Hôm nay,  

Văn Học Press Trân Trọng Giới Thiệu Du Ký, Tùy Bút, Tạp Bút 'ĐI, ĐỌC và VIẾT' Của Phạm Xuân Đài

16/09/202010:02:00(Xem: 2355)

NC_Cover_PreOrder.jpg


Trân Trọng Giới Thiệu:

Du Ký, Tùy Bút, Tạp Bút

PHẠM XUÂN ĐÀI


404 trang, sách in mầu, giấy trắng

Thiết kế bìa @ Nguyễn Đồng & Nguyễn Thị Hợp

Văn Học Press xuất bản, 9/2020

Ấn phí: $28.00



Tìm mua trên:

BARNES & NOBLE


https://www.barnesandnoble.com/w/books/1137666051?ean=9781663562456



Với Phạm Xuân Đài, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động văn hóa tiêu biểu của quận Cam trong gần ba thập niên qua, viết không phải là một sản phẩm thuần túy tưởng tượng mà là một hành trình khám phá mình qua hiện thực và khám phá hiện thực qua chính tâm hồn mình.


Đặc sắc nhất của bút pháp này được thể hiện qua phần du ký. Những chuyến viễn du của Phạm Xuân Đài đến Tây, qua Nga, thăm Tàu, tới Hòa Lan không chỉ là thăm thú đủ thứ danh lam thắng cảnh mà còn là cuộc du hành ngược về kỷ niệm, vừa rất riêng nhưng cũng lại rất chung. Mỗi một chút hiện tại kéo theo một mớ ngày xưa giăng mắc; mỗi một khung cảnh trước mắt gợi dậy những hình ảnh thân quen thời tuổi trẻ. Hiện tại ăm ắp quá khứ. Hiện thực chan chứa nỗi lòng. Trong du hành, anh như sống một thế giới kép: cảnh quan xứ người quyện vào hình ảnh quê hương.


Qua tùy bút và tạp bút, Phạm Xuân Đài làm một cuộc hành trình khác, hành trình đi tìm tương quan giữa anh với hiện thực đời sống chung quanh, từ tô mì Quảng mộc mạc cho đến tiếng sáo diều hư tưởng, từ những thiếu nhi thi vẽ tranh ở quận Cam cho đến cái đầu gối bị vỡ trong một tai nạn ở trại tù cải tạo. Đâu đâu, anh cũng tìm thấy trong mỗi một sự kiện, mỗi một sự vật những nét riêng, khiến cho một cái gì rất quen bỗng dưng lạ, một cái gì rất thường chợt thấy có chút khác thường. Phạm Xuân Đài vén lên tấm màn che bên ngoài mọi sự để chỉ cho ta thấy diện mạo hồn nhiên mà chúng thường e ấp giấu kín…


– Trần Doãn Nho

******

Văn Học Press 

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chủ nhật, 27 tháng 5, gia đình chúng tôi cùng bốn người bạn đến chùa Hương Sen. Đến và biết, và là lần đầu đảnh lễ Ni sư Thích Nữ Giới Hương. Khi lễ Phật Đản kết thúc là “thủ tục” chúc mừng Sinh Nhật Ni sư Thích Nữ Giới Hương do Phật tử Chùa Hương Sen tổ chức. Đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh gọn mà sao chúng tôi cảm nhận được sự ân cần, ấm áp của nghĩa tình Thầy-Trò trong kỷ niệm đáng nhớ này.
Trí tuệ và từ bi có phải chỉ riêng nhân loại mới có? Hay là, loài vật cũng có trí tuệ và từ bi, nhưng ở mức sơ khai hơn? Cuộc nghiên cứu mới đây về heo rừng cho thấy những bất ngờ về mức độ cao của không ngoan và tình thương nơi một trường hợp khảo sát. Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học tại Czech University of Life Sciences Prague cho thấy lần đầu tiên ghi lại đầy đủ hình ảnh về trường hợp được ghi lại trên báo Business Insider hôm 5/9/2021 qua bản tin nhan đề “A family of wild boars organized a cage breakout of 2 piglets, demonstrating high levels of intelligence and empathy” (Một gia đình heo rừng tổ chức phá cũi, cứu 2 heo con, cho thấy mức độ cao của trí tuệ và thương xót). (1) Các hình ảnh ghi lại cho thấy một heo rừng cái đã giúp 2 con heo nhỏ thoát ra khỏi 1 chuồng bẫy. Con heo rừng cái, dựa theo kích thước và tính phái nên được suy đoán là heo mẹ, đã tìm các chiến thuật để đẩy bật các thanh gỗ chốt đang chặn cửa chuồng bẫy.
Lời thơ mộc mạc, giản dị, ngôn từ mang âm hưởng của người dân quê miền Tây Nam Bộ, để diễn tả cảm xúc, tư duy gắn kết với con người, với sinh hoạt xã hội và thiên nhiên, để phát huy cái hay, cái đẹp truyền thống của Việt Nam. Ý thơ mang tính xây dựng, thể hiện gương mẫu đạo đức qua những bài học làm người. Người tốt, theo quan niệm “Trung, hiếu, tiết, nghĩa” của người xưa.
Nếu phân biệt về giới tính, số lượng và tác phẩm của những người viết “Nam” ngoài vòng đai trong Văn chương miền Nam thời chiến (1954-1975) có khá nhiều: Y Uyên, Lê Bá Lăng, Doãn Dân, Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Luân Hoán, Vũ Hữu Định, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương... Hầu như không có một người “Nữ” nào viết ngoài vòng đai cả. Có thật vậy không? Phải đợi đến tháng 10/2011, nghĩa là sau 40 năm từ khi sách được phát hành vào tháng 9/1971, khi trang blog Phay Van với cô chủ thật “đặc biệt” và nhóm bạn yêu thích văn chương mà tôi đã ghi lại trong “Hành trình của Cõi Đá Vàng” [1], thì tôi mới biết đến tên nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm. Trước năm 1975, trong chúng ta hầu như không mấy ai nghe nói tới tác phẩm “Cõi Đá Vàng” của bà, dù cho cuốn sách ấy được nhà An Tiêm, một trong những tên tuổi của miền Nam thời bấy giờ, xuất bản.
Ngày 11 tháng 9 năm nay 2021 đánh dấu 20 năm sau ngày nước Mỹ bị tấn công khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử gần hai trăm rưởi năm lập quốc khi tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda dùng máy bay dân sự chở đầy xăng và hành khách làm vũ khí lao vào các mục tiêu tấn công, gồm World Trade Center tại New York, Ngũ Giác Đài tại Thủ Đô Washington và một nơi nào đó nhưng đã bị những hành khách Mỹ yêu nước phản kháng một cách bi hùng trên chuyến bay United Flight 93 bị khủng bố cướp đã cất cánh từ Phi Trường Newark của New Jersey trên đường đến San Francisco đã lao xuống một nơi hoang dã tại Shanksville, Pennsylvania làm gần 3,000 người thiệt mạng. Cảnh tượng tòa tháp đôi World Trade Center tại Thành Phố New York, biểu tượng của trung tâm tài chánh phồn thịnh nhất thế giới, bị hai chiếc máy bay dân dự đâm thẳng vào với ngọn lửa đỏ rực bùng lên giữa nền trời xanh của một ngày cuối hạ, 11 tháng 9, và sau đó sụp đổ hoàn toàn thành bình địa đã trở thành hình ảnh kinh hoàng của thời đại khủng bố.
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật có di giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.” Phụng hành di giáo của đức Thế Tôn, các vị Trưởng lão A-la-hán đã thực hiện cuộc kiết tập lần thứ nhất tại thành Vương Xá, cùng hòa hiệp phúng tụng tất cả những điều đã được Phật giảng dạy trong suốt bốn mươi lăm giáo hóa; nền tảng của văn hiến Phật giáo mà về sau được gọi là Tam tạng được thành lập từ đó.
Hiểu được một người, tất yếu phải chí thành với người đó. Một bản dịch hay, người ta nói, vì dịch giả say mê nó, “ăn ngủ với nó.” Người thế gian với nhau, cao thấp có giới hạn, dù cao cho bằng Hy mã lạp sơn, vẫn có người leo lên đỉnh được. Vậy mà trong sự phiên dịch còn đòi hỏi tâm tình chí thành nơi người dịch. Huống hồ, dịch giả kinh Phật, tự đứng trung gian giữa Thánh và phàm, nếu không chí thành với lý tưởng, là sao hiểu được bằng tất cả tâm trí của mình những lời mình muốn dịch?
Giữa năm thứ hai tại Princeton, Fitzgerald về nhà tại St. Paul trong kỳ nghỉ Giáng Sinh. Tại bữa tiệc trượt tuyết mùa đông ở Summit Avenue, cậu Fitzgerald 19 tuổi đã gặp người đẹp 16 tuổi Chicago là Ginevra King và chàng đã yêu nàng say đắm. Đôi trai gái này đã bắt đầu mối quan hệ lãng mạn qua nhiều năm. Tình cảm sâu đậm với Ginevra đã khiến cho Fitzgerald viết vô số lá thư tình say đắm và nói rằng chàng sẽ trao cho cô cuộc đời còn lại của chàng. Cô đã trở thành mô hình văn học cho các nhân vật Isabelle Borgé trong cuốn tiểu thuyết “This Side of Paradise” và Daisy Buchanan trong cuốn “The Great Gatsby” cũng như nhiều nhân vật khác trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông. Vì cách biệt giai cấp giàu nghèo, cuối cùng cuộc tình của hai người đã chấm dứt vào năm 1917, nhưng chàng vẫn giữ đống thư tình mà không chịu đốt. Sau khi ông qua đời vào năm 1940, những lá thư tình này đã được gửi lại cho Ginevra giữ cho đến khi cô mất, theo Renata Stepanov trong bài viết “Family of Fitzgerald's
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.