Hôm nay,  

Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa Phi Nhân

1/13/202116:13:00(View: 2703)
tcp
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc

                                                                               

Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”.
Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.

Suy gẫm cho cùng thì chính chủ nghĩa Cộng sản đang tròng lên cổ đồng bào là thủ phạm chính, là nguyên nhân gây nên bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa ngoại lai du nhập từ nước Nga Cộng, từ nước Tàu Cộng không thích hợp với văn hóa và tâm tình của người dân Việt Nam suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ chủ nghĩa phi nhân này đã hình thành một nhà nước độc tài tham nhũng ghê gớm và lớp đảng viên cán bộ Cộng sản đặc quyền, đưa đất nước và xã hội suy thoái mọi mặt. 
Bọn cầm quyền Việt Cộng đã lợi dụng cái gọi là sở hữu đất đai toàn dân để tịch thu nhà đất đồng bào, dùng tài nguyên quốc gia mà bán cho bọn tư bản và các thế lực ngoại bang để làm giàu cho bản thân chúng. 
Bọn Việt Cộng đã đặt ra điều khoản rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước, đứng lên trên mọi luật lệ căn bản để từ đó tạo nên một nhà nước độc tài nhất trong lịch sử dân tộc.

Cho nên phải phá gỡ cái gông xiềng chủ nghĩa cộng sản đang tròng lên cổ dân tộc thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày thanh bình no ấm.

Lời ca:

CỨU QUÊ TÔI THOÁT GÔNG XIỀNG CHỦ NGHĨA PHI NHÂN

Xin đừng giúp tôi, xin đừng cứu tôi, mà hãy cứu quê hương tôi, thoát gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Chúng sẽ bắt tôi , chúng sẽ bắt tôi, rồi kết án đưa vào tù giam, chỉ vì một tội, tôi yêu quê hương, tranh đấu cho tự do.

Chúng đã bắt tôi, chúng đã bắt tôi, vào đêm tối đưa về một nơi, dù ngày mai tôi không còn sức, mong sao anh em lửa đấu tranh vẫn hồng.

Xin đừng lo lắng cho tôi, xin đừng tìm cách cứu tôi, xin hãy chung tay, cứu giúp quê hương, thoát ra gông xiềng.

Quê hương mình chịu nhiều đau đớn, đồng bào mình chịu nhiều áp bức, vì chủ nghĩa lai căng, vì chủ nghĩa phi nhân, tròng lên cổ dân ta.

Đấu tranh này đường dài gian khó. Đấu tranh này mọi người góp sức, để thấy quê hương an vui, ngày đó đồng bào đứng lên, phá gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Để nghe ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa xin vào :

https://www.youtube.com/watch?v=qIhBMIS3Ei0

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trước Giáng Sinh 2020 có người bạn sắp về hưu phôn hỏi theo năm sinh khi nào về hưu ở Đức và riêng tôi sau khi nghỉ hưu anh làm gì vì đã có nghe vài người bạn thân than "nghỉ ở nhà chán thật", điển hình ví dụ như trong mùa "đại dịch Corona" phải nằm nhà, cảm thấy tù túng, khó chịu".
Với đại dịch hạn chế đi lại trong mùa lễ, nhiều người Mỹ sẽ ngồi trước truyền hình để xem những cuốn phim ngày lễ thích thú của họ, cùng với uống bia rượu ưu thích – một ly nước táo nóng hay một chung rượu – để cho đời vui thêm. Phim ngày lễ đã trở thành một phần quan trọng của các cuộc lễ hội mùa đông của người Mỹ và lại còn nhiều hơn đối với những ai cách ly vào mùa lễ năm nay. Trang mạng giải trí Vulture báo cáo 82 phim ngày lễ mới được tung ra trong năm 2020. Nhưng, ngay cả trước khi đóng cửa, việc sản xuất các phim Giáng Sinh hàng năm được báo cáo là tăng ít nhất 20% kể từ năm 2017 chỉ trên một hệ thống dây cáp truyền hình.Phim ngày lễ là phổ biến không chỉ đơn giản bởi vì chúng là “những cuộc trốn chạy,” như nghiên cứu của tôi về mối quan hệ giữa tôn giáo và điện ảnh. Đúng hơn, những phim này trao cho người xem một cái nhìn thoáng qua vào thế giới như nó có thể là.
Mở nghe bài hát Nắng Đẹp Miền Nam “ Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hòa bình cho Đồng Tháp Cà Mau. Đây quê hương thân yêu Miền Nam, nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang” mà lòng bâng khuâng ngậm ngùi. Những nhạc phẩm của Lam Phương giai điệu vui tươi êm ái, lời ca mộc mạc, chân tình đi thẳng lòng người, đẹp như màu nắng lóng lánh trên cánh đồng màu mỡ Miền Nam, thuở thanh bình năm cũ trở thành kỷ niệm.
Người nhạc sĩ tài năng đa dạng có hơn 200 bản nhạc đã được hát khắp nơi từ đầu thập niên 1950 cho đến nay ở trong và ngoài nước mà hầu như người Việt nào cũng đã từng nghe nhạc của ông, Nhạc Sĩ Lam Phương, đã từ giã cõi đời vào chiều tối ngày 22 tháng 12 năm 2020 tại Thành Phố Fountain Valley, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Năm 2007 lần đầu tiên tôi được nghe ca khúc "Những Sáng Thứ Bảy" của nhạc sĩ Lại Quốc Hùng - sáng tác trước 1975. Melody nhẹ nhàng, lời tình tự êm ái, lồng trong khung cảnh buổi sáng yên tĩnh, chỉ có gió mùa thu lay động những chiếc lá vàng ... (còn thứ bảy có lẽ là ngày cuối tuần rảnh rỗi để tác giả đi lang thang chăng?). Ca khúc buồn man mác nhưng vẫn thấy chút hy vọng mong manh qua tia nắng ấm ban mai. Đây quả là một ca khúc hay và "quyến rũ" người yêu nhạc ...
Tôi được may mắn gặp Ca Sĩ Mai Hương trong buổi chiều nhạc “Hát cho vui đời”, do Kim Tước và các người em của bà tổ chức vào cuối tháng 10, năm 2016. Bà đến tham dự cùng phu quân và có lên sân khấu cùng song ca với Kim Tước một khúc nhỏ trong bài "Hình ảnh một đêm trăng" của Văn Phụng. Đó là lần cuối tôi gặp bà và cũng là lần cuối khán thính giả được nghe bà hát.
Mai Hương nguyên danh Phạm Thị Mai Hương, gốc Hà Nội, sinh năm 1941 tại Đà Nẵng. Xuất thân trong một gia đình nghệ sĩ, cha mẹ MH là Phạm Đình Sỹ và nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, diễn viên đoàn kịch Sao Vàng của Thế Lữ, được Bộ Thông Tin VNCH đã trao tặng danh hiệu nữ kịch sĩ xuất sắc nhất năm 1956. Ông Phạm Đình Sỹ là anh trai của các ca sĩ Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy), ca sĩ Thái Thanh, ca sĩ Hoài Trung Phạm Đình Viêm và nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương.
Tôi gặp nhạc sĩ Lê Dinh lần duy nhất trong đời khi ông từ Montreal Canada ghé San Jose California cuối thập niên 1980 thăm gia đình cố nhạc sĩ Minh Kỳ và ông điện thoại mời tôi tới.
Bài phỏng vần này được thực hiện – năm 2015 – chỉ với mục đích tìm hiểu về những nhận xét của một trong ba nhạc sĩ tài danh của Nhóm Lê Minh Bằng đối với Nền Âm Nhạc Việt-Nam từ trước và sau năm 1975.
Alex Trebek, người điều khiển chương trình “Jeopardy!” được kính trọng và yêu quý kể từ năm 1984, người có đức tính điềm tĩnh nhưng hóm hỉnh có mặt trên truyền hình phải xem đối với hàng triệu người Mỹ, đã qua đời ở tuổi 80, theo bản tin cùa TMZ cho biết hôm Chủ Nhật, 8 tháng 11 năm 2020.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.