Hôm nay,  

Ký Ức Mùa Thu

18/10/202013:28:00(Xem: 2733)

                                                                                                                                                                                   blank


Trời cuối tháng Chín, sau vài ngày nắng gắt, khi mặt trời quay trở lại từ Bắc cực và đi ngang qua trên thành phố, cũng bắt đầu mùa táo chín, mùa Thu thật sự trở lại Chicago. Khí lạnh và gió heo may chợt tràn về. Loài di điểu từng hàng lớp lìa bỏ Chicago, lặng lẽ soi mình dưới đáy hồ Michigan, cùng nhau tìm về vùng đất ấm. Hồ Michigan cũng bắt đầu thở sương khói mùa Thu, mặc dầu màu mây chưa kịp ngã sang màu vàng ẩm đục. Hình như người Chicago không mấy ai bận tâm khi hàng phong trên đường phố lưa thưa nhuộm lá vàng. Các cô con gái Chicago vận thêm chiếc áo choàng màu đỏ đủ làm hồng đôi má. Màu mắt và màu tóc của các cô vẫn giữ nguyên màu vàng óng ả, dư âm của mùa Hè vừa đi qua.

Thầm kín cùng với mùa Thu, những mất mát thương đau, những hoài niệm những tình yêu cũ, những bia mộ gối chăn của ngày tháng cũ, thầm lặng trở về cùng gió heo may. Nghe gió mùa Thu thì thầm qua khe cửa, đêm nào thao thức nghe giọt mưa Thu, ai đó có trở nghiêng gối mộng tiếc nuối những mối tình theo những mùa Thu cũ như nước chảy qua cầu...

So với 4 mùa trong một năm, mùa Thu là một nét son trong thi ca, hội họa, âm nhạc, triết học...Với Nguyễn Du, mùa Thu là khoảnh khắc của giã từ "...Người lên ngựa kẻ chia bào-Rừng phong Thu đã nhuốm màu quan san...". Mùa Thu cũng là mùa của nhớ nhớ nhung, của hồi tưởng, của đam mê, của tình yêu réo gọi: "...Thú quê thuần hức bén mùi/Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô- Chạnh lòng nhớ cảnh giang hồ- Một mùa quan tái mấy mùa gió trăng...".(*) Lưu Trong Lư táo bạo hơn và cũng tinh tế hơn khi ông mô tả những nhớ nhung, những mơ ước về chăn gối của một người chinh phu đối với người chinh phụ khi mùa Thu về: "Em không nghe mùa Thu/ Dưới trăng mờ thổn thức/ Em không nghe rạo rực/Hình ảnh kẻ chinh phu/ Trong lòng người cô phụ...".(**) Với bút pháp sâu lắng hơn, nhà thơ Cung Trầm Tưởng đã miêu tả mùa Thu như là mùa của tinh ái: "...Mùa Thu Paris/Tràn dâng đôi mi/Người em gác trọ/Sang anh gót nhỏ thì thầm..."(***)



Đối với nhà hiền triết Tam Nguyên Yên Đỗ, với chiếc thuyền câu bé tẻo teo  thả neo ngoài vòng thời gian, nhập hồn minh vào sương khói mùa Thu: "Ao Thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo/ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng truóc giá sẽ đưa vèo/ Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo/Tựa gối ôm cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo"..

Qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của cuộc sống, hôm nay tuổi vừa ngoài 80, tôi vẫn không quên được tiếng hát của Em năm nào đã từng chia sẻ cho nhau với bài hát của Trịnh Công Sơn "Nhìn Những Mùa Thu Đi- Em nghe sầu lên trong nắng-Và lá rụng ngoài song- Nghe tên mình vào quên lãng- Nghe tháng ngày chết trong Thu tàn...". Cám ơn Em đã khắc họa tình Thu vào lòng tôi sâu lắng. Sau gần 50 năm, khi nhớ lại tiếng hát của Em mà nghe hồn mình rướm máu. 

Nhưng tất cả hình ảnh và cảm tác về mùa Thu vừa kể ở trên, cũng chỉ là mùa Thu trong văn chương, thi ca, âm nhạc... Nhưng hình ảnh mùa Thu trong đời thường của mỗi chúng ta hôm nay có lẽ sinh động hơn, thực tế hơn và đôi khi mùa Thu đi cùng nhịp sống lich sử của chúng ta trong thời hiện tại. Sống ở xứ người hơn 40 năm, chúng ta vẫn còn nuối tiếc mùa Thu ở quê nhà. Nhất là khi nhìn thấy lá phong trở màu vàng tại quê người làm sao quên được khoảnh khắc chiếc lá bàng nhuộm đỏ tai quê nhà. Đó cũng là lúc khởi đầu nguồn gió lao xao sóng nước hồ Tây, 5 Cửa Ô tràn ngập gió, nước sông Hồng bắt đầu vẩn đục, dâng lên xanh đậm bờ.  Làm sao quên được đêm mùa Thu Hà Nội ngạt ngào mùi hoa sửa, phố Hà Nội với mái ngói rêu phong với các cô con gái bờ môi đậm đỏ bích đào với áo dài nhung màu huyết dụ, vẫn còn lẫn quẫn đâu đây.

Sáng hôm nay tại Chicago tôi bất chợt gặp chiếc lá ngô đồng bay lạc vào căn gác nhỏ, lòng tôi bâng khuâng lạ thường. Nhớ lại mình, với thân phận của một kẻ luu vong, cũng chỉ là một chiếc lá bay lac vào cùng một căn gác nhỏ. Nhìn ra bầu trời đàn sếu vừa bay đi gọi nhau nghe tha thiết tìm về vùng đất ấm. Riêng tôi còn ngồi lại đây nghe mùa Thu qua../.


Đào Như

thetrongdao2000@yahoo.com 

Chicago

Nov 30-2016

Ghi Chú

(*)-Kiều-Nguyễn Du

(**)-Tiếng Thu-Lưu Trong Lư

(***)- Mùa Thu Paris-Cung Trầm Tưởng



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không quá phức tạp nhưng đủ để người đọc suy gẫm. Bài Headfirst chỉ là một ví dụ ngắn, dọc theo những trang sách trong tập thơ Night Sky with Exit Wounds, người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều những ý nghĩ thâm trầm, những tứ thơ tự sáng nổi bật, không chỉ gây thích thú mà còn tạo ra những suy tư và nghi vấn về bản thân trong đời sống lưu vong.
Hai phẩm cách đáng kể nhất của một nhà văn là ngôn ngữ và sự tưởng tượng. Nhà văn Trần Vũ – qua tập truyện Phép tính của một nho sĩ (Công ty sách Nhã Nam liên kết với nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản, 2019) – hình như có cả hai. Đây không phải là cuốn sách sáng tác theo công thức có sẵn, kể lể một câu chuyện mà người đọc chưa đọc hết mươi dòng đầu đã biết tác giả muốn nói gì, kết cục ra sao. Nó không phải là cuốn sách đọc qua là quên ngay, chẳng lưu lại trong bộ nhớ người đọc được vài sát-na. Nó khó khăn bắt người đọc trăn trở cùng nó, cùng chiêm nghiệm những góc cạnh đầy gai nhọn nhức nhối từ lịch sử đến siêu hình; từ bản thể đến bản nguyên con người; từ dục vọng thấp hèn đến lý tưởng cao vợi. Nó là cuốn sách đầy cá tính – You either hate it or love it, there is no midway here, no equidistance – để từ đó, hiển lộ một tính cách khai phá cực đoan hiếm thấy trong ngôi nhà văn chương Việt Nam. Những truyện ngắn của Trần Vũ trong tập truyện, tác giả viết không phải để làm cái gì phải đạo,
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
Tập thơ nhan đề “A Thousand Times You Lose Your Treasure” (Một Ngàn Lần Bạn Đã Đánh Mất Bảo Vật Của Mình) của nhà thơ Hoa Nguyen đã được vào danh sách chung kết dài (longlist finalists) về thơ cho giải thưởng 2021 National Book Awards, theo bản tin hôm 24 tháng 9 năm 2021 của Business Insider. Hội bất vụ lợi National Book Foundation mỗi năm đều trao giải thưởng cho các sách mới ấn hành. Ban giám khảo được đề cử từ những người trúng giải trong quá khứ và nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác.
Chiều mưa công viên. Hẹn hò đời nhau, duyên nào níu gọi, ai biết. Mưa rơi tầm tã không thấy bóng xe qua. Dưới cây run lạnh, ướt đẫm những hồn lưu lạc. Tuổi trẻ tay trắng, chỉ có tình yêu là nơi gửi trọn tâm chí cuồng nhiệt, đắm say.
Khi một nhà hiền triết lánh đời để sống ẩn dật trong rừng sâu, một lãnh tụ xuất chúng hy sinh quên mình để cải hội, một nhà thơ miệt mài làm thơ để ca tụng vẻ đẹp của cuộc đời, hay một Thiền sư tịch cốc để đối mặt với khoảng vắng lặng mênh mông, tất cả những việc làm đó của họ, không ngoài mục đích nào khác hơn là phá cho được một con đường đề tự cứu mình và từ đó, giải phóng luôn những thống khổ muôn đời của kiếp người. Thu phong nhọ phất thiềm nha, Sơn vũ tiêu nhiên chầm lục la. Dĩ hỹ thành Thiền tâm nhất phiến, Cùng thanh tức tức vị thùy đa. (Sơn vũ) (Gió thu khuya khoắt thoảng hiên ngoài, Quạch quê nhà non lấp ruổi gai. Thôi đã theo Thiền lòng lặng tắt, Nỉ non tiếng dễ vẫn vì ai?) (13) (Huệ Chi dịch)
Cuốn On Earth We’re Briefly Gorgeous được viết dưới dạng một bức thư từ một người con trai có tên gọi Chó Con, gửi cho người mẹ mù chữ. Với nỗ lực giải thích cho Mẹ hiểu về bản thân mình, Chó Con đã bộc lộ hết tính cách, bản sắc riêng của mình – như những kết cấu từ bạo lực gia đình và xã hội. “Một thoáng rực rỡ” là những chuyến trở về thời thơ ấu đầy dãy những chấn thương từ chiến tranh trong gia đình ba thế hệ, những cơn nghiệp ngập, tình cảm tuổi mới lớn, tìm hiểu và nhận diện bản sắc, giới tính, tình cảm và xung đột gia đình, để rồi cuối cùng, chịu đựng một sự mất mát to lớn. Rất nhiều bài viết giới thiệu cuốn sách này đã được đăng tải trên các tờ báo và trang mạng Mỹ, Việt khắp nơi, nhưng độc giả người Việt vẫn chưa có được bản dịch tiếng Việt, hy vọng sẽ ra đời một ngày không xa.
Thi sĩ người Anh Thomas Ernest Hulme (1883-1917) đã viết về đêm trăng mùa thu như thế trong bài thơ “Autumn” [Mùa Thu] của ông được viết vào năm 1908. Bài thơ có cái nét nên thơ của một đêm trăng tròn mùa thu nơi miền quê thanh bình ở Việt Nam. Nước Mỹ đã chính thức bước vào mùa thu ngày 22 tháng 9, với đêm đã bắt đầu dài thêm và bầu trời vào ban đêm và sáng sớm lành lạnh. Ở Miền Nam California dường như hiếm thấy cảnh lá vàng rực rỡ vào mùa thu nhưng ở những tiểu bang cao hơn về phía bắc thì mùa thu đã bắt đầu vẽ những bức tranh màu vàng màu đỏ tuyệt đẹp. Mùa thu có lẽ là mùa thơ mộng nhất của năm.Mùa thu còn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ và nhà văn. Trong văn học nước Mỹ có nhà văn Louis Bromfield đã viết cuốn tiểu thuyết “Early Autumn” [Chớm Thu] vào năm 1926 và nhờ cuốn sách này mà ông đã đoạt Giải Pulitzer Prize vào năm 1927. Nhân đầu thu xin đọc cuốn “Chớm Thu” của Bromfield. Nhưng Bromfield là ai?
Thử bút, không phải tùy bút, không phải tản mạn, không phải tạp văn… Nó ùa ra, nó túa ra, có lúc tòe loe, có khi hụt hẫng, những cảm hứng, những ngẫu hứng, những xúc động bất chợt, như không kềm chế được… Bạn tôi, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, con mắt thầy thuốc đắn đo, cái hồn thi sĩ mang mang, trái tim hiền triết đông phương. Tuổi đôi mươi tự vấn văn chương, số phận, ý nghĩa đời người… Rồi “xuôi dòng” với bao bờ bến lạ. -- Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc