Hôm nay,  

Ngày Lễ Tình Yêu, Bình Luận Ca Dao Về Tình Yêu Và Gia Đình

14/02/202109:14:00(Xem: 2648)
HINH CHO BAI CUA NGUYEN LE
Cà Mau ngày Tết. (hình Nguyễn Lễ)

Số là tôi có cái may từ nhỏ đã được nghe rất nhiều câu ca dao trong lời hát ru từ những người xung quanh từ dưới quê cho tới thị thành. Nghe riết rồi thuộc, rồi thấm hồi nào không hay, rồi lâu lâu lôi ra nghiền ngẫm: ‘sao ông bà mình hồi xưa hay vậy ta? Nói câu nào trúng câu đó!’ Sẵn sắp đến ngày lễ Tình Yêu tự dưng trong đầu tôi ào ạt tuôn ra mấy câu ca dao về tình yêu-hôn nhân-gia đình, tôi xin ghi lại ra đây để biết thêm về tâm lý, suy nghĩ, tình cảm của ông bà ta thuở trước và nhất là để học hỏi từ một ‘tàng thư về hôn nhân-gia đình’ mà người xưa đã đúc kết.

 

Thể loại này bao la mà tôi chỉ biết một tí một tẹo nên quý vị nào một bồ một bụng thấy sai sót thì xin chỉ bảo thêm.

 

                     Ví dầu nhà dột cột xiêu

            Muốn đi lấy vợ sợ nhiều miệng ăn 

 

Ko phải lấy vợ về sợ hao cơm tốn gạo mà chỉ vì nhà nghèo quá lấy về sợ vợ khổ  —> chân tình!

 

                Thương nhau xa cũng nên gần

         Đừng nên tham phú phụ bần khó coi

 

Nhắn ai đó đừng ngó chỗ giàu sang mà bỏ chốn bần hàn, quên tình tấm mẳn để sau này hối không kịp.

 

               Thương nhau duyên phận thì thôi

                Của thì như nước hồ vơi lại đầy

 

Phải duyên phận thì mới ăn đời ở kiếp,  còn của nả thì lúc vầy lúc khác, quan trọng là nhìn người chứ đừng nhìn của vì người tạo ra của.

 

                   Thò tay mà bứt cọng ngò 

            Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ

 

Anh nào mà làm bộ ngó lơ thì chắc là thương đứt ruột rồi, nhưng quan trọng là phải biết là lơ thiệt hay lơ giả đò. 

 

                Dây tơ hồng chửa se đã mắc

        Rượu quỳnh tương chưa nhấp đã say

 

Rượu chưa nhấp mà đã say, này là tình cảm say sưa đắm đuối, sinh ra để dành cho nhau, đã mắc vào thì gỡ mấy cũng không ra. 

 

                    Sông dài cá lội biệt tăm

     Phải duyên chồng vợ, ngàn năm vẫn chờ 

 

Đời người được mấy chục năm mà đợi đến ngàn năm? Thế mới biết hai chữ nhân duyên có sức dời sông lấp bể như thế nào.

 

               Chàng đi cho thiếp theo cùng 

      Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam

 

Một khi đã thương thì một lòng một dạ đi theo, chỉ cần được ở bên cạnh thì cực khổ gì cũng chẳng sá, nguy hiểm chi cũng chẳng màng. 

 

                Trắng da vì bởi phấn dồi

          Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa

 

Phấn dồi mưa cái trôi hết nhưng có ngồi chợ trưa thì mới ‘nuôi đủ năm con với một chồng’ như Tú Xương trải từng tấc lòng ‘thương vợ.’

 

                Trai khôn tìm vợ chợ đông 

       Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân 

 

Bí kíp này thời nay hơi trật nhịp vì mấy nàng đi chợ thì ít mà đi siêu thị thì nhiều, còn mấy chàng còn ai xông pha lằn tên mũi đạn nữa? 

 

             Tay bưng dĩa muối chấm gừng 

     Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

 

Vợ chồng ăn ở với nhau cái tình cái nghĩa sâu nặng ghê lắm, như dĩa muối mặn chát với củ gừng thiệt cay vậy mới thấm, mới nhớ đời.

 

               Râu tôm nấu với ruột bầu 

    Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

 

Món ăn ‘huyền thoại’ thời nay mấy người được nếm? Mạnh bạo đề xuất các đôi mới cưới nấu món này ăn thử để xem có ngon thiệt không?

 

               Chim quyên ăn trái nhãn lồng 

      Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi 

 

Cha mẹ không quen hơi con cái, con cái lớn lên không còn hơi cha mẹ, anh chị em ko ai biết hơi ai, chỉ có vợ chồng mới quen hơi - ông bà ta thiệt tâm lý!

 

                Sông sâu sào vắn khó dò

       Muốn qua thăm bậu sợ đò không đưa

 

Đâu phải cuộc tình nào cũng tròn vẹn. Có những người thương nhau mà không đến được với nhau vì ràng buộc, trách nhiệm và định kiến.

 

                Má ơi đừng gả con xa

       Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

 

Câu này thời nay mấy người thấm, nhưng cứ tưởng tượng thời xưa đò ngang cách trở, xe cộ không có, lấy chồng xa là mất luôn đường về.

 

                Lấy vợ thì lấy liền tay

        Chớ để lâu ngày hàng xóm gièm pha

 

Sức mạnh dư luận thời xưa ghê thật? Mà tính dân mình hay nhòm ngó nên đã đi hỏi vợ mà không cưới ngay thì dễ sinh điều dị nghị.

 

                  Ra đi mẹ có dặn dò

         Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân

                  Chớ nghe tiếng ngọt lời ngon 

         Sa chân lỡ bước, bà con chê cười 

 

Lời khuyên dành cho các cô gái mới lớn không bao giờ cũ, kỵ nhất là những lời đường mật rót vào tai, dễ nhắm mắt đưa chân vào nơi sa ngã.

 

              Chiều chiều ra đứng ngõ sau

        Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 

               Tai nghe bìm bịp kêu chiều

        Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

 

Ai biểu lấy chồng xa? Cứ nghĩ từ giờ đến khi cha mẹ mất còn mấy lần gặp nữa thì ruột nào mà chẳng đau ko những 9 mà tới 10 chiều?

 

                Chim đa đa đậu nhánh đa đa

         Chồng gần không lấy, lại lấy chồng xa

                 Lỡ mai cha yếu mẹ già

         Chén cơm, đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng?

 

Đúng là lấy chồng xa ngày xưa thảm thật sự. Một bước ra đi xa mẹ xa cha là đi luôn không có ngày về. May là ngày nay không còn cảnh đó nữa. 

 

               Gió đưa bụi chuối sau hè 

              Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ 

 

Khi đã mê nhân tình, quên nhân nghĩa thì một bè con thơ cũng bỏ chứ đừng nói người vợ đầu ấp tay gối. Sức mạnh của tiểu tam là có thật! 

 

               Ví dầu tình bậu muốn thôi

             Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra

 

Cái này mới ác nè. Đã muốn bỏ vợ lại còn đi gieo tiếng xấu cho vợ để lấy cớ bỏ nữa. Ăn ở sao mà đoản hậu. Chồng vậy bỏ sói nó tha cho rồi.

 

Trong một hồi tôi “bê” các câu ca dao tả đủ các tình huống từ lúc yêu  nhau, cưới nhau, sống với nhau, và cả trong trường hợp xấu nhất là ... bỏ nhau nữa. Mong là độc giả sẽ thưởng thức được cái đẹp và đa dạng của ca dao miền quê Việt của chúng ta.

 

Nguyễn Lễ

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rất là gian nan để có sách tiếng Anh lưu hành trên thị trường văn học tiếng Anh. Sẽ rất là gian nan khi được người sáng lập và điều hành mạng âm nhạc Spotify phỏng vấn và đón nhận một ca khúc đơn vào mạng này. Và giọng ca của cô Nguyệt Lãm, với nghệ danh là Milly Mercury, đã chinh phục bà Rebecca Cullen, Chủ Biên mạng âm nhạc Spotify, như một tài năng mới đầy hứa hẹn. Những thành công sơ khởi khi vượt qua gian nan đã là niềm vui cho cô bé Nguyệt Lãm, người liên tục trong 5 năm qua đã vừa đi học, vừa đi làm, vừa sáng tác nhạc, và vừa viết sách. Đó là chặng đường gian nan khi cô bé Nguyệt Lãm tự khám phá bản thân để trở thành Milly Mercury. Chỉ mới vài ngày trước, vào ngày 12/6/2021, vài ngày trước khi tiểu bang California gỡ nhiều hạn chế đại dịch, mạng Amazon bắt đầu lưu hành tác phẩm văn học thiếu nhi, nhan đề “Beethoven The Bear” của tác giả Milly Mercury, bút hiệu của cô Nguyệt Lãm, con gái của nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh. Chỗ này cũng nên mở ngoặc cho các độc giả
“Tập sách cái cười & sự lãng quên” tự gọi là một cuốn tiểu thuyết, mặc dù nó là một phần truyện thần tiên, một phần phê bình, một phần chính luận, một phần nhạc học, một phần tự truyện. Nó có thể gọi bất kỳ cái gì nó muốn, bởi tổng thể cuốn sách là một thiên tài. – John Leonard, New York Times
Nền văn hóa trí tuệ được đầu tư bởi nhiều chất xám, của nhiều cây bút gạo cội, của nhiều tấm lòng ưu tư về nhiều thế hệ mai sau, để nuôi lớn những gì đang cần nuôi lớn, để duy trì, tiếp nối cái truyền thống của Cha Ông. “Phật Việt” ở giữa lòng “Tộc Việt.”
Thực ra, thể thức “văn dĩ tải đạo” ấy, đến một mức độ nào đó sẽ phải đương đầu với tình trạng bế tắc không có lối thoát! Đó chính là sự bế tắc của ngôn ngữ như là phương tiện chuyên chở đạo lý. Bởi vì, đạo lý trong ý nghĩa bản thể luận hay siêu hình học có thể là chân lý cao siêu vi diệu vượt ngoài mọi diễn đạt của danh ngôn. Nếu phương tiện chuyên chở nó không phải là thứ phương tiện thiện xảo tối hảo có khả tính tự vượt mọi biên tế thì không thể nào làm tròn được sứ mệnh khó khăn tột cùng mà phương tiện bình thường có thể đảm đang.Thực tế, cũng giống như văn học tổng quát, người ta khó có thể đưa ra một định nghĩa chắc nịch hay một tiêu chuẩn cố định như thế nào đó về nghệ thuật ngôn ngữ. Nhưng có điều chắc chắn là bất cứ người nào đã từng kinh nghiệm qua việc thưởng lãm văn học cũng có thể cảm nhận ra được một cách minh nhiên hương vị của nghệ thuật ngôn ngữ khi thưởng thức một tác phẩm văn học mà trong đó ngôn ngữ đã thật sự trở thành nghệ thuật đúng nghĩa.
Thế giới giờ này người né người! / Ngồi trên xe bus gắn máy lạnh, hoặc xe bò cọc cạch lăn bánh, / người ngồi xa người, khoảng cách an toàn, một thước rưỡi. / Anh xa tôi! Tôi xa em! Ta xa nhau! Đúng 2 thước. / Giờ này đôi ta hôn nhau nụ hôn gió qua khẩu trang! / Ai đó lỡ miệng ách-xì một, hoặc hai tiếng, hoặc một tràng; / Hết rồi những ánh mắt ái ngại, / những lời nói cảm thông, “God bless,” hoặc “Trời, Phật, Chúa chữa!”
Nhà giáo và nhà văn Bill Martin Jr. nhìn thấy hình con tôm hùm đỏ mà Carle đã vẽ cho một quảng cáo và đề nghị ông ấy cộng tác trong cuốn sách có hình minh họa. Cuốn sách thiếu nhi có hình minh họa “Brown Bear, Brown Bear, What Do You See?” được công ty Henry Holt & Co. xuất bản vào năm 1967 và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Sự nghiệp của Carle đã bắt đầu như thế như là một họa sĩ vẽ minh họa, và ngay sau đó ông đã viết và vẽ minh họa cho các câu chuyện của chính ông.
Bác sĩ Ngô Thế Vinh từ lâu đã quan tâm sâu xa tới các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ông đã thu thập một khối lượng dữ kiện quý giá liên quan tới con sông Mekong dài hơn 4.800 km bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng chảy ra tới Biển Đông. Rất nhiều bài viết tâm huyết của ông đã cung cấp cho bạn đọc trong nước Việt Nam cũng như ở hải ngoại những thông tin hữu ích về chuỗi các con đập thủy điện khổng lồ Vân Nam cùng với những ảnh hưởng tác hại ra sao trên đời sống của bao nhiêu triệu cư dân ven sông.
Đâu khoảng tám, chín tuổi, lần đầu tiên tôi thực sự "chạm mặt" với sương mù. Thủ Đức, thuở đó, tháng mười hai, sương mù bảng lảng không phải là chuyện hiếm, càng gợi hứng cho chúng tôi rủ nhau chơi năm-mười giữa vườn cây dầu, phân cách ngôi trường và khu đệ tử viện Lasan. Tìm, nhận ra nhau thật khó giữa những thân cây, bóng người mập mờ ẩn-hiện.
Thiên hạ mơ màng với tương lai, vật vã cùng hiện tại và triền miên nâng niu hàng tỉ điều của quá khứ. Dù là những buồn vui hay khổ đau, dịu dàng hay gay gắt.... Đọc Đặng Mai Lan, chị như đặt hết những nỗi niềm, những vương vấn của quá khứ trong tấm hình ngày xưa, mờ và nhỏ xíu. Đặng Mai Lan đã nhắc giùm chúng ta, độc giả, về những điều không thể lãng quên. – Lê Chiều Giang
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.