Hôm nay,  

Những Cánh Vạc Đêm

13/12/200800:00:00(Xem: 3607)
NHỮNG CÁNH VẠC ĐÊM
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, từ cuối tháng 11 đến nay, tại vùng đầu nguồn tỉnh An Giang, lũ đang rút dần, không khí mưu sinh những ngày cuối mùa lũ càng trở nên tấp nập. Bất kể ngày đêm, những cư dân nghèo đang cố gắng soi ếch, "nhặt nhạnh món quà" mà thiên nhiên ban cho họ theo dòng nước lũ năm nay.  Báo SGGP ghi nhận về cuộc mưu sinh trong muà lũ của dân nghèo ở An Giang như sau.
Chập choạng tối, những chiếc xuồng của dân soi ếch neo kín trên bờ kinh Quýt (xã An Hòa, Châu Thành, An Giang) để chuẩn bị cho một chuyến đi soi thâu đêm. Cột chặt dây neo ghe vào cây bạch đàn, anh Trương Minh Vũ (37 tuổi) ngồi chồm hổm trên ghe, hì hụp nấu cơm. "Cái xóm Kinh Quýt nghèo này, gần như cả xóm đều đi soi ếch. Lấy đêm làm ngày, bữa nào trăng thanh gió mát thì có ăn; bữa nào mưa dầm, ếch trốn hết, coi như công cốc, không lỗ tiền dầu là may", vừa dụi mắt, anh Vũ vừa kể. Mùa lũ năm nay, ếch thì ít, người đi soi lại nhiều nên cuộc sống của họ vốn đã thiếu thốn nay càng khốn khó hơn. Gần như nhà nhà đi soi ếch nên cứ khoảng 5g chiều mỗi ngày là cả xóm Kinh Quýt lục đục chuẩn bị đồ nghề xuất hành. Soi hết ếch cánh đồng ở xã mình, họ xuôi sang tận những cánh đồng xã giáp biên giới Campuchia rồi ngược xuống vùng Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất (Kiên Giang). Với chiếc đèn pin le lói đội trên đầu và chiếc chĩa bắn ếch tự tạo trên tay, lúc nào người soi ếch cũng phải căng mắt quan sát. Cứ thế, họ đi thâu đêm, cho đến khi gà gáy mới về.

Bắt ếch bằng chĩa nên thường người soi phải làm thịt luôn trên ghe rồi cho vào thùng nước đá để trữ lạnh. Theo  1 cư dân tên Khánh, cả đêm, soi, bắn vất vả mỗi người cũng chỉ được khoảng 4-5kg ếch, chuột lẫn lộn, trừ chi phí còn lời 70 ngàn-80 ngàn đồng. Thời buổi vật giá leo thang như hiện nay, số tiền ấy cũng chỉ đủ đong gạo bữa. Theo chỉ dẫn của những người soi ếch xóm Kinh Quýt, phóng viên tìm đến cánh rừng tràm Huệ Đức, xã Vọng Thê (Thoại Sơn, An Giang), tại đây cũng có rất nhiều người theo nghề săn ếch đồng. Dừng chân trên bờ kênh Huệ  Đức, nơi có nhiều ghe của dân soi ếch tập  trung, phóng viên tiếp chuyện với anh Nguyễn Thanh Hà. Năm nay vừa tròn 42 tuổi nhưng anh Hà đã có thâm niên gần 20 năm trong nghề soi ếch đồng. Làng Vọng Thê (Thoại Sơn), nơi anh Hà sinh sống, không biết từ khi nào, nghề săn ếch đồng đã trở thành nghiệp gia truyền.  Cả gia đình anh Hà có tới 6  người, nhưng chẳng có lấy tấc đất "cắm dùi". Vợ chồng anh phải xin ở đậu trên mảnh đất gần bờ kinh Đức Huệ của một người quen. Thuở mới lớn anh được cha truyền lại cho cái nghề soi ếch thế nào; bây giờ anh truyền lại cho thắng Võ như thế.
Bạn,
Báo SGGP ghi nhận rằng, các gia đình theo nghề soi ếch có con cái học hành chẳng đến đâu. Thường các em chỉ được cắp sách đến trường cho biết mặt chữ. Sau đó, con gái thì về phụ mẹ đi làm thuê, con trai lại nối gót cha làm nghề soi ếch kiếm sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.