Hôm nay,  

Đọc Sách Đầu Xuân: Từ Mặc Chiếu Tới Như Huyễn - Nguyên Giác Phan Tấn Hải

2/16/202400:00:00(View: 3182)

từ-mặc-chiếu-tới-như-huyễn

Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải.

Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.

Niềm hứng khởi bừng lên ngay khi nhìn bìa sách trang nhã, đọc trên bìa sách 6 chữ “Từ Mặc Chiếu Tới Như Huyễn”. Phía bìa sau có giòng chú thích của tác giả:

“Mặc Chiếu là gì? Mặc là lặng lẽ, là tịch tĩnh. Chiếu là tỉnh thức, là quán sát.
Mặc và Chiếu là hai phương diện của tâm. Y hệt như mặt hồ nước, hễ có tịch lặng thì sẽ hiện ra ảnh của ánh trăng và bầu trời. Cũng y như gương sáng hiện ra hình ảnh trong gương, là nhờ sạch bụi nên cảnh mới hiện ra.
 Như Huyễn là gì? Là thực tướng của các pháp, là không phải thực và cũng không phải giả. Hễ ai thấy tánh như huyễn, tức là thấy thực tướng, sẽ lìa được cả Có Hiện Hữu và cả Không Hiện Hữu. Do vậy, thấy như huyễn thường trực ngày đêm, sẽ lìa được tham sân si, sẽ giải thoát”.

Đối với tôi, như vậy là đủ rồi, không đọc thêm cũng được! Bởi vì có dịp đọc nhiều cuốn sách của anh Hải, uống cà phê nói chuyện với anh, hình như mọi chủ đề Phật Pháp rồi cũng sẽ hướng về một vấn đề cốt lõi mà anh vẫn thường nhắc đi nhắc lại: “Cái Thấy chỉ là Cái Thấy, Cái Nghe chỉ là Cái Nghe…” Anh Hải làm tôi nhớ đến Thầy Phước Tịnh, người giảng pháp cả gần hai mươi năm nay chỉ xoay quanh một chủ đề: thắp sáng Sự Nhận Biết sáng rỡ hiện tiền, không bị những tiếng thầm thì trong tâm trí lôi kéo. “Chỉ có ngần đó việc thôi!” Thầy thường nói vậy.  Và cũng giống như khi Thầy Phước Tịnh nói về Sư Ông Làng Mai: chỉ với một đề tài “quán niệm hơi thở” trong Thiền Tứ Niệm Xứ cũng đủ đem Phật Pháp đi cùng trời cuối đất, rộng khắp xã hội Âu Mỹ trong nửa thế kỷ qua. Phật Pháp nếu qua thực hành sẽ dễ cảm nhận hơn nhiều khi diễn đạt bằng chữ nghĩa. Hình như đọc sách của anh Hải trong tinh thần “nhìn xuyên qua chữ để thấy nghĩa” như vậy, đọc ít mà không sợ hiểu sai.

Tập sách “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” bao gồm những bài viết, bài thơ anh Hải từng phổ biến trong vài năm gần đây. Đọc lại, tôi cũng tự chọn một vài bài mình thích nhất. Thí dụ như bài viết: “Bồ Đề Đạt Ma, Từ Huyền Thoại Đến Tâm Kinh”. Tôi đã từng thử tò mò tưởng tượng rằng nếu anh Hải là một nhà tu, anh Hải sẽ giống ai? Thật là thú vị, tôi nghĩ ngay đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma với hình tướng dữ dằn, với thứ ngôn ngữ trực diện. Anh Hải cho rằng “…Thiền Tông đầy những sương khói và huyền thoại…” Chung quanh Ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng thêu dệt bao nhiêu huyền thoại. Nhưng với đoạn đối thoại kinh điển giữa vua Lương Vũ Đế và Bồ Đề Đạt Ma, thì những hư ảo đó hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại một thứ ngôn ngữ trực chỉ Chân Tâm:

Vũ Đế hỏi: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì chăng?"
Đạt Ma đáp: "Không có công đức."
- Tại sao không công đức?
- Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong cõi người cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật.

- Thế nào là công đức chân thật?
-Trí thanh tịnh tròn mầu, thể tự không lặng, công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu. 
-Thế nào là Thánh Đế nghĩa thứ nhất?
- Rỗng rang không thánh.
- "Đối diện với trẫm là ai?
- Không biết.
 
Những ai đã từng nói chuyện với anh Hải, có thể nhận thấy anh cũng có lối đối thoại thẳng thắn tương tự.

“Thiền Mặc Chiếu - Thiền Sư Thánh Nghiêm” là bài trích dịch từ bản Anh Ngữ của Giáo Sư Dan Stevenson, cũng cho thấy một phần công việc mà anh Hải đang dành nhiều thời gian: dịch kinh sách Phật từ phiên bản tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Trong những người cư sĩ mà tôi quen biết, anh Hải là người có vốn từ Phật Giáo tiếng Anh nhiều nhất. Tại sao anh Hải lại quan tâm đến kinh Phật từ phiên bản tiếng Anh? Có thể là vì anh nhận thấy tiếng Anh diễn đạt Phật Pháp một cách thực tế, dễ hiểu và dễ thực hành. Thầy Phước Tịnh từng nhận xét rằng người Mỹ không tu thì thôi; nhưng khi đã cảm nhận được lợi ích của Phật Pháp đối với đời sống, họ thực hành hết mình, chuyên cần, một sự tinh tấn mà không phải Phật tử Việt Nam nào cũng có. Điều này giải thích vì sao các phương pháp Phật Giáo áp dụng trong đời sống hằng ngày hiện nay đang phố biến rộng rãi trong xã hội Âu Mỹ.

Thiền Sư Thánh Nghiêm là người Thượng Hải, sau chiến tranh tu hành ở Đài Loan, bắt đầu hoằng pháp ở Mỹ từ năm 1977. Tính đến năm 2002, Thầy có khoảng 3,000 thiền sinh ở Mỹ. Một đoạn văn nói về cốt tủy của thiền Mặc Chiếu:

“… Mặc Chiếu là một phương pháp đơn giản, quá đơn giản, thực vậy, rằng sự đơn giản này trở thành sự khó khăn của nó. Trong cùng tận, nó là phương pháp của không phương pháp, trong đó học nhân buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi, và chỉ việc sống Thiền một cách trực tiếp… Hãy đơn giản để cho tâm tỉnh thức một cách tự nhiên của bạn đón nhận mọi thứ, y hết như chúng là chúng. Đó là sự tĩnh lặng và chiếu sáng tự nhiên của thiền…”

Với những ai chỉ từng biết về thiền qua sách vở, sẽ thấy đoạn văn trên “hư ảo” giống như trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, đoạn Trương Tam Phong dạy Trương Vô Kỵ múa Thái Cực Quyền! Nhưng với những người đã từng thực hành thiền, thì nó không khác gì với câu anh Hải thường nói: “Cái Thấy chỉ là Cái Thấy, Cái Nghe chỉ là Cái Nghe…”

Hay là trong bài viết “Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh, Đạo Bụt Nguyên Chất”, anh Hải tri ân Thầy vì đã phiên dịch và giải nghĩa bài kệ 20 trong Kinh Chuyển Hóa Bạo Động & Sợ Hãi. Theo anh, bài kệ mang trọn đủ pháp hành Bát Chánh Đạo, với đầy đủ nghĩa của Tâm Kinh Bát Nhã:

“…Nhìn xuống không thấy hãnh diện, nhìn lên không thấy sợ hãi, vị mâu ni an trú nơi tự tính bình đẳng, không còn bị vướng vào một kiến chấp nào. Bấy giờ tất cả mọi tranh chấp đều đã được ngưng lại, oán thù và tật đố không còn có mặt, vị ấy tuy đứng trên tuệ giác mà chẳng thấy mảy may tự hào…”

Đọc bấy nhiêu đó thôi, tôi cũng cảm thấy mãn nguyện cho một ngày đọc sách đầu năm của mình. Đọc sách với tinh thần tri kỷ, đâu cần phải đọc nhiều…
Tôi viết bài này không với mục đích “phê bình” cuốn sách Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn. Tôi chỉ muốn được nói lời cảm ơn đời cho đủ cơ duyên để được gặp và học hỏi ở những người thiện trí thức, trong đó có anh Nguyên Giác Phan Tấn Hải. Tấm lòng tri ân đó cũng nhắc nhở rằng một kiếp người không dễ có duyên lành với Phật Pháp. Đừng bỏ phí quãng đời còn lại, làm thêm những việc đáng làm khi có thể…

Xin chép tặng tác giả bài thơ thiền, cho dù không được nhắc tới, nhưng vẫn bàng bạc trong cuốn sách Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn:

Thuở bé chưa từng rõ sắc không, 
Xuân về hoa nở rộn trong lòng. 
Chúa Xuân nay bị ta khám phá, 
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng. 

(Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông)
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kề từ khi bệnh tật tận tình thăm hỏi, Khánh Trường đã cho ra đời: Truyện ngắn Khánh Trường (2016), Chuyện Bao Đồng (tạp bút, 2018) và các tiểu thuyết: Tịch Dương (2019), Dấu Khói Tàn Tro (2020), Bãi Sậy Chân Cầu (2020), Có Kẻ Cuồng Điên Khóc (2020), Xuyên Giấc Chiêm Bao (2021), Đừng Theo Dông Bão (2021). Nắng Qua Đèo (2021), Năm Tháng Buồn Thiu (2023), Cùng Nhau Đất Trời (2024) và cuối cùng là tập Thơ Khánh Trường (2024). Số tác phẩm đồ sộ này, ít ai, kể cả những tác giả sung sức nhất, làm nổi. Đúng là…kỳ vĩ! Cuốn “Cùng Nhau Đất Trời” này có chút khác với các cuốn trước vì tác giả ghi ngay ngoài bìa sách là “du ký tiểu thuyết”. Chuyện mới à! Mới nhưng truyện của Khánh Trường chằng bao giờ thoát ra khỏi tình. “Cùng Nhau Đất Trời” cũng vậy, đây là một truyện tình. Nhân vật chính không còn trẻ, đã 38 tuổi, chưa chồng con. Ông bố sốt ruột: “Cô tưởng cô còn trẻ lắm sao? Kén cá chọn canh mãi, mai mốt thành gái già, hối không kịp”.
Nhận được cuốn tiểu thuyết Đường về thủy phủ của nhà văn Trinh Y Thư, nghiền ngẫm đọc mấy hôm và suy nghĩ viết đôi lời cảm nhận cho tác phẩm của ông...
Tôi đã đọc bản thảo “Dòng Đời” khá là chậm. Đôi khi tôi đọc lại môt số đoạn, một số trang. Khi đọc lại toàn văn bản thảo lần thứ nhì, tôi lấy giấy ra ghi chú về các nhân vật, các mốc thời gian, những chuyển biến khi các nhân vật dời đổi từ bên dòng sông này qua thị trấn miền núi kia. Tất cả như một cuốn phim về một quê nhà đang tìm hướng đi trong thời kỳ hậu thực dân Pháp, nơi lối rẽ của tranh chấp để con sông trở thành đôi bờ và rồi người lái đò (trong tiểu thuyết này là người có tên là ông Ba Đò) trở thành người hai mặt, bị buộc cung cấp tin cho cả hai lực lượng thuộc hai ý thức hệ khác nhau.
Ngôn Ngữ đặc biệt về “tác giả tác phẩm”, cuốn này hân hạnh được giới thiệu đến quý bạn đọc, một cây bút tài danh đã viết và thành công trong hầu hết trong nhiều bộ môn văn học nghệ thuật qua bốn thập niên. Tác giả đó là nhà văn Trịnh Y Thư. Ông tên thật Trịnh Ngọc Minh, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, trưởng thành tại Sài Gòn, du học và hành nghề điện tử viễn thông tại Hoa Kỳ cho đến khi hưu trí vào năm 2018. Như đã thượng dẫn, Trịnh Y Thư là một người đa tài, chúng tôi xin giới thiệu đại khái về từng bộ môn ông đã sinh hoạt. Trong bộ môn văn, ông đã viết và phổ biến rộng qua sách in từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dịch, khảo cứu, nhận định văn học, tùy bút, tạp bút, tạp luận. Với bộ môn thi ca, ông có một số ít bài theo phong cách vần điệu nhưng không cùn mòn. Chúng tôi nghĩ ông rất hứng thú và chuyên về trường ca, hoặc những bài viết có số lượng câu không quá ngắn hoặc quá dài, và ông cũng sử dụng cả lối thơ Hokku với chỉ 3 câu cho từng khổ.
Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
Suy nghĩ về thơ, Đặng Toản đã viết: “ ... Thơ chấp nhận mọi sự đẽo gọt và không đẽo gọt, từ vi tế đến thô ráp, từ dân gian đến bác học và các thành phần tham gia vào chiếu thơ có mặt phu xe và tể tướng, gã ăn mày và đại phú hộ...” ( Nghĩ về thơ, trang 258). Do đó sẽ càng thú vị hơn, khi ta bắt gặp những hình ảnh thơ, những câu thơ với những ngôn ngữ “nghề nghiệp” song cũng đầy mới lạ và ấn tượng của “gã thợ tiện’ bên những tia laser cắt... ống sắt!
“Ai là tiểu thuyết về sự mất tích của bản thể, của những con người, trên sân khấu của đời sống như một viện bảo tàng. Ai ngẫu nhiên được hình thành như bản tẩu pháp (fugue) về hành trình trốn chạy, lưu vong, tỵ nạn, hoá thân của con người trong thời hiện đại. Ai là sự kết hợp các hình thức sáng tạo trong tiểu thuyết như phim ảnh, tường thuật, truyện lồng trong truyện (metafiction), để tạo một không gian cho các ý niệm phản chiếu lẫn nhau, trong màn triển lãm nghệ thuật sắp đặt (installation) dùng ý tưởng. làm chất liệu. Ai mở ra sân chơi cho trò chơi ngôn ngữ đang cần khai phá thêm và khai quật lại. Ai là một thử nghiệm về thời gian để người đọc tự tìm kiếm câu trả lời cho họ.”
Tập truyện ngắn “Chuyện cũ phù dung trấn” ( CCPDT), là tác phẩm thứ 16 của Tiểu Lục Thần Phong ( TLTP ). Sách dày 362 trang, gồm 36 truyện ngắn, với những suy tư trăn trở về cuộc sống nơi quê nhà và cả nơi xứ xa, mà tác giả hiện đang sinh sống. Thấm đẫm những hiện thực của cuộc sống và gắn kết cả chuyện đời, chuyện đạo, gây ấn tượng và những suy ngẫm cho bạn đọc...
Tôi đã yêu mến và ngưỡng mộ gần như tất cả các nhân vật được viết trong tuyển tập này. Trong đó có những người là bậc thầy vô cùng cao tột của tôi: Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, và Thầy Tuệ Sỹ. Những vị khác về nhiều mặt cũng là những bậc thầy của tôi, nghĩa là tôi nhận thấy có phương diện nào đó để học từ họ, nhờ cơ duyên thân cận hoặc nhờ gặp trong làng văn chương. Thí dụ, Giáo sư Trần Huy Bích là đỉnh cao về Hán học, về nghiên cứu thơ và cổ văn, với những nghiên cứu về nhà thơ Vũ Hoàng Chương cực kỳ thơ mộng và thâm sâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.