Hôm nay,  

Ni Trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh Giới Thiệu Tác Phẩm "Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp Tại Hoa Kỳ" của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương

17/11/202016:21:00(Xem: 2265)

Bia Ni gioi hoang phap tai Hoa Ky - TN Gioi Huong

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
 

Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu  

Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại  đức Tăng Ni, 

Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, 

Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này  cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese  Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng  ra biên soạn và xuất bản.  

Tập sách gồm có 70 bài viết, xoay quanh 2 chủ đề tiêu biểu: 

(i) Sự Phát Triển của Ni Giới Thời Hiện Đại (28 bài) 

(ii) Công Hạnh Hoằng Pháp của Chư Ni Việt Nam Tại Hoa Kỳ (42 bài).  

Điểm đặc biệt của hai phần tuyển tập là giới thiệu quá trình các chùa Ni được thành lập  và phát triển, tiểu sử ngắn của Chư Tôn Đức Ni Trụ Trì cũng như những thử thách, trải nghiệm  và hoằng pháp của Chư Ni như thế nào tại đất nước hải ngoại với văn hóa và ngôn ngữ khác  Việt Nam. Chính những hành hoạt và thực tiễn này đã làm cho các bài viết chân thực trong việc  mô tả và xây dựng hình ảnh Ni giới tại Hoa Kỳ.  

Ni giới Việt Nam có một lịch sử truyền thừa lâu dài và đó là sự truyền thừa mang tính  chính thống. Phật giáo Đại Thừa và tinh thần Bồ Tát đạo cũng thấm nhuần trong mỗi vị Ni trong  bước chân hoằng hóa. Trong thế kỷ XX, Ni giới Việt Nam bước đầu ghi dấu sự dấn thân phụng  sự của các bậc Trưởng Lão Ni như Ni Trưởng Diệu Không, Ni Trưởng Như Thanh, Ni Trưởng  Hải Triều Âm, Ni Trưởng Trí Hải, Ni Trưởng Tâm Hoa v.v... trong sự nghiệp giáo dục, gầy dựng  đạo tràng, tiếp Ni độ chúng, từ thiện xã hội. 

Từ những năm 1950, một số chư Ni đã được cử sang du học ở Nhật Bản, Tích Lan và  các nước Tây Phương. Đến sau năm 1975, hình bóng chư Ni Việt Nam xuất hiện nhiều hơn ở  hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ theo nhiều hình thức định cư khác nhau. Kể từ đó, Ni chúng tiếp  tục lớn mạnh ở Hoa Kỳ về cả số lượng lẫn khả năng hoằng dương giáo Pháp của đức Phật. Bởi  lẽ chư Ni đến sau vốn được sự bảo bọc và nâng đỡ từ các vị Trưởng lão Ni tiền bối đến Mỹ  trước, và được sinh hoạt trong các cơ sở tự viện tương đối ổn định và khang trang. Do đó, chư  Ni hậu thế có nhiều thời gian và cơ hội cho việc học tập Anh ngữ và các chương trình thế học  lẫn Phật học ở các trường đại học, cao đẳng... của Hoa Kỳ. Nhờ cơ hội học tập đó, chư Ni tiếp  xúc được nhiều hơn với các cộng đồng và sắc dân khác nhau ở nước sở tại. Đồng thời với hình  tướng đầu tròn áo vuông của các Tỳ Kheo Ni, chư Ni cũng đã gián tiếp giới thiệu Phật giáo Việt  Nam đến các cộng đồng tôn giáo bạn, cho nên đa phần chư Ni đã thành công trong việc chuyển  tải được thông điệp Phật giáo Việt Nam tại xứ người. 

Tập sách “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese  Buddhist Nuns in the United States of America) được viết song ngữ (Anh-Việt) và có thể cần  nhiều hoàn thiện hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, đây là một bước đầu tiên phong và là sự  đóng góp tích cực cho một bức tranh sinh động của Ni giới Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tập sách 9 tái hiện được lịch sử truyền thừa và tiếp nối mạng mạch Phật Pháp của hàng nữ lưu trong kỷ  nguyên mới- kỷ nguyên của thế kỷ XX-XXI hiện đại và dấn thân. 

Một lần nữa chúng con/ chúng tôi trân trọng giới thiệu tập sách đến chư Tôn Đức Tăng  Ni và chư vị thiện hữu tri thức xa gần. Hy vọng, nhận được sự ưu ái góp ý của Chư Tôn Thiền  Đức Tăng Ni và quý Phật tử để sách được tái bản và bổ sung đầy đủ hoàn thiện hơn, cũng như  có thể xem đây là tập 1, để hy vọng trong tương lai tập 2 và nhiều tập nữa được ra mắt, khi danh  sách chùa Ni và Chư Ni ngày càng có nhiều cống hiến cụ thể. 

Thay mặt cho chư vị Tôn túc Trưởng lão Ni tại Hoa Kỳ, chúng tôi chân thành tán thán  công đức của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương trong việc biên soạn, kết tập tuyển tập này bằng cả  hai ngôn ngữ Anh - Việt. Đồng thời cũng tri ân đến tất cả Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và quý  nhân sĩ nhà văn đã đóng góp các bài viết, ngõ hầu làm sáng tỏ công hạnh và chí hướng của hàng  Ni giới Việt Nam tại xứ sở Hoa Kỳ trong thời hiện đại. 

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát tác đại chứng minh. 

Chùa An Lạc, San Jose, ngày 21 tháng 05 năm 2020 

Cẩn bút, 

Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Nguyên Thanh 

 

Mời xem tòan sách Ni giới:
http://www.huongsentemple.com/index.php/vn/kinh-sach/sa-ch-ni-gia-i-via-t-nam-hoa-ng-pha-p-ta-i-hoa-ka

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
Tiểu thuyết, theo Kundera, thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi, nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính ngay bản chất sự tồn tại của con người...
Milan Kundera, nhà văn nổi tiếng quốc tế với những tác phẩm văn học bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc thời Cộng sản đã khiến ông phải sống cuộc đời lưu vong từ năm 1975, vừa qua đời ở Paris. Ông thọ 94 tuổi...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam...
Anh tặng em mùi máu / Trên áo trận sa trường / Máu anh và máu địch / Xin em cùng xót thương... (Thơ TMT).
Lớp tuổi của chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ trước, được cắp sách đi học đến bậc trung học, chắc có lẽ ai ai cũng biết đến ông, nhà văn Nhất Linh, người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, nhà hoạt động cách mạng và chính trị Nguyễn Tường Tam. Hình ảnh của ông là biểu tượng cho một ước vọng tuổi trẻ – tuổi thanh niên lúc bấy giờ:..
Kể từ khi Putin xua quân xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, những vùng đất quân Nga xâm chiếm đã xảy ra những thảm cảnh vô cùng bi đát như cướp của, hãm hiếp phụ nữ rất man rợ! Những hình ảnh đó được loan tải trên hệ thống truyền thông, hầu hết các quốc gia trên thế giới lên án sự tàn ác, vô luân của quân Nga. Nhân đây, đề cập đến tác phẩm Giờ Thứ 25, cách đây hơn bảy thập niên, nhà văn Virgil Gheorghiu đã mô tả thú tính xác thịt của bọn quân xâm lược hãm hiếp phụ nữ thời đó và hiện nay man rợ như nhau...