Hôm nay,  

Nhớ Trần Quang Lộc, Người Nhạc Sĩ Lãng Du

08/06/202015:44:00(Xem: 6372)
tran quang loc
Ảnh: Youtube


Sáng nay, vừa thức dậy, nghe tin từ nhạc sĩ Tuấn Khanh trong nước: “Nhạc sĩ Trần Quang Lộc từ trần. Được biết nhạc sĩ Trần Quang Lộc, tác giả nhiều bài hát quen thuộc với khán giả Việt Nam, đã ra đi vào lúc 5g40 chiều, ngày 7-6-2020, tại bệnh viện, bên cạnh người thân. Con trai của nhạc sĩ Trần Quang Lộc, là anh Trần Quang Phương Nam, trước đó cho biết rằng nhạc sĩ bị ung thư bàng quang và ung thư phổi, bệnh đã ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn…”.

Thằng bạn văn nghệ còn ở trong nước của tôi viết như để tưởng niệm: “…Lại thêm người "tái ngộ" cùng tiền nhân. ‘Nghìn năm sau ta níu bóng quay về’...”. Đây là một câu hát trong ca khúc Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội.

Vào trước năm 1975, nhạc sĩ Trần Quang Lộc được xếp vào nhóm nhạc sĩ trong phong trào sinh viên, du ca. Ông là nhạc sĩ mà chỉ với một ca khúc “Về Đây Nghe Em” cũng đủ để trở thành bất tử:

Về đây nghe em về đây nghe em

Về đây mặc áo the đi guốc mộc

Kể chuyện tình bằng lời ca dao Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai

Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới

Và về đây nghe gọi tiếng xưa Để nhớ trong tiếng vỡ bờ…

Cả giai điệu và lời đều đẹp, lãng mạng như một bài thơ… Không thấy dấu ấn của một ca sĩ du tử…

Sau 1975, đến khoảng thập niên 1990s, nhạc của Trần Quang Lộc mới được phổ biến lại. Hầu hết là những tình khúc mà ông sáng tác sau 1975. Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của ông trong giai đoạn này là Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội. Cùng với “Nhớ Mùa Thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn, “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” là hai nhạc phẩm viết về Hà Nội được yêu thích vào bậc nhất trong nước, cho dù cả hai  tác giả đều là những nhạc sĩ của Miền Nam…

Tháng tám mùa thu lá rơi vàng chưa nhỉ?
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm
Có phải em mùa thu xưa?

Có bóng mùa thu thức ta lòng son muộn
Một ngày về xuôi chợt ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay…

Một lần nữa, giai điệu và lời lại đẹp như một bài thơ. Hẳn là Trần Quang Lộc phải là nhạc sĩ của những tình ca lãng mạn?...

Cũng theo thông tin từ nhạc sĩ Tuấn Khanh, Trần Quang Lộc đã để lại cho đời khoảng 600 ca khúc. Nhiều người hâm mộ sẽ ngạc nhiên: người nhạc sĩ này sáng tác nhiều đến thế sao?

Riêng chúng tôi- những người trong nhóm thân hữu “Hội Ca Cầm”- thì  không bất ngờ trước sự sung mãn trong sáng tác của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1984, anh Lộc (nhóm chúng tôi vẫn gọi như thế) hay đến “hát chui” tại những buổi văn nghệ bỏ túi tại tư gia  của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, của ca sĩ Duy Trác, của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Chúng tôi đã nghe rất nhiều sáng tác của anh Lộc sau 1975 trong khoảng thời gian này, mà không phải tất cả đều được phổ biến chính thức tại Việt Nam. Đối với chúng tôi, điểm đặc trưng nhất của nhạc Trần Quang Lộc là giai điệu của một kẻ lãng du, như bài hát Lãng Du Ca mà anh đã sáng tác từ trước 1975:

Về ngồi lại hát hát cho quên đời
Về tìm lại kiếp kiếp lãng du này
Đàn tình tang cho ta lòa xòa mộng dối ha ...
Về làm người rong chơi chín cõi đời
Về chào mừng cuộc đời mới

Bởi vì người cũng biết xót thương người
Và vì lòng vẫn cứ vấn vương lòng
Thì làm sao hay biết cuộc đời như mơ ...ha ...
Về nực cười vung gươm giết hết sầu
Về tìm lại chút duyên đầu…

Lãng du có lẽ cũng là nét đặc trưng của cuộc đời Trần Quang Lộc. Từ Đà Nẵng vào Sài Gòn để học hành từ trước 1975. Sau ngày Miền Nam mất, anh xuống sinh sống tại Rạch Giá, rồi trở lên lại Sài Gòn, và rồi sống những ngày cuối đời tại Bà Rịa Vũng Tàu.



Những ca khúc theo thể loại giang hồ lãng tử, Trần Quang Lộc viết nhiều đến độ chính anh có khi cũng không nhớ hết. Hồi năm 2010, anh Lộc có dịp sang Hoa Kỳ, có buổi hát hò hội ngộ với nhóm Hội Ca Cầm. Chúng tôi chào đón anh bằng bài hát “Có Phải Xuân Về Không Em”, ca khúc mà ở Việt Nam, mỗi lần họp mặt hát hò trong dịp tết, chúng tôi đều hát ngay sau bài mở màn Ly Rượu Mừng:

Em ơi mai nở, có tiếng nói cười, mùa xuân đã về rồi sao
Đi qua phố chợ, mua dăm ly rượu, mừng xuân uống cho say đời…
Lô nhô bóng người, thấp thóang giữa đời, chào nhau chén rượu đầu môi
Quen thân lưu lạc, hát giữa phố người, bài ca ấm êm cho đời…

Nghe lại ca khúc “lãng tử” này, anh Lộc nói rằng anh quên mất, đã từ lâu không hát lại. Việt Báo đã từng đăng một bài viết nói về dòng nhạc lãng du của Trần Quang Lộc cũng trong dịp này. Mới đó mà đã 10 năm… https://vietbao.com/a161765/chieu-nhac-tran-quang-loc

Hầu hết mọi người đều biết đến anh Trần Quang Lộc như một nhạc sĩ. Nhưng không phải ai cũng biết anh Lộc là một người có giọng hát độc đáo không kém gì nhạc của anh. Bác sĩ Bích Liên của Ca Đoàn Ngàn Khơi còn nhớ giọng hát của anh Lộc trước 1975: “…Nhớ năm 1974 thì phải, lần đầu tiên gặp anh Lộc từ trường Nông Lâm Súc sang hát ở Dược Khoa. Anh hát Lá Đổ Muôn Chiều thật hay, giọng thật ấm và truyền cảm. Rồi anh hát Về Đây Nghe Em anh vừa sáng tác. Sau đó theo anh tham dự những buổi văn nghệ Thanh Sinh Công.  Mấy chục năm rồi không được gặp anh…”

Tôi còn nhớ trong những buổi văn nghệ bỏ túi “chui” sau 1975 ở tư gia nhà văn Doãn Quốc Sỹ, mỗi khi có anh Lộc, tụi tôi đều phải kéo nhau xuống nhà bếp để hát, chứ không ngồi ở phòng khách như thường lệ. Bởi vì giọng của anh rền vang, có khi cả cái xóm lao động trong con hẻm đều nghe, chắc chắn sẽ phiền hà với anh công an khu vực! Anh Lộc tự đàn guitar cho mình hát, theo phong cách đàn rất du ca. Tụi tôi vẫn ví giọng hát của anh với tiếng kèn saxophone. Anh có đặc điểm là càng uống rượu, anh hát càng hay. Tiếng hát của anh có khi sang sảng, phóng khoáng khi hát những ca khúc lãng du. Có khi mượt mà, nỉ non khi hát những tình khúc. Khi rền rỉ, kể lể, thống thiết lên bổng xuống trầm trong những ca khúc của anh kể về cuộc đời thăng trầm của chính mình, như bài hát Chỉ Còn Bóng Đổ Dài:

Làm sao em hiểu thấu, trong lòng anh điêu tàn,

Trong lòng anh mới đổ, một bóng dài lẻ loi…

Anh hát bằng con tim, với tất cả hơi thở.  Một giọng hát cũng đầy cá tính như nhạc của Trần Quang Lộc.

Nói về nhạc của Trần Quang Lộc, ca sĩ Duy Trác đã từng nói rằng: “… Trần Quang Lộc là một hiện tượng, một quái kiệt. Nhạc của Lộc qua giọng hát của chính Lộc là độc nhất vô nhị, nghe hay không chịu được!”. Còn nhà văn Nguyễn Đình Toàn- người cũng hay có mặt trong những buổi văn nghệ “chui” của Hội Ca Cầm- nhận xét: “… Nếu có một nhạc sĩ thuộc thế hệ sau mà tài năng đến gần với Phạm Duy nhất, thì đó sẽ là Trần Quang Lộc…”. Có lẽ một cái giống trong cuộc đời của anh Lộc với nhạc sĩ Phạm Duy là anh sống hết mình, sống trọn vẹn với tất cả vui buồn của một kiếp người.

Cách đây vài năm, tôi đã từng hứa là sẽ tập cho nhóm văn nghệ thân hữu Việt Báo hợp ca bài “Có Phải Xuân Về Không Em” trong mỗi dịp cùng đón năm mới tại vùng Little Saigon. Vậy mà tới nay vẫn chưa làm được. Thôi thì năm nay nhất định phải làm. Cũng là một cách để tưởng nhớ anh Trần Quang Lộc, người nhạc sĩ lãng tử của nền tân nhạc Việt Nam…

Cung Mi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuyển tập nhạc "DUYÊN", Trần Kim Bằng với những sáng tác mới đóng góp cho âm nhạc Việt Nam, ngoài tình ca, còn có những ca khúc về quê hương đất nước, gửi gấm tâm tình chung của người Việt xa xứ viết cho quê mẹ.
Đại dịch vi khuẩn corona đã làm mọi thứ đảo lộn. Từ những sinh hoạt thường ngày của cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội đến những hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi đến sự tiếp xúc gần sát, tất cả đều bị hạn chế, ngưng trệ và khi bắt đầu trở lại thì mọi thứ cũng phải đổi thay. Lãnh vực nghệ thuật giải trí cũng chịu chung số phận. Sau nhiều tháng ngưng hoạt động vì đại dịch, các hoạt động đóng phim và truyền hình đang bắt đầu trở lại, nhưng với một kỷ nguyên mới, theo ký giả và nhà viết kịch bản phim/Truyền Hình Beth Webb cho biết trong bài nghiên cứu của bà được đăng trên mục Văn Hóa của trang mạng Đài BBC tiếng Anh hôm 23 tháng 8 năm 2020. Kể từ khi chính phủ Anh bật đèn xanh cho sự hoạt động của truyền hình và phim theo các biện pháp an toàn mới hạn chế vào tháng 6, việc sản xuất đã từ từ hoạt động trở lại. Nhưng đối với sự tái hoạt động của các lãnh vực này thì phải tuân theo các hướng dẫn an toàn mới, họ đã phải tự điều chỉnh lại cách họ tiếp cận vai trò của họ.
Regis Philbin, là người điều hợp chương trình nổi tiếng “Live!” và chương trình “Who Wants to Be a Millionaire,” đã qua đời hôm 24 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 88 tuổi, theo bản tin của báo Huff Post cho biết hôm 25 tháng 7. “Chúng tôi đau buồn vô hạn để chia xẻ rằng Regis Philbin yêu dấu của chúng tôi đã từ giã cuộc đời một cách tự nhiên, một tháng trước ngày sinh nhật thứ 89 của ông,” theo thông báo từ gia đình gửi tới báo People hôm Thứ bảy.
Ban ca nhạc Bình-Minh được thành lập vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX. Ngày Đài Phát Thanh Nha-Trang được khánh thành, trong khuôn viên Tòa Tỉnh, ban Ca Nhạc Bình-Minh đã góp mặt.
Tháng 6 là tháng âm nhạc của người Mỹ gốc Phi Châu tại Hoa Kỳ. Nói cho có đầu có đuôi thì vào ngày 7 tháng 6 năm 1979, Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã ban hành sắc lệnh ghi nhận rằng tháng 6 là tháng âm nhạc của người da đen ở Mỹ, theo www.en.wikipedia.org. Trong tuyên bố năm 2016, Tổng Thống Barack Obama nói rằng âm nhạc và các nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi Châu đã giúp đất nước này “để khiêu vũ, để bày tỏ niềm tin của họ qua bài hát, để tụ tập biểu tình chống bất công, và để bảo vệ sự cam kết chắc chắn của quốc gia này đối với sự tự do và cơ hội cho tất cả mọi người.” Sau khi người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, những cuộc biểu tình rầm rộ đã bùng nổ trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để chống lại sự bạo hành của cảnh sát và sự kỳ thị chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi Châu đã có mặt ở Mỹ trên 400 năm kể từ khi người nô lệ Phi Châu đầu tiên được chở tới Jamestown tại Virginia vào năm 1619
Một đời nghệ sĩ rong chơi, lúc đói nghèo cũng như lúc được chào đón nồng nhiệt, Trần Quang Lộc luôn có nụ cười dễ mến. Trần Quang Lộc hát khắp nơi mình đến, nhưng tiếng hát nơi hội họp với nhau, không phải trên sân khấu, mới nói lên hết cái hồn thơ của người nghệ sĩ. Nghe TQL đàn hát Đàn Trong Tay Người mới thấm cái buồn nhỏ đều giọt vào lòng giếng khô
Mùa hè năm 1979 tại thành phố Vancouver Canada có ngày lễ hội văn hóa dành cho các sắc tộc và cộng đồng Việt Nam lúc đó tuy không nhiều nhưng cũng có tham dự. Một chị từng là sinh viên du học Nhật Bản và sau biến cố 1975 thì định cư Canada- chị mặc chiếc áo dài và dân Canada ngạc nhiên thích thú. Có người tò mò hỏi trang phục đó là của dân tộc nào thì được cho biết đó là áo dài Việt Nam.
Năm 2005 thành phố San Jose có nghị quyết công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng đồng Việt Nam tại đây- điều này đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết nên ca khúc Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay. Năm 2006, Thống đốc California là Arnold Schwarzenegger ký sắc lệnh công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam tự do ở tiểu bang California. Tác giả đã thu âm bài hát Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay, hợp ca 2 nam 2 nữ và gởi tặng CD cho Thống đốc để bày tỏ lòng tri ân.
Bài hát như là một câu chuyện mà tôi viết với hình ảnh của một người cha, người vợ và những đứa con thơ, nhưng đây không phải là câu chuyện của một cá nhân nào, mà đó chính là câu chuyện được viết chung cho tất cả các nhân viên y tế nơi tuyến đầu. Họ là Những Thiên Thần Áo Trắng và dù họ đã chắp cánh bay xa, nhưng họ sẽ để lại cho chúng ta mãi mãi sự biết ơn và cho thế gian này sự hồi sinh từ sự hy sinh cao cả của họ. Tâm khúc này cũng được Nhạc sĩ Cao Minh Hưng dịch sang tiếng Anh với tựa đề "Angels In Scrubs" để các y tá, bác sĩ, những nhân viên y tế không biết tiếng Việt cũng có thể hiểu được sự biết ơn mà người Việt Nam chúng ta dành cho họ trong cơn đại dịch này.
Mùa Quốc Hận 30 Tháng Tư năm 2020, nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ biến một ca khúc mới thương nhớ Sài Gòn- Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa- thành phố yêu dấu của Miền Nam Tự Do đã thất thủ vào tay quân Cộng Sản Miền Bắc và mất tên từ đó. Dù 45 năm trôi qua, nhiều thứ phôi pha nhưng tình yêu Sài Gòn của tác giả vẫn nồng nàn, vẫn mơ một ngày thành phố sẽ lấy lại tên yêu Sài Gòn.