Hôm nay,  

Chuyện đời thường

20/03/202000:00:00(Xem: 3489)
2.-Chuyen-Doi-Thuong
Minh họa: Tâm Cảnh - Tranh Sơn Dầu Nguyễn Việt Hùng

Xin giới thiệu, tôi tên là Thừa. Tất nhiên, tôi không tự chọn tên cho mình. Đây là tên do ba tôi đặt. Ở đời, cái gì không cần thiết, người ta gọi là thừa. Khi đến Mỹ, buồn cảnh xất bất xang bang, chữ nghĩa cũng chán cảnh mang râu đội mũ, tôi được gọi là Thua. Từ ấy, tôi đâm ra không thích tên mình.

Khi có trí khôn hiểu ra được mọi việc, chưa kịp thắc mắc tên mình với ba tôi thì ông đã chết. Ông chết vì lỡ sinh ra làm đàn ông trong thời chiến. Chế độ ngày ấy gọi ông là tử sĩ. Người ta phát cho mẹ tôi tấm bằng Tổ Quốc Ghi Ơn. Mẹ nói, nếu nhà có tiền đút lót, ba tôi đã không phải đi lính. Và bà cứ nhất định, ba tôi chết vì nghèo. Tôi tin, ông không đơn độc, số người chết vì nghèo trên trái đất này nhiều không kể xiết.

Như bất cứ đứa trẻ nào sinh ra trong chiến tranh, ký ức tôi gắn liền với những lần chạy nạn. Quê tôi nằm ở vùng xôi đậu. Mỗi khi nghe tiếng súng hai phía bắn nhau, mẹ lại đặt tôi ngồi vào một chiếc thúng. Chiếc còn lại chứa lỉnh khỉnh bao nhiêu là thứ, từ thức ăn, gạo muối đến quần áo. Mẹ gánh tất cả mọi thứ lên vai, theo dân làng tản cư ra đồng. Hồi bé, tôi mơ lớn lên sẽ đi lính. Tôi nghĩ, nếu có súng trong tay sẽ không bị ai ăn hiếp. Lũ trẻ con chúng tôi ngày ấy thường chặt nhánh cây gòn đẽo làm súng, chia phe đánh nhau. Lúc đầu chúng tôi đánh bằng miệng, khi bất phân thắng bại mới dùng đến tay chân. Ngày nào cũng đánh nhau đến u đầu, bướu trán. Chúng tôi không hiểu tại sao lại thích đánh như thế. Mãi sau này tôi mới biết người lớn cũng thích đánh nhau. Các nhà tâm lý học đã nhầm khi bảo ý thích bạo lực, trò chơi động tay động chân là sản phẩm của kẻ vị thành niên chưa trưởng thành. Có thể chúng tôi mang gen di truyền của tổ tông, sinh ra trong một đất nước có lịch sử mấy ngàn năm chuyên đánh nhau.

Lúc Sài Gòn sắp sụp đổ, nghe tin ông Thiệu lên máy bay dông ra nước ngoài, mẹ chửi đổng: Quân khốn kiếp! Từ đó, mẹ cũng thôi bảo tôi lớn lên nhớ trả thù cha. Năm ấy tôi tròn mười tuổi. Mẹ làm bà góa, khó nhọc nuôi tôi lớn. Hồi nhỏ, mẹ chỉ học biết chữ thì ở nhà làm ruộng. Mẹ xem mọi thứ sách vở đều thiêng liêng nên khuyên tôi học. Học để thoát nghèo, mẹ nói thế. Có nhiều người cả đời chưa từng đọc hết một quyển sách, nhưng rất giàu. Mãi sau này tôi mới biết, họ giàu vì cướp của người khác, không phải vì học.   

Tôi bỏ quê ra đi lúc trưởng thành. Tôi sống ở một chỗ, gọi là thành phố, nơi con người thích chui rúc vào những dãy nhà cao tầng, với các tiện nghi sinh hoạt vây quanh. Cuộc sống nơi đô hội mê hoặc tôi cũng ngang bằng sự quyến rũ của các cô gái. Ở đó, tôi bỏ công học hỏi đủ thứ, từ cách đi đứng nói năng tới việc cầm nĩa sao cho đúng khi được mời tham dự các bữa tiệc. Tôi tập ăn bánh mì kẹp thay cơm. Như người ta, tôi thích tranh Vincent Van Gogh và cũng hỏi tại sao nàng Mona Lisa lại mỉm cười. Tôi không muốn làm bạn những cô gái cùng màu da tiếng nói với mình, chỉ thích mấy cô nàng tóc vàng. Và tôi thường thất tình triền miên. Tôi bỏ ngoài tai lời khuyên của mẹ, mặc kệ cái gọi là giữ gìn nòi giống nguồn cội. Để phủ nhận và gột rửa xuất thân quê mùa của mình, tôi nhất định con người không sinh ra từ loài khỉ. Tôi chẳng coi thuyết tiến hóa ra gì. Có lần tôi đi nghe một vị tự xưng là Phật sống, rao giảng về thế giới sau cõi chết. Bà nói tự tin đến nỗi, ai cũng tưởng bà vừa từ nơi ấy bước ra. Con người cứ thích lừa dối nhau, và cũng mãi tự dối lừa mình. Căn phòng chật cứng người. Tôi có cảm giác mọi người đang tự thôi miên mình, lòng trầm xuống như thể chuẩn bị thoát xác. Riêng tôi lại thích nhìn quanh quẩn. Những chiếc váy của các cô gái bao giờ cũng khiến tôi bận tâm hơn những đề tài có tính hàn lâm cao xa. Đã có thời tôi nhầm lẫn, cứ tưởng cái đẹp và cái thiện là một.


Mỗi sáng, mẹ nhìn tôi lo lắng. Gần đây mắt mẹ mờ dần. Mẹ bắt đầu có thói quen muốn tôi ngồi lại một bên để bà rờ mặt. Mẹ nghĩ, mỗi ngày tôi thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Biết đâu, vào một lúc nào đó, tôi sẽ không còn là con của bà nữa. Không hiểu sao càng lúc tôi càng thấy mệt mỏi, đầu óc hoang mang cứ như người đi lạc. Có lẽ, tôi đã nhiễm quá nhiều, thứ người ta thường gọi là những thói hư tật xấu mặt trái của thành thị.  

Ngày nào mẹ cũng mở tivi xem tin tức Việt Nam. Bây giờ là mùa đông. Quê mình đang vào mùa mưa. Chắc nước đã ngập hết cánh đồng làng. Cây lúa sẽ chết. Nhà nông rồi sống khổ. Nói chán, mẹ thở dài một mình. Nỗi ám ảnh về những ngày tháng cơ cực xa xưa cứ bám lấy bà. Bữa cơm nào, mẹ cũng nhắc tôi lo kiếm vợ Việt Nam. Mày không biết chọc gái à, thằng dài lưng? Hỏi tôi xong, bà lại chép miệng. Không trách được. Lũ con gái bây giờ, Tây cũng không mà Ta cũng không, người ngợm cứ nửa xanh nửa đỏ như đười ươi! Tôi vừa nghe bà, vừa nhai bánh mì. Lần nào cũng thế, mẹ chỉ có mỗi một chuyện để ca cẩm. Sao mày không chịu ăn cơm, cứ đi nhai mãi cái thứ bánh nhạt thếch ấy, hả trời! Tôi nghĩ mẹ sắp lẩn thẩn. Bà không gọi tôi bằng con nữa, chỉ kêu mày. Có lẽ tôi sống hèn. Tôi cứ mãi bận rộn theo chuyện cơm áo đời thường, cũng không dám trả các hóa đơn trễ đến một lần.

Rồi mẹ kể chuyện xưa. Một chiều, mẹ ngồi chải tóc bên thềm nhà, thấy ba tôi đi ngang qua. Ba mày ba trợn lắm. Mới biết nhau, ổng đã đòi hôn tao. Không hiểu sao, tao lại thích để cho ổng ôm như vậy. Ba tháng sau, không trầu cau cưới hỏi gì, tao bỏ nhà trốn theo ổng. Mắt mẹ long lanh sau câu nói. Các nếp nhăn trên mặt bà như giãn ra. Đột nhiên tôi thấy mẹ trẻ lại. Tôi nhìn bà, quên luôn cả nhai cơm.

Tôi ngồi, nhớ về một vùng quê xa vời, nơi có ngôi làng mái tôn lụp xụp nằm bên cạnh một đầm nước tên Ô Loan. Tôi không biết tên đầm có tự bao giờ, và do ai đặt cho. Người ta bảo, vào mùa hè đứng trên đèo Quán Cau nhìn xuống, đầm Ô Loan nằm trải mình bình lặng trông giống như đôi cánh chim loan đang thong thả bay. Tôi nghi ngờ đây là sản phẩm của mấy tay nhà thơ. Ở xứ tôi, tỉ lệ nhà thơ tính trên đầu người nhiều nhất thế giới. Mà không riêng gì cái đầm, ở đó địa danh nào cũng có tên gọi rất đẹp, chỉ có con người là cứ mãi cực khổ, nhếch nhác. Hồi ấy, tôi chỉ thích mùa mưa để được dầm mình trong nước lũ. Có năm, nước từ sông Cái và các con sông nhỏ đổ về, làm ngập trắng cả một vùng. Cả đầm nước yên bình bỗng trở nên hung dữ lạ thường. Cảnh người chết trôi, nhà cửa hư hại, mùa màng thất bát cứ xảy ra vài năm một lần. Cũng chính nơi ấy, tôi đã bỏ lại mối tình học trò của mình. Tôi không được như ba tôi, chỉ mới nắm bàn tay người ta. Nhưng rồi em cũng bỏ tôi đi lấy chồng.

Mẹ bảo khi mẹ mất phải hỏa thiêu, đem tro về rải lên mặt đầm xưa. Ruộng đất bị chính quyền lấy hết rồi, không còn chỗ để chôn. Nói xong, mẹ lắc đầu thở dài. Thật ra, từ lâu dân đen làm gì còn chỗ trên cái mảnh đất mà chúng ta thường gọi là quê hương? Một xứ sở ngày càng nhiều tượng đài và lăng tẩm, nơi chỉ dành riêng cho những kẻ có quyền, khi sống lẫn lúc chết dành nhau để được phong thánh.

Tôi không muốn giống mẹ, chỉ với ước mong được trở về bằng nhúm tro tàn rải xuống mặt đầm xưa sau khi chết. Nhưng tôi sẽ đi đâu, về đâu trên đất nước này? Ai nói cho tôi biết được. Có ai không?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.