Hôm nay,  

Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa Phi Nhân

1/13/202116:13:00(View: 2723)
tcp
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc

                                                                               

Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”.
Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.

Suy gẫm cho cùng thì chính chủ nghĩa Cộng sản đang tròng lên cổ đồng bào là thủ phạm chính, là nguyên nhân gây nên bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa ngoại lai du nhập từ nước Nga Cộng, từ nước Tàu Cộng không thích hợp với văn hóa và tâm tình của người dân Việt Nam suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ chủ nghĩa phi nhân này đã hình thành một nhà nước độc tài tham nhũng ghê gớm và lớp đảng viên cán bộ Cộng sản đặc quyền, đưa đất nước và xã hội suy thoái mọi mặt. 
Bọn cầm quyền Việt Cộng đã lợi dụng cái gọi là sở hữu đất đai toàn dân để tịch thu nhà đất đồng bào, dùng tài nguyên quốc gia mà bán cho bọn tư bản và các thế lực ngoại bang để làm giàu cho bản thân chúng. 
Bọn Việt Cộng đã đặt ra điều khoản rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước, đứng lên trên mọi luật lệ căn bản để từ đó tạo nên một nhà nước độc tài nhất trong lịch sử dân tộc.

Cho nên phải phá gỡ cái gông xiềng chủ nghĩa cộng sản đang tròng lên cổ dân tộc thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày thanh bình no ấm.

Lời ca:

CỨU QUÊ TÔI THOÁT GÔNG XIỀNG CHỦ NGHĨA PHI NHÂN

Xin đừng giúp tôi, xin đừng cứu tôi, mà hãy cứu quê hương tôi, thoát gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Chúng sẽ bắt tôi , chúng sẽ bắt tôi, rồi kết án đưa vào tù giam, chỉ vì một tội, tôi yêu quê hương, tranh đấu cho tự do.

Chúng đã bắt tôi, chúng đã bắt tôi, vào đêm tối đưa về một nơi, dù ngày mai tôi không còn sức, mong sao anh em lửa đấu tranh vẫn hồng.

Xin đừng lo lắng cho tôi, xin đừng tìm cách cứu tôi, xin hãy chung tay, cứu giúp quê hương, thoát ra gông xiềng.

Quê hương mình chịu nhiều đau đớn, đồng bào mình chịu nhiều áp bức, vì chủ nghĩa lai căng, vì chủ nghĩa phi nhân, tròng lên cổ dân ta.

Đấu tranh này đường dài gian khó. Đấu tranh này mọi người góp sức, để thấy quê hương an vui, ngày đó đồng bào đứng lên, phá gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Để nghe ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa xin vào :

https://www.youtube.com/watch?v=qIhBMIS3Ei0

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Viết về thiên tài âm nhạc, nhân dịp đi nghe "Đêm nhạc dương cầm kỷ niệm 250 năm sinh của Ludwig van Beethoven“
Ca khúc Hương Xưa (1956) đã một thời nổi tiếng qua tiếng hát điển hình như Lệ Thu, Hà Thanh, Sĩ Phú, Duy Trác (Mai Hương trình bày với phong cách hòa âm thay đổi, phần phiên khúc với Harmonic Rhythm nhưng sang phần điệp khúc thì tiết tấu thay đổi đảo phách (Syncope)… Và sau nầy được trình bày với nhiều ca sĩ ở trong nước và hải ngoại cho đến nay hơn sáu thập niên.
As a writer, he advocated for the truth and the deprived, and had a profound impact on literature and society. / Là một nhà văn, anh bênh vực cho sự thật và những người bất hạnh, và đã có ảnh hưởng sâu sắc trên văn học và xã hội.
“Schitt’s Creek” vừa tạo lịch sử của Giải Emmy vào tối Chủ Nhật với chiến thắng 7 thể loại hài kịch, theo tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Hai, 21 tháng 9 năm 2020.
Đó là nơi quyền lực Trung Quốc bị lu mờ trước sức mạnh chính nghĩa của những người tỵ nạn Tây Tạng tay không tấc sắt: các đại hội phim ảnh quốc tế. Dù vậy, dòng phim của người Tây Tạng lưu vong hoàn toàn không phải là những lời sách động trần gian – đây chính là các thước phim xuất thế gian từ những người bị rượt đuổi ra khỏi quê nhà đang đưa lên thật cao những lý tưởng của từ bi, thương yêu, tha thứ và hòa bình. Ngay cả trong mùa đại dịch, một phim hoạt họa ngắn của một nữ đạo diễn gốc Tây Tạng đã được chọn vào phần chiếu chính yếu trong một đại hội phim quốc tế tại Canada. Phim hoạt họa dài 5 phút nhan đề ‘Yarlung’ của nữ đạo diễn Kunsang Kyirong được chọn vào chiếu ở Ottawa International Film Festival 2020, nơi được xem là đại hội phim về hoạt họa lớn nhất Bắc Mỹ. Phim ‘Yarlung’ là các bản vẽ bằng chì than (charcoal), nối kết thành dòng chảy thi ca ghi lại thời thơ ấu của cô Kyirong bên bờ sông Yarlung Tsangpo, còn gọi là sông Brahmaputra, chảy từ rặng Hy Mã Lạp Sơn xuyên Tây Tạng
Tâm tình của người con dân Việt Nam dù ở xa quê hương nhưng lòng lúc nào cũng lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Dù đất nước đang bị Chủ nghĩa Cộng sản cai trị với nạn độc tài tham nhũng vả nguy cơ trở thành thuộc địa của Tàu một lần nữa, nhưng lòng vẫn mơ ước về tương lai dân tộc ngời sáng.
Thủa ấy, một trong những ca khúc ưa thích là bài “Qua Cơn Mê”, đài phát thanh cho nghe hàng ngày, thấy hay, lời ca giản dị, ước mong sau chiến tranh, thanh bình tôi về lại với người yêu, thăm từng con đường đất nước, theo các em học hành như xưa đã bỏ lỡ…
Tuyển tập nhạc "DUYÊN", Trần Kim Bằng với những sáng tác mới đóng góp cho âm nhạc Việt Nam, ngoài tình ca, còn có những ca khúc về quê hương đất nước, gửi gấm tâm tình chung của người Việt xa xứ viết cho quê mẹ.
Đại dịch vi khuẩn corona đã làm mọi thứ đảo lộn. Từ những sinh hoạt thường ngày của cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội đến những hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi đến sự tiếp xúc gần sát, tất cả đều bị hạn chế, ngưng trệ và khi bắt đầu trở lại thì mọi thứ cũng phải đổi thay. Lãnh vực nghệ thuật giải trí cũng chịu chung số phận. Sau nhiều tháng ngưng hoạt động vì đại dịch, các hoạt động đóng phim và truyền hình đang bắt đầu trở lại, nhưng với một kỷ nguyên mới, theo ký giả và nhà viết kịch bản phim/Truyền Hình Beth Webb cho biết trong bài nghiên cứu của bà được đăng trên mục Văn Hóa của trang mạng Đài BBC tiếng Anh hôm 23 tháng 8 năm 2020. Kể từ khi chính phủ Anh bật đèn xanh cho sự hoạt động của truyền hình và phim theo các biện pháp an toàn mới hạn chế vào tháng 6, việc sản xuất đã từ từ hoạt động trở lại. Nhưng đối với sự tái hoạt động của các lãnh vực này thì phải tuân theo các hướng dẫn an toàn mới, họ đã phải tự điều chỉnh lại cách họ tiếp cận vai trò của họ.
Regis Philbin, là người điều hợp chương trình nổi tiếng “Live!” và chương trình “Who Wants to Be a Millionaire,” đã qua đời hôm 24 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 88 tuổi, theo bản tin của báo Huff Post cho biết hôm 25 tháng 7. “Chúng tôi đau buồn vô hạn để chia xẻ rằng Regis Philbin yêu dấu của chúng tôi đã từ giã cuộc đời một cách tự nhiên, một tháng trước ngày sinh nhật thứ 89 của ông,” theo thông báo từ gia đình gửi tới báo People hôm Thứ bảy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.