Hôm nay,  

Đọc Thiền Tập Với Pháp Ấn của tác giả Nguyên Giác

24/02/202302:31:00(Xem: 3207)
blank
  

Phan Thanh Tâm

Đọc Thiền Tập Với Pháp Ấn
của tác giả Nguyên Giác
 

"Các bài viết nơi đây hầu hết là trích từ Kinh Phật, ghi lại trong nỗ lực hoằng pháp để rủ nhau tu học. Người viết không bao giờ tự nhận là giáo sư, giảng sư, thầy dạy hay bậc đàn anh trong đạo.Trong khi những chữ này được gõ lên nơi đây, chỉ là do duyên mà hiện lên. Người viết luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng không hề có ai đang gõ, cũng như chỉ có những dòng chữ đang được đọc, và không hề có ai đang đọc. Người viết luôn luôn viết trong trong tinh thần như thế, trong khi trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước sang bờ bên kia."

Đó là Lời Thưa của tác giả Nguyên Giác về cuốn Thiền Tập Với Pháp Ấn. Nếu văn tức là người thì với 126 chữ viết trên trong cuốn sách dày 460 trang vừa mới phát hành đầu năm nay 2023 đủ để nói về vị cư sĩ này. Nhà xuất bàn Ananda Việt Foundation in cuốn sách, trong lời giới thiệu của Tâm Diệu cho biết ông là “một học giả thâm sâu Phật học và một hành giả chuyên tu tại gia” và “sách sẽ giúp người đọc học hỏi rất nhiều về giáo pháp của Đức Phật và về đường lối tu tập để giải thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi.” Sách được thực hiện trong ba năm sau 20 năm nghiền ngẫm, tích lũy kinh sách Phật.

Cư sĩ Nguyên Giác cũng là nhà báo, nhà thơ, nhà văn Phan Tấn Hải, sanh năm 1952 tại Saigon. Là thuyền nhân đến Mỹ hồi đầu thập niên 1980, ông đã khóc trong lớp học Anh văn vì không hiểu gì nhiều khi nghe thầy cô giảng; dù rằng ông đã trang bị cho mình vốn liếng Anh ngữ bằng cách học thuộc lòng cuốn văn phạm Anh văn. Nhưng nhờ để có “niềm vui vô tận” khi đọc kinh sách Phật bằng tiếng Anh vì kinh sách Phật khi dịch qua tiếng Việt lại có nghĩa mơ hồ, khó hiểu; nên ông đã “học 24 giờ. Nghĩa là, ngoài giờ ngủ ra, và ngoài việc kiếm sống ra, là chỉ nghĩ tới học, hoặc học Anh văn, hoặc học Phật pháp.”


Ngày nay, mộng của Nguyên Giác Phan Tấn Hải đã thành sự thật. Tên ông đã rất quen thuộc trong làng báo, làng văn và trong giới Phật học. Ông sống nhờ nghề báo, trong khi cùng lúc là tác giả, dịch giả của hơn 20 cuốn sách Việt ngữ và sách song ngữ Việt – Anh; trong đó có cả truyện, bút ký và thơ. Ngoài ra, Phan Tấn Hải còn làm thơ tiếng Anh. Sách "Thiền Tập Và Pháp Ấn" gồm 27 bài viết. Theo lời giới thiệu của Tâm Diệu, mỗi bài viết là một trải nghiệm, là bài học Phật pháp ứng dụng, không lý thuyết rườm rà hay lý luận dài dòng. Sách sẽ như là sách cẩm nang để đầu giường cho nhiều người.

Cũng theo lời giới thiệu, sách này không không chỉ nói về thực hành thiền khi ngồi mà có thể thực hành thiền ở mọi nơi với nhiều cách khác nhau, ngay cả thiền đi bộ hay thiền niệm hơi thở cũng có thhể giải thoát. Giáo lý cốt tủy của đạo Phật là không được bám víu vào bất cứ thứ gì, để Tâm vô trụ, tức là tâm không trụ vào đâu cả.
 
Sách có bán trên Amazon.com với giá $17.90.
https://www.amazon.com/dp/1088004830 
.
Hiện tác giả định cư tại Quận Cam Cali, Hoa kỳ. Năm nay, ngoài việc cho phát hành đứa con tinh thần Thiền Tập Với Pháp Án, người con trai của ông cũng vừa hoàn tất chương trình tiến sĩ vật lý lý thuyết ở University of Minnesota.

Khi còn ở trong nước trước 1975 PhanTấn Hải từng hoc ở trường Văn Khoa Saigon. Phần tiểu sử cho biết cư sĩ Nguyên Giác học Phật với bốn vị sư: Hoà Thượng Thích Tịnh Chiếu, chùa Tây Tạng Bình Dương; Hòa Thượng Thích Thường Chiếu (sư đệ của Thích Tịnh Chiếu); Hoà Thượng Thích Thhiền Tâm, Đại Ninh, Lâm Đồng; Hòa Thượng Thích Tài Quang, Phú Nhuận, Saigon. (PTT).

.
Sơ lược tiểu sử Nhà báo Phan Thanh Tâm:


blank 

Trước 1975, trưởng phòng phóng viên và ký sự của Việt Nam Thông Tấn Xã Sài Gòn (Việt Tấn Xã).
Cuối thập niên 60 đã cùng một số nhà báo trẻ thành lập nhóm Việt Nam Ký Sự.
Năm1974 tu nghiệp báo chí tại International Institute For Journalism In Berlin (Germany).
Sang Mỹ làm việc trong ngành điện toán computer programmer.
Đồng thời là nhà báo tự do (freelance journalist); sáng lập Viet Minnesota Radio năm 2000, một giờ hàng tuần trên đài KFAI; trưởng chương trình Việt ngữ phát thanh, phát hình VBM (Vienamese Broadcasting of Minnesota ) từ 2012-2016.
Năm 2018, thành lập Hội Văn Hóa & Giáo Dục Phan Thanh Giản có trụ sở tại Boston, tổ chức Giải Văn Học Phan Thanh Giản mang chủ đề “Miền Nam Việt Nam Trước Và Sau Năm 1975.”

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nội dung Tuyển Tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG rất đa dạng, phong phú. Ngoài việc những nhân vật có tiếng tăm viết giới thiệu tác giả Kiều Mỹ Duyên, như nhà văn Huy Phương, văn thi sĩ Chinh Nguyên, nhà báo Mặc Lâm, và nhà báo Nguyễn Lệ Uyên, tuyển tập thể hiện một sự bao gồm rộng lớn, sự quan tâm đối với xã hội về mọi mặt, mọi vấn đề,
Khi đọc bản thảo Giọt Nước Nghiêng Mình của Nguyễn Văn Sâm tôi thấy mình bồi hồi cảm động như đang được tắm lại trong một dòng sông cũ, nơi phát nguyên dòng văn chương hiện đại của Việt Nam. Chính từ chỗ phát nguyên này, trong thế kỷ 20 tôi đã đọc Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên…, họ cùng nhiều bậc tiền bối nữa đã làm thành nền văn học miền Nam với tính chất riêng của nó.
“Vòng Đai Xanh” là cuốn sách thứ hai mà tôi nhận được từ nhà văn Ngô Thế Vinh gửi tặng, cuốn kia là “Mặt Trận Ở Sài Gòn,” cả hai đều được xuất bản vào năm 2020 tại Hoa Kỳ bởi NXB Văn Học Press và Việt Ecology Press. Tất nhiên, nhà văn Ngô Thế Vinh không chỉ có chừng ấy sách mà theo danh sách liệt kê trong “Vòng Đai Xanh” thì ông có tới ít nhất 17 cuốn sách bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc song ngữ Việt-Anh được xuất bản từ năm 1964 ở trong nước và tại hải ngoại cho đến năm 2020. “Vòng Đai Xanh” là cuốn tiểu thuyết đã đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc vào năm 1971 tại Sài Gòn. Theo nhà văn Ngô Thế Vinh trả lời phỏng vấn của tạp chí Bách Khoa số 370 vào ngày 1 tháng 6 năm 1972, thì lúc đầu ông muốn “viết một cuốn sách, không phải tiểu thuyết, sưu khảo về vấn đề cao nguyên,” nhưng vì để tránh rắc rối kiểm duyệt nên ông phải chuyển sang viết tiểu thuyết để có thể được phép xuất bản. Và có lẽ vì vậy mà trong cuốn tiểu thuyết này tên của các nhân vật cũng không phải là tên thật
Cảm động nhất và bùi ngùi nhất là phóng sự của Kiều Mỹ Duyên về người trung đội trưởng nghĩa quân quận Chương Mỹ tỉnh Chương Thiện năm 1971. Sự việc được trung tướng Ngô Quang Trưởng lúc ấy là Tư Lệnh Quân Đoàn IV kể lại cho người nữ ký giả biết.
Đó là những mảnh đời kết cuộc có hậu với lời văn súc tích, bình dị, nhưng vẫn được viết khá sâu sắc. Đã có vài chuyện chấm hết có đau thương, những lầm lỗi là do con người, do trời, do thượng đế bầy ra, nhưng vẫn đầy tính nhân bản, những tấm gương sáng xen lẫn với những u ám, bão táp.
Không thể nói Chinh Chiến Điêu Linh chỉ là một tập ký sự chiến trường, chỉ có máu và nước mắt chảy dài theo tiếng nổ vỡ của bom đạn, của đắng cay tủi nhục kèm với vinh quang, xa hơn, nó còn là khúc bi ca thời Đặng Trần Côn. Và vì vậy, Chinh Chiến Điêu Linh còn mang tố chất của văn chương mượt mà, thấp thoáng màu sắc lãng mạn giữa một trời khói lửa điêu tàn.
Qua gần hai mươi bài ký trong tập tiểu luận ĐUỔI BÓNG HOÀNG HÔN, Trương Vũ đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau. Từ Giáo dục đào tạo của Việt Nam hôm nay, cho đến Chiến tranh Hòa Bình, các vấn đề chính trị, các phong trào Văn Hoc Nghệ Thuât ở Viêt Nam, con người và quê hương, Chiến Tranh Việt Nam và Văn Học Viêt Nam Ở Hải Ngoại-The Other side of Heaven...
VĐX đã nói khá rõ về thái độ “thực dân mới” của Mỹ: xem thường nước chủ nhà và tự tung tự tác, xuất phát từ thái độ đáng xem thường, tắc trách của Saigon. Người ta xem quân đội Saigon như không có cho nên Green Berets mới trở thành kiêu binh.
Nghĩ gì và làm gì trong cơn khủng hoảng? Để trả lời chung cho vấn đề này, Đức Giáo hoàng Phanxicô đề ra những ý tưởng cụ thể trong tác phẩm mới nhất: Hãy dám ước mơ! Tự tin để vượt qua khủng hoảng, (Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise NXB Kösel-Verlag, München, 2020) mà bài viết sau đây sẽ giới thiệu.
Cũng y hệt như vào một thư viện Phật học khổng lồ, và tự biết rằng sức người chỉ có thể đọc một phần rất nhỏ, nơi một góc các kệ sách thư viện. Người viết tự biết là không dễ để viết về ấn phẩm này, dù là với nhiệt tâm muốn mời gọi độc giả tìm đọc, để thỉnh ấn phẩm này. Đúng ra, những dòng chữ này xin là “vài suy nghĩ rời” về một ấn phẩm rất cần thiết cho người học Phật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.