tập lời giảng của Thầy Phước Tịnh về Thập Mục Ngưu Đồ. Doãn Vinh vẽ bìa và phụ bản. Nguyễn Đình Hiếu trình bày. Tâm Tường Chơn biên soạn. Bài này sẽ nhìn Thập Mưu Ngục Đồ qua bản đồ học Phật của Đấng Thế Tôn. Trong hai tạng Kinh A Hàm và Nikaya, Đức Phật đã từng so sánh tiến trình tu tâm như việc chăn bò. Trong Phật Giáo Tây Tạng, cũng có một hướng dẫn tương tự như tranh chăn trâu, nhưng là lộ trình chín giai đoạn chăn voi. / A HÀM, NIKAYA: CHĂN BÒ, THIỀN TÔNG VÀ HẠNH BỒ TÁT/ Trong Kinh Tạp A Hàm SA 1249, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng, Đức Phật dạy về kỹ năng tu tâm tương tự như kỹ năng chăn bò, với 11 pháp người chăn bò cần khéo biết.
Ngày Đại Lễ Phật Đản đã được Đại Hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên tổ chức tại thủ đô Columbo của Tích Lan năm 1950 ấn định là ngày Rằm tháng tư Âm Lịch hay ngày trăng tròn tháng Vesak của Ấn Độ, tức tháng 5 Dương Lịch. Kể từ đó, các tổ chức Phật Giáo trên thế giới đều lấy ngày này làm ngày lễ chính thức kỷ niệm Đức Phật Đản Sinh. Theo đề nghị của 34 quốc gia có đa số người dân là Phật tử, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong phiên họp lần thứ 54 vào ngày 15 tháng 12 năm 1999 đã thông qua Nghị Quyết tuyên dương tinh thần từ bi, trí tuệ và hòa bình của Đức Phật và chính thức tổ chức Ngày Đại Lễ Vesak vào tháng 5 để kỷ niệm đức Phật đản sinh, giác ngộ và nhập niết bàn. Nhân mùa Phật Đản lần thứ 2644 năm nay, xin trích dịch câu chuyện về cuộc đời của đức Phật do Bhikkhu Bodhi viết trong bài “The Buddha and His Dhamma” [Đức Phật và Giáo Pháp Của Ngài]. Bhikkhu là tiếng Nam Phạn (Pali) chỉ giới phẩm Tỳ Kheo của một vị xuất gia trong Phật Giáo. Vì vậy, Bhikkhu Bodhi là Tỳ Kheo Bodhi.
Thành phố của tôi đích thực là Hà Nội: tôi sinh ra ở đó, tôi đã sống trọn vẹn thời tuổi trẻ ở đó. Nhưng tôi có một ông bác ưa phiêu lưu, sớm rời bỏ thành phố sinh trưởng, đi bén rễ ở một nơi mà ngày nhỏ tôi tưởng như xa xôi lắm. Đảo Phú Quốc ở mãi tận cùng đất nước. Những giấc mơ tuổi trẻ của tôi thường hướng về chân trời thật xa đó. Những giấc mơ cũng có khi hiện thành sự thật với những gánh hát tự miền xa tới trình diễn. Bao nhiêu đêm rực rỡ ánh sáng tiền trường, vang vang tiếng ca giọng nói của miền xa
Ngày 30 tháng 4 năm 2020 đánh dấu 45 năm Miền Nam Việt Nam thất thủ. Khởi đi từ đó dù cuộc chiến bom đạn đã chấm dứt trên quê hương nhưng lại mở ra một trận chiến âm thầm khốc liệt và đau thương khác cho dân tộc. Đó là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa tự do và độc tài, giữa nhân đạo và bất nhân mà bằng chứng cụ thể là hàng triệu người dân ruồng bỏ chế độ độc tài đảng trị tàn bạo cộng sản ra đi bằng đường bộ và đường biển khiến cho cả triệu người phải vùi thây dưới lòng đại dương hay chôn thân trong rừng sâu núi thẳm. Từ bối cảnh đó hai chữ “thuyền nhân” ra đời trong sự thức tỉnh của lương tâm nhân loại trước định mệnh nghiệt ngã của dân tộc Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20. Trong ý nghĩa này, thuyền nhân là những người dám xông vào cõi chết để tìm đất sống.Tại sao phải bỏ nước ra đi? Tại sao một dân tộc có lịch sử mấy nghìn năm kiên trì bất bại bám giữ từng tấc đất của ông bà tổ tiên để lại như người Việt Nam lại phải chọn lựa cho mình con đường bỏ nước ra đi đầy hung hiểm
Ba người đàn ông ngồi quây xung quanh cái bàn gỗ tròn trong quán và cùng hướng về phía quốc lộ chạy mất hút vào trong rừng cao su ở hai bên. Quán bằng lá nằm cuối dãy phố mươi lăm chiếc nhà, sát cạnh con đường đất xe hơi có thể vào, ngăn phố với rừng cao su. Đầu trên dãy phố là đồn dân vệ rào ba lần thép gai trên treo lủng lẳng những ống lon rỉ. Người đàn ông ngồi ngoài cùng kế cây cột chống, mặc áo lá và quần xà lỏn, một chân co lên mặt ghế, tay bưng ly cà phê uống từ hớp nhỏ. Người đàn ông liền bên vận quần áo ka-ki sờn rách, đầu đội nón bẻ vành, chân đi giày không vớ, cầm chiếc muỗng nhỏ xíu gõ nhịp lên bàn. Người ngồi tách riêng một phía già hơn hết, tóc tiêu muối, vận quần lãnh đen bám bụi đỏ, áo túi trắng ngả màu, trước một ly cà phê sữa. “Có lẽ tụi nó về hết rồi.” Ông già nói. “Còn mà. Ít nhất còn cái 601 chưa về.” “Vậy ai chơi nổi với mày nữa. Mày thuộc hết số xe còn gì? Thằng này điếm quá.” “Ờ... tôi nhớ nhưng biết cái nào tới trước cái nào tới sau?”
Nhân loại đang đối phó với một trận dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Những mong manh của đời người hiển lộ ra rõ ràng hơn. Những khổ đau không còn là chuyện nghe nói của ký ức hay chỉ đọc trong sách vở, nhưng là những gì hôm nay chúng ta nhìn thấy ngay ngoài phố, góc chợ và màn hình điện thoại. Giữa các khổ đau trùng trùng của phận người như thế, tôn giáo đã trở thành nơi nương tựa thiết thân cho nhiều người, trong đó các lời cầu nguyện và than khóc được ghi vào âm nhạc và thi ca như các bậc thang hướng về cõi an lành, nơi đó đi song song với khổ đau là hy vọng. Bài này sẽ khảo sát về bốn tôn giáo lớn của nhân loại qua mắt nhìn thi ca về khổ đau và hướng tới hy vọng, sẽ viết theo thứ tự đông tín đồ nhất --- Thiên Chúa Giáo nhiều hệ phái (31.5% dân số thế giới), Hồi Giáo (23.2%), Ấn Độ Giáo (15.0%), Phật Giáo (7.1%) --- trong đó 3 tôn giáo lớn nhất tin vào Đấng Sáng Tạo, duy chỉ Phật Giáo nói rằng không hề có Thượng Đế nào trên đời này cả.
Nhưng không. Hắn không nằm mơ. Hắn biết chắc rằng nếu đây chỉ là giấc mơ thì chủ đích trở về thực tại đã không thất bại. Hắn đã không tỉnh dậy. Cảm giác mềm mại của lớp vải bên trong quan tài, hắn cảm thấy, cùng lúc cái “mùi thối” trở lại, thối khủng khiếp, thối đến nỗi hắn đâm ra nghi ngờ, không biết đó có phải “mùi thối” của chính mình không. Hắn muốn nhìn bà con dòng họ hắn trước khi hắn tan rữa, và cảnh tượng một đống thịt thối rữa hiện ra trước mắt chắc hẳn sẽ làm họ chết khiếp vì kinh tởm. Hàng xóm sẽ xúm nhau bỏ chạy, ai nấy lấy khăn tay che miệng, và nhổ nước bọt liên hồi. Không. Không thể thế được. Tốt hơn họ phải đem hắn đi chôn ngay. Tốt hơn phải dẹp bỏ ngay “cái đó,” càng sớm càng tốt. Lúc này, thậm chí chính hắn cũng muốn vứt đi thân xác mình. Bây giờ hắn biết rất rõ hắn đã chết, hoặc, có sống thì cũng chẳng đáng kể, chẳng ra gì. Có khác biệt nào không? Trường hợp nào thì cái “mùi thối” vẫn ngoan cố bốc lên. Với lần bỏ cuộc này hắn sẽ được nghe lời kinh cầu nguyện
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.