Hôm nay,  

Nhớ Bồ Tùng Ma

27/12/201900:00:00(Xem: 3288)
BTM
Bồ Tùng Ma



Bồ Tùng Ma sinh thời là một khuôn mặt thân quen, thương yêu của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2001, ngay năm thứ hai, Ông được trao tặng giải bán kết Viết Về Nước Mỹ. Năm 2008, Ông nhận giải Việt Bút, và từ hơn 10 năm qua Ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục gởi bài đăng trong mục VVNM hàng năm. Bài cuối cùng Ông viết cho VVNM là bài “ Số Ở Tù”, đăng trong Giai Phẩm Việt Báo Tết Kỷ Hợi vào tháng Hai, 2019.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, cựu sĩ quan hải quân thiếu tá khóa 13 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, Gia đình Đệ Nhị Dương Cưu. Sau 1975, Ông ở tù 10 năm trong lao tù Cộng Sản, sau đó Ông sang Mỹ theo diện H.O., định cư tại thành phố Glendale, làm việc tại một dịch vụ di trú ở Los Angeles. Khi còn ở Việt Nam Ông thường làm các bài thơ châm biếm chế độ một cách kín đáo đăng trên các báo, sau bị cấm viết.


Ông ra đi vào ngày 7 tây tháng 12, 2019, lúc 4 giờ 50 chiều thứ Bảy, trong sự thương tiếc của gia đình, bạn bè & người thân. Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ cùng với các bạn văn hữu của Ông thuộc nhóm Việt Bút đã đến tiễn đưa Ông về “một nơi chốn để bắt đầu một cuộc sống khác” chiều ngày 15 tháng 12 vừa qua. Với lòng thương tiếc, Việt Báo dành số báo Văn Học Nghệ Thuật tuần này tiễn biệt và tưởng nhớ vị huynh trưởng của Giải Thưởng, và cũng xin trích đăng lại bài viết “Tái Sinh” của ông, một bài trong những bài viết đầu tiên Ông tham dự giải thưởng VVNM.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm năm sau, vào năm 1844, ông đăng bản dịch tiếng Anh một phẩm của Kinh Pháp Hoa. Đây là bản kinh Phật Giáo Đại Thừa đầu tiên xuất hiện trong Anh ngữ. Đặc biệt, bản dịch được xem là Phẩm Thứ Năm của Kinh Pháp Hoa. Phẩm này được dịch sang Hán văn là “Phẩm Dược Thảo Dụ” và trong tiếng Anh nó chỉ được dịch đơn giản là “Plants” [Cây Cỏ]. Phẩm Thứ Năm trong Kinh Pháp Hoa so sánh lời dạy của Đức Phật với cơn mưa rải xuống khắp mọi nơi và so sánh thính chúng của Đức Phật với các hạng thảo mộc lớn, trung bình và nhỏ. Ở đây Thoreau đã tìm thấy giáo lý tôn giáo đã được phô diễn qua việc mô tả về cây và cỏ. Thoreau đã dành 2 năm sau đó để sống độc cư trong rừng hoang cạnh Hồ Walden Pond tại thành phố Concord thuộc tiểu bang Massachusetts. Ở đó ông đã thực hành việc chiêm nghiệm thiên nhiên về điều mà ông đã đọc trong các sách về tôn giáo Ấn Độ -- đặc biệt Kinh Pháp Hoa nơi dạy con người ngồi trong rừng để chiêm nghiệm thực tại. Sự miêu tả của ông về thời gian ông sống nơi hoang vu, được phổ biến
Một nhà thơ khi sáng tác, thường là từ cảm xúc riêng. Có khi ngồi lặng lẽ nửa khuya, có khi lặng lẽ nhìn ra suối hay góc rừng, và có khi chợt thức dậy lúc rạng sáng và nhớ tới một vấn đề… Làm thơ là ngồi một mình với chữ nghĩa, đối diện trang giấy trắng và nhìn vào tâm hồn mình. Trên nguyên tắc, không ai làm thơ với “hai mình” hay nhiều người.
Bây giờ đống rác (theo Soko) chỉ còn lại đất và rêu. Lần này thì chắc chắn phải hốt, đổ đi rồi.
Cô đơn có lẽ là chất liệu sung mãn nhất cho sự sáng tác của những ngưởi cầm bút. Khi viết, người cầm bút sống trọn vẹn trong thế giới của riêng mình. Họ không muốn bất cứ ai, bất cứ điều gì, bất cứ ngoại cảnh nào chi phối hay có thể lôi kéo họ ra khỏi cái thế giới sáng tạo đầy hứng thú mà họ đang bơi lội trong đó. Càng say mê viết họ càng lặn sâu vào cõi cô đơn. Nỗi cô đơn càng mãnh liệt bao nhiêu thì sự sáng tạo của người cầm bút càng độc đáo bấy nhiêu. Trong cô đơn cùng cực thì sự sáng tạo mới đủ sức để khai sinh ra được đứa con tinh thần độc đáo mang thể chất nguyên vẹn của chính nhà văn mà không phải là phó sản của bất cứ từ đâu khác. Ernest Hemingway là loại người như thế. Đặc biệt khi ông viết cuốn tiểu thuyết “The Old Man and The Sea” [Ông Lão và Biển Cả], mà ở VN trước năm 1975 hai nhà văn nữ Phùng Khánh và Phùng Thăng đã dịch sang tiếng Việt với tựa để “Ngư Ông và Biển Cả.” Ernest Miller Hemingway sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899. Ông là ký giả, tiểu thuyết gia, người viết truyện
Nguyên ngồi lặng yên nhìn Yến. Nỗi thắc mắc về người đàn ông đứng nói chuyện với nàng vẫn còn là một ám ảnh dằng dai, ấm ức. Chàng thấy khó hỏi thẳng. Giá hắn ta cùng trạc tuổi chàng (hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ hơn đôi chút) nhìn cách nói nói chuyện, chàng còn có thể đo lường được mức độ thân mật giữa hai người. Lại giá hắn ta cứ già như thế, nhưng có một bề ngoài bảnh bao, lịch thiệp, cử chỉ chững chạc, đàng hoàng, dầu sao cũng vẫn còn là một điều dễ chịu cho chàng trong việc ước đoán mối liên hệ tình cảm giữa nàng và hắn (nếu hắn thuộc hạng người như thế, Nguyên có đủ lý do để tỏ lộ mối nghi ngờ một cách thẳng thắn mà không ngại làm Yến phật lòng). Đằng này hắn không giống bất cứ người đàn ông nào vào loại đó để có thể nghi được là người tình của Yến. Mái tóc đã lấm tấm ít sợi bạc, bôi dầu bóng nhẫy, hai bên ép sát vào da đầu, lượn một cách rất khéo về phía sau. Nước da xanh mét như một người nghiện thiếu thuốc lâu ngày
Theo dòng thời gian, từ trước công nguyên cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã từng xảy ra nội chiến (civil war - chiến tranh trong nước), những cuộc nội chiến đó trong quá khứ thường được nhắc đến trong những bài học lịch sử. Lịch sử nước ta thời Đại Việt cũng trải qua vài giai đoạn như nội chiến Nam Bắc triều (1533-1677) giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1775) giữa chúa Trịnh ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong). Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn (1771-1785 và 1787-1802). Nguyễn Huệ (1753-1792) đánh Nam dẹp Bắc, lên ngôi Quang Trung Đại Đế nhưng chết khi còn trẻ, nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), tiến hành cuộc chiến, thống nhất sơn hà, năm 1802, lên ngôi Gia Long Hoàng Đế, quốc hiệu Việt Nam, chấm dứt cuộc nội chiến tranh kéo dài gần 270 năm.
Trăng 14 lẻn nhẹ vào thiền đường. Mắt khép hờ mà hành giả vẫn thấy rõ. Nhưng trăng ngây thơ, tưởng sẽ đùa như trẻ nhỏ khi vờn lên vạt áo tràng nâu làm hành giả giật mình, để trăng khúc khích cười. Thôi được, giả như không thấy mà tạo niềm vui thì có sao đâu, nhất là niềm vui này lại tặng ánh trăng, đối tượng tri kỷ thường cùng tọa thiền những đêm tĩnh lặng. Đêm nay 14 nên trăng tỏ. Vạt áo nâu loang loáng ánh trăng tưởng như đang muốn lao xao múa hát. Trăng và áo đồng lõa, lay động những ngón tay đang đặt lên nhau. Hương từ bụi dạ lý bên cửa sổ cũng nhập cuộc, cùng “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Tất cả chợt quyện vào nhau: Hành giả, trăng, hương dạ lý, cùng vỗ đôi cánh nâu, nhịp nhàng theo một cung bực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.