Hôm nay,  

Đã Về

07/06/202013:27:00(Xem: 4392)

Năm 13, 14 tuổi nghe Về Đây Nghe Em mà bồi hồi.

Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới…

…quê hương qua Trần Quang Lộc đẹp biết bao nhiêu.  Và ở tuổi mới lớn dạt dào cảm xúc, câu hát

Này hồn ơi lên cao lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương…

…với tôi thật lãng mạn, thật thanh cao lý tưởng.

Trần Quang Lộc có những lời nhạc hay bất ngờ, thơ mộng bất ngờ.  Không phải người Hà Nội, TQL đã tặng Hà Nội, đã trả lại Hà Nội những âu yếm ngậm ngùi những hình ảnh hết sức thơ:

Có bóng mùa thu thức ta lòng son muộn
Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm

Những ai quen thân TQL mới biết, lời nhạc của TQL tuôn ra đặc sắc một cách dễ dàng không gò bó, nếu có hỏi căn nguyên e nhạc sĩ cũng không thể trả lời thỏa đáng.  Với TQL, lời hát nhẹ thơm như hương lan, hình ảnh nguyên sắc màu tự nhiên cho dù cao sang như Hà Nội hay cầu gỗ bờ ao của chốn quê nghèo

Tình cờ gặp lại nhau
Dường như lâu lắm rất quen nhau
Gặp lại nhau mắt vương niềm đau
Gặp lại nhau lúc sắp xa nhau
Gặp lại nhau tóc xanh phai màu…

…Chờ nhau bạc áo chốn xa xăm
Ngoảnh nhìn nhau lúc em qua cầu

Một đời nghệ sĩ rong chơi, lúc đói nghèo cũng như lúc được chào đón nồng nhiệt, Trần Quang Lộc luôn có nụ cười dễ mến.  Trần Quang Lộc hát khắp nơi mình đến, nhưng tiếng hát nơi hội họp với nhau, không phải trên sân khấu, mới nói lên hết cái hồn thơ của người nghệ sĩ.  Nghe TQL đàn hát Đàn Trong Tay Người mới thấm cái buồn nhỏ đều giọt vào lòng giếng khô

Trong tay người hành khất mù
Tiếng đàn nghe dậy mối thù áo cơm
Tơ lòng đọ với sầu gươm
Đứt ra từng đọan tan thương ruột tằm 

Phải gặp TQL mới cảm được hai chữ du ca, trong nguyên nghĩa “một chàng nghệ sĩ ôm đàn đến giữa đời.”  Trần Quang Lộc như một “con chim đến từ núi lạ ngứa cổ hót chơi.”  Giờ đã hót xong, chàng về, về nghe nhau thở dài trong đêm.

Mong ông về được chốn bình yên.


Lưu Na

06072020


Một số hình ảnh trong buổi văn nghệ cận Tết Jan 27, 2011 tổ chức ở tòa soạn báo Người Việt

D:\PhotoAlbum\NDToan2010\20110127VanNgheTQL\Processed\_MG_4432.jpg

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc

blank

Guitarist Đinh Trung Chính


Gblank

Guitarist Ngô Tín

blank

Ca sĩ Thiên Hương


blank

Nhạc sĩ Trần Duy Đức


blank 

Nhật Ngân

blank

Ngọc Trọng

blank

Nguyễn Đức Quang


blank

Lê Uyên Nhã Lan


 blank

Trần Đức Quang-Thái Đắc Nhã(?)-Nguyễn Đình Toàn-Trần Duy Đức-Đinh Trung Chính-Trần Quang Lộc

blank

Lê Uyên-Nguyễn đức Quang-Minh(Cao xuân Huy)-Thùy Hạnh-Nhã Lan-Nguyễn Đình Toàn-Đinh Trung Chính-Trần Duy Đức-Nguyệt “ác phụ”-X-X-X-Trần Quang Lộc

blank

Lê Uyên Trần Quang Lộc

blank

Hà Tường Cát-Nguyễn Đình Toàn-Thùy Hạnh-Trần Quang Lộc-Minh(Cao xuân Huy)



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) trân trọng thông báo sự trở lại của chương trình lớn nhất hàng năm của hội: Viet Film Fest (Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế). Kỷ niệm 20 năm thành lập, Viet Film Fest 2023 sẽ diễn ra trực tuyến (online) từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10, và tại rạp Frida Cinema ở thành phố Santa Ana, vào hai ngày 6 và 7 tháng 10.
Disney Theatrical Productions, dưới sự chỉ đạo của Thomas Schumacher, hiện đang giới thiệu chuyến lưu diễn Bắc Mỹ của vở nhạc kịch Aladdin với hình ảnh mới mẻ, để mang vở nhạc kịch Broadway nổi tiếng này đến với các khán giả mới ở các thành phố và địa điểm mà chuyến lưu diễn trước chưa thể đi đến.
“Hát gì mà giống như trả bài.” “Hát như ăn cơm nguội.” “Hát nghe không phê gì hết.” … Ngụ ý là hát không có cảm xúc. “Hát gì mếu máo giống như khóc.” “Hát sao mà nhìn cái mặt ghê quá.” … Ngụ ý là quá nhiều cảm xúc khi diễn tả. Nhưng trước hết, cảm xúc là gì? Và cảm xúc ảnh hưởng tiếng hát như thế nào? Cảm xúc là trạng thái tinh thần do những thay đổi sinh lý thần kinh gây ra, có liên quan khác nhau đến suy nghĩ, cảm giác, phản ứng hành vi, mức độ thích thú hoặc không hài lòng. Hiện tại không có sự đồng thuận khoa học về một định nghĩa cho cảm xúc, vì vậy nó hay bị lẫn lộn với tâm trạng, tính khí, tình tình. (Wikipedia) Có lẽ, tạm đóng khung một cách đơn giản: “Cảm xúc là những phản ứng tinh thần có ý thức được trải nghiệm một cách chủ quan hướng đến đối tượng cụ thể, thường kèm theo những thay đổi sinh lý và hành vi.”
Trên Việt Báo cách đây mấy tuần có đăng bài viết so sánh hai ca khúc Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy) và Cô Hàng Xóm (Lê Minh Bằng), làm nhóm bạn mê nhạc bolero của tôi phấn chấn quá! Có người nói rằng còn nhiều trường hợp nữa để chứng minh rằng nhạc sến phổ biến hơn nhạc Phạm Duy. Một so sánh khác nữa về hai bài nhạc, một Phạm Duy- một bolero, còn thú vị hơn nữa, đó là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà của Phạm Duy và Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh. Lời đề nghị này có lý! Bởi vì cả hai đều là ca khúc phổ từ cùng một bài thơ Màu Tím Hoa Sim của cố thi sĩ Hữu Loan. Và cả hai bài đều thuộc những ca khúc phổ biến vào bậc nhất của dòng nhạc bolero và nhạc Phạm Duy thời Miền Nam trước 1975.
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California...
Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH...
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes thuộc về với cuốn phim “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival. Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin.
Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi! Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.