Hôm nay,  

Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi

13/12/201900:00:00(Xem: 5961)

Ban Hop Xuong Ngan Khoi

“Vào khoảng năm 1985, nhóm ca viên cũ của Ca Đoàn Trùng Dương được dịp họp mặt lần đầu tiên trên đất Mỹ với hai cựu ca trưởng của Trùng Dương là nhạc sĩ Lê Văn Khoa và nhạc sĩ Trần Chúc. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa hôm đó đã cho mọi người nghe cassette tape nhạc giao hưởng trình bày trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương với 4 giọng tứ ca, rồi nói “nếu chúng ta có một ban đại hợp xướng thì sẽ khác hơn nhiều.*” (Trích “Tân Nhạc Việt Nam-BHXNK” trên trang net dotchuoinon.com)

Nhen nhúm từ buổi chiều phôi thai đó, cộng thêm buổi gặp mặt với nhạc sĩ Trần Anh Linh, Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi chính thức thành lập từ tháng 4 năm 1989, với các ca viên đầu tiên là Sương, Nhuận, Tuyết Long, Ngô Tặng, cùng một số giáo viên của Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng, sau đó, các ca viên Nguyên, Thủy, Mai và một số ca viên khác xuất hiện... . Không lâu sau một số ca viên khác như Nguyên, Thủy, Mai gia nhập.

Hai bài hát hợp xướng đầu tiên Ngàn Khơi hát trong buổi ra quân là “Tát Nước Đầu Đình” do chính Trần Anh Linh viết, hòa âm và điều khiển, và bài Viễn Du của Phạm Duy, do Lê Văn Khoa hòa âm, Trần Chúc điều khiển.

Sau đó, tiếng hát Ngàn Khơi đã không ngừng bay xa, cao vút đến những chân trời mới lạ, với sự đóng góp công sức của nhiều thành viên kỳ cựu, và dưới sự điều khiển tài hoa của nhạc trưởng Trần Chúc. Qua nhiều năm tháng, Ngàn Khơi hoạt động đều đặn, vững mạnh với mục đích khuyến khích và cổ vũ việc hát hợp xướng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Theo tôn chỉ sáng lập, Ngàn Khơi tin rằng việc hát hợp xướng sẽ nuôi dưỡng sự thăng hóa tâm linh và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Mỗi ca viên, khi dùng giọng ca của chính mình như một nhạc khí, sẽ tìm được một cảm giác sâu đậm gây ra bởi những rung động của dây thanh quản và từ trường sinh lý của âm thanh. Mỗi ca viên tác động hỗ tương với các ca viên khác để đạt tới một cảm quan tuyệt diệu do sự hòa thanh hoàn hảo của các giọng ca. Như vậy hát hợp xướng sẽ đưa đến trạng thái thăng bằng về cảm xúc, và góp phần tạo dựng một cuộc sống hài hòa.

Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi đã từng tiên phong đứng ra tổ chức và khuyến khích việc thưởng thức những chương trình nhạc dân gian và cổ điển trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt với mục đích giao hòa nét nhạc truyền thống Việt Nam và Hoa Kỳ. Trên đường hướng đó, âm nhạc đã là nhịp cầu văn hóa giữa dân tộc Việt và dân tộc Hoa Kỳ.

Ngay từ buổi trình diễn đầu tiên góp mặt trong chương trình hòa nhạc mang chủ đề “Hát cho Ngày Mai”, Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi đã tiên phong mở đường cho truyền thống mới về hợp xướng nhạc Việt Nam. Trong suốt quá trình 30 năm vừa qua, Ngàn Khơi, một trong những ban hợp xướng hàng đầu tại hải ngoại, đã vượt qua nhiều thử thách để thực hiện sao cho những sinh hoạt hợp ca đạt được phẩm chất cao về âm nhạc, lại phù hợp với nhận thức xã hội và đường lối đã đề ra.

Mỗi ngày Chủ Nhật, Ngàn Khơi họp mặt 3 tiếng đồng hồ để tập hát hợp xướng. Sinh hoạt của Ngàn Khơi gắn liền với cộng đồng Việt Nam qua nhiều buổi hòa nhạc lớn trong những năm 1990,1991, 1993, 1994, 1995, 1997, 1998, 2002, 2005, 2007, được ghi lại qua 4 bộ CDs & 2 bộ DVDs. Từ năm 2008 đến nay những chương trình Tiếng Nhạc Ngàn Khơi trên đài truyền hình SBTN & cũng như các Chiều Nhạc Ngàn Khơi trình diễn sống tại Saigon Performing Arts Center vẫn là những bó hoa tươi đẹp của âm nhạc nghệ thuật Việt Nam. Những buổi trình diễn âm nhạc và những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật cũng như những hoạt động xã hội trong cộng đồng của Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi đều nhắm về một phương hướng chính là khám phá, tìm hiểu và phát huy, từ kho tàng văn hóa dân gian và bác học của bốn ngàn năm văn hiến, những di sản đặc biệt và sâu sắc của nền âm nhạc Việt Nam.

Chương trình Nhạc ngày 24 tháng 11 vừa qua tại Saigon Performing Arts Center với dàn nhạc giao hưởng Symphony Orchestra OC of OC đánh dấu kỷ niệm 30 năm thành lập ban hợp xướng Ngàn Khơi và Cuộc Hành Trình Văn Hóa Nghệ Thuật xuyên suốt nhiều chặng đường, đồng thời cho thấy sự lớn mạnh về chuyên môn và tinh thần. Với đà phát triển đều đặn, vững chắc, cũng như với lòng say mê trao dồi và tập luyện, Ngàn Khơi bước vào thế kỷ mới với tầm vóc đầy hứa hẹn.

Ý kiến bạn đọc
23/12/201904:05:01
Khách
Trân trọng vô cùng trước tấm lòng với âm nhạc và dân tộc của các anh chị Ngàn Khơi
Xin gởi đến bạn Trần Chúc sự ngưỡng mộ của một người quen cũ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Hát gì mà giống như trả bài.” “Hát như ăn cơm nguội.” “Hát nghe không phê gì hết.” … Ngụ ý là hát không có cảm xúc. “Hát gì mếu máo giống như khóc.” “Hát sao mà nhìn cái mặt ghê quá.” … Ngụ ý là quá nhiều cảm xúc khi diễn tả. Nhưng trước hết, cảm xúc là gì? Và cảm xúc ảnh hưởng tiếng hát như thế nào? Cảm xúc là trạng thái tinh thần do những thay đổi sinh lý thần kinh gây ra, có liên quan khác nhau đến suy nghĩ, cảm giác, phản ứng hành vi, mức độ thích thú hoặc không hài lòng. Hiện tại không có sự đồng thuận khoa học về một định nghĩa cho cảm xúc, vì vậy nó hay bị lẫn lộn với tâm trạng, tính khí, tình tình. (Wikipedia) Có lẽ, tạm đóng khung một cách đơn giản: “Cảm xúc là những phản ứng tinh thần có ý thức được trải nghiệm một cách chủ quan hướng đến đối tượng cụ thể, thường kèm theo những thay đổi sinh lý và hành vi.”
Trên Việt Báo cách đây mấy tuần có đăng bài viết so sánh hai ca khúc Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy) và Cô Hàng Xóm (Lê Minh Bằng), làm nhóm bạn mê nhạc bolero của tôi phấn chấn quá! Có người nói rằng còn nhiều trường hợp nữa để chứng minh rằng nhạc sến phổ biến hơn nhạc Phạm Duy. Một so sánh khác nữa về hai bài nhạc, một Phạm Duy- một bolero, còn thú vị hơn nữa, đó là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà của Phạm Duy và Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh. Lời đề nghị này có lý! Bởi vì cả hai đều là ca khúc phổ từ cùng một bài thơ Màu Tím Hoa Sim của cố thi sĩ Hữu Loan. Và cả hai bài đều thuộc những ca khúc phổ biến vào bậc nhất của dòng nhạc bolero và nhạc Phạm Duy thời Miền Nam trước 1975.
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California...
Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH...
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes thuộc về với cuốn phim “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival. Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin.
Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi! Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
“Đất Khổ” lưu lạc ra nước ngoài sau năm 1975 và mãi đến thập niên 1990 mới có cơ hội trình chiếu tại Hoa Kỳ. Đây cũng là một phim chính được chiếu tại tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam kỳ 8 – Viet Film Fest – do Hội Văn học Nghệ thuật Việt-Mỹ (VAALA) tổ chức năm 2015 ở Little Saigon, Nam California...
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.