Hôm nay,  

Cám Ơn Mẹ, Ngày Chúng Ta Có Nhau (Song ngữ)

08/05/202009:18:00(Xem: 2650)

          

Hue Tran
Khi xưa, có khoảng thời gian tôi yêu hoa tới mức vận dụng khả năng để sở hữu một tiệm hoa. Ở môi trường này, tôi  thường xuyên được thấy những tấm lòng mẫn ái hướng về nhau. Một bông hồng để thay lời xin lỗi, một giỏ lan chúc tụng niềm vui, và ngay cả những vòng hoa tang chia buồn cũng là tình người đẹp đẽ.

Có lần, một cô gái trẻ bước vào khi tôi sắp đóng cửa tiệm. Cô mừng rỡ:

- May quá, em đến trễ chút nữa là hỏng rồi!

- Em cần gì?

- Dạ, cô cắm cho em hai lọ hoa hồng giống nhau và chọn cho em hai tấm thiệp cũng giống nhau.

Tôi hơi lạ, nhưng cũng làm theo khách đặt hàng. Tôi cắm hoa, cô lui cui, nắn nót viết. Hoa cắm xong, cô nghiêng đầu ngắm nghía, khen đẹp, rồi giơ hai tấm thiệp, vừa khoe tôi, vừa đọc: “Ngày Mẹ Có Con. Ngày Con Có Mẹ”.

Cô giải thích thêm:

- Hôm nay là sinh nhật em, nhưng cũng là ngày vui lớn của Mẹ vì ngày này Mẹ đã có em.

Cô gắn hai tấm thiệp vào hai lọ hoa, trả tiền xong, vui vẻ quay đi. Còn tôi, đứng lặng đến quên cả việc khóa cửa!

Hue Tran 2Tôi đứng sau quầy, giữa đống hoa lá cắt tỉa còn ngổn ngang. Tôi nghĩ đến “Ngày Mẹ Có Tôi. Ngày Tôi Có Mẹ”.

Trời ơi, thật là đơn giản. Ngày sinh nhật của mỗi đứa con phải là ngày sinh nhật của mỗi bà mẹ vì ngày đó con chào đời bằng Hình Hài, Mẹ chào đời bằng Hạnh Phúc.

Mỗi đứa con ra đời, mẹ có một giấy khai sinh mang tên Hạnh Phúc. Hình hài của con và hạnh phúc của mẹ trộn lẫn nhau, Hai là Một, không gì tách rời được vì chẳng phải Mẹ Con chỉ quyện chặt Tình Yêu vô hình mà còn hữu hình vì, trong tế bào con có tế bào mẹ, trong xương da con có xương da mẹ, trong huyết quản con có huyết quản mẹ. Con hòa lẫn mẹ suốt 9 tháng 10 ngày, làm sao con chẳng là chính mẹ?

Ấy thế mà, trong hơn nửa đời người, phút tình cờ nhất, một cô gái trẻ đã cho tôi cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về Ngày Sinh Nhật như thế.

Tôi dám chắc, chẳng riêng gì mình mà thiên hạ mang mang ngoài kia, những bữa tiệc sinh nhật cứ nối tiếp nhau, nhưng mấy ai nghĩ rằng, đó cũng là Ngày Sinh Nhật Của Mẹ.

Có thể, những người mẹ cũng được mời đến dự, nhưng vẫn chỉ là người dự, là khách chứ không phải là Ngày Chúng Ta Có Nhau.

Mẹ và Con không thể chối bỏ nhau, không tìm ai thay thế nhau được, kể cả sự chết. Dù mẹ đã khuất, nhưng trong hình hài con vẫn có máu huyết mẹ luân lưu, nên, ở một nghĩa nào của Tri Kỷ, mẹ và con là những nửa mảnh linh hồn thủy chung nhất, thủy chung hơn tất cả những lời thề non hẹn biển, vàng đá trăm năm, mà chỉ một cơn gió u mê thoảng qua cũng đủ cuốn bay mất tích!

Cám ơn Mẹ, Ngày Chúng Ta Có Nhau.

 

TN Huệ Trân

(Thân kính tặng những ai, có một ngày nào, trong 365 ngày để hưởng hạnh phúc của tinh thần “Ngày Chúng Ta Có Nhau”)

 

 

******* 

 

 

THANK YOU MOM,

THE DAY WE HAVE EACH OTHER

                                              By Bhikkhuni Hue Tran

 

Back in the old days, there was a time I had a deep passion for flowers and a yearning to open my own flower shop. There, daily, I often witnessed various acts of compassion between individuals in many different circumstances. It could be a dozen of roses for an apology, an orchid basket for a joyous event, and even a funeral wreath for condolences but also a celebration of one’s legacy.

One afternoon shortly before closing, a young lady walked into the shop. She cheerfully exclaimed:

-         That was a closed call, it would have been unfortunate if I am a couple minutes late.

-         How can I assist you today?

-         Yes, could you kindly make two identical rose vases with two identical cards, as well.

Her request piqued my curiosity as I completed her orders.  She neatly wrote on the cards while I prepared the flower arrangements. When the arrangements complete, she peaked her head in and complemented me. She then showed me the two cards and read: “The Day Mom Has Me. The Day I Have Mom.”

She explained further:

-         Today is my birthday, but it is also the most joyous day for my mom because it was the day mom first meet me.

She put the cards into the vases, paid, and left cheerfully. I was touched, reflecting on the interaction not even thinking about locking up!

I stood behind the counter, surrounded by cut leaves and branches. I thought of “The Day Mom Has Me. The Day I Have Mom.”

It is so simple. The birthday of each child has to be the birthday of each mother; it is because that day the child is gifted with life, the mother is gifted with happiness.

When each child is born, each mother has a birth certificate of happiness. The life of a child and the happiness of a mother are intertwined together. They are inseparable. Is it because mother and child not only bonded by an invisible love but also the shared physical loins, within the child’s blood cells flowed the mother’s, within the child’s bone and skin immersed with the mother’s, the child’s blood stream intertwined with the mother’s. The child has been bonding with the mother during 9 months and 10 days, how can the child not be a part the mother?

And yet, more than half of my life, at such unexpected moment, a young lady had given me a whole new perspective on birthday.

I have a strong feeling that I am not the only one, but for many others out there, celebrating birthday parties after birthday parties; rarely we would think our birthday is also our mother’s birthday.

Perhaps, the mothers are invited to attend our birthday celebration, but they are just attendees and guests. We do not celebrate the Day We Have Each Other.

Mother and child could not abandon each other, could not find anyone to replace each other, even in death. When a mother passed away, the mother’s blood cells still flow within a child; thus, in the context of Soulmate, mother and child are two halves  of a faithful soul, even more faithful than any century old mountain-and-ocean or a lover’s promises, which can be blown away easily by a dulled wind!

Thank you Mom, the Day We Have Each Other.

 

Bhikkhuni Hue Tran

(Dedicate to whom, in any day of 365 days to cheer up the happiness of “The Day We Have Each Other”)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...