Hôm nay,  

Thì Ra Là Ngọn Cỏ Trong 909 Bài Thơ Ba Dòng

21/07/202111:20:00(Xem: 1996)

Tho-909-NguyenHungQuoc


Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc là một nhà bình luận, nhà văn và nhà giáo dục tầm vóc và mẫu mực. Nói theo ngôn ngữ thơ 3 câu của Ông thì:


Nguyễn Hưng Quốc

Úc hay Việt

vẫn là Nguyễn Ngọc Tuấn


Lotus Media đã xuất bản SỐNG VỚI CHỮ vào đầu năm 2021, nay có duyên lành được xuất bản quyển sách thứ 2 của anh, 909 Bài thơ Ba Dòng. Một thể loại thơ tự do, không gò bó, nghiêm túc và mỹ học như thơ Hài cú, nhưng phóng khoáng và thoải mái như gu và con người thật của anh Tuấn: rất đẹp, rất riêng, rất thật, rất chay như trong Huế chay, thàng, ngông, rượn… và rất người.


Nguyễn Hưng Quốc vốn là một nhà phê bình tự do và đã có những tác phẩm như: Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam (Quê Mẹ, 1988), Nghĩ về thơ (Văn Nghệ, 1989), Socialist Realism in Vietnamese Literature: An Analysis of the Relationship Between Literature and Politics (VDM Verlag, 2010), Văn học Việt Nam thời toàn cầu hoá (Văn Mới, 2010), Phản tỉnh và phản biện (Văn Mới, Người Việt tái bản, 2013), Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai (Tiền Vệ, 2013; người Việt tái bản, 2014), Sống với Chữ (Lotus Media, 2021), v.v..., nên chúng tôi không dám múa rìu qua mắt thợ. Ở đây, chỉ viết ra từ tấm lòng của một người đi sau như là lời cảm ơn sự cống hiến của anh. 


Thực ra, tác phẩm này có thể gọi một loại truyện Một ngàn lẻ một đêm. Nhưng anh không viết hết, chỉ viết có 909 bài, và để lại hai bài trống, trân trọng mời bạn hãy viết cho dân tộc mình, và cho chính mình. Quý độc giả hãy đọc thật chậm. Không nhất thiết là đọc nhanh để hết, đọc để cảm nhận từng câu từng chữ. Đằng sau mỗi bài thơ 3 câu là cả một câu chuyện, một thao thức, một trăn trở, một hoài bão, một kỷ niệm đẹp, một gợi tình, một thoáng nghĩ dâm đãng, v.v... và có thể nói là mỗi “công án đời". Vậy, độc giả hãy đồng cảm và tìm ra “công án” cho chính mình bạn nhé.


909 bài thơ là 909 mẩu truyện đầy thi ảnh, khắc khoải và rất người từ Đông sang Tây, từ cổ đến kim đưa ta về với kỷ niệm và tâm thức của mỗi chúng ta. Mỗi bài thơ là một tâm sự riêng biệt, tuy nhiên, chúng ta có thể tìm những sự tương đồng tinh tế, nối kết những suy nghĩ và hiện tượng. Lấy định nghĩa thơ làm một ví dụ. Theo anh,


2. 

Thơ ra đời từ

Lãnh cung

Của những đoá hoa hồng


332. 

Thơ là tiếng thì thầm

Của những giọt sương mai

Chưa mất trinh


109.

Thơ trở thành nguồn cứu rỗi duy nhất

Sau khi Thượng Đế bị

Truất phế


10. 

Nhà thơ

Buông ngòi bút xuống

Thành Phật


Thơ của anh là như vậy, “Khi tôi nói, tôi nói. Khi tôi muốn nói một cách rõ ràng, đầy đủ và mạch lạc, tôi viết. Khi có ai đó nhoi nhói trong đầu đòi tôi phải nói những gì tôi không thể nói được, tôi làm thơ.” Tuy nhiên, khi nói đến thơ là nói đến cái hay cái đẹp, cái ý chí thánh thiện để lại cho hậu thế. Nói như nhà thơ, bình luận gia Nguyễn Hưng Quốc:


8.

Những chiếc lá rơi

Không để lại

Di chúc


176. 

Lịch sử nào

Cũng đầy 

Tái bút


364.

Mưa rơi tiếng mẹ đẻ

Quen thuộc 

Mà vẫn ngỡ ngàng


493 - Người đàn ông đi tìm những đứa cháu nội

Suốt 4000 năm 

Chỉ gặp toàn con lai.


540.

Sống, người ta mất quá nhiều

Thì giờ

Để tồn tại.


Thôi thì hãy để độc giả cùng tác giả:


847.

Tôi thường gặp Chúa trong giấc ngủ

Và Phật những lúc nằm

Thao thức.


Riêng tôi, chắc phải lên núi để học hỏi và tu luyện thêm những công án cả đời lẫn thiền,


906. 

Thiền sư giao hợp với ngọn núi

Ngọn núi nín thở

Bài thơ vô tự.


hay chỉ bảng lảng tìm mình trong bọt sóng, trong đá, trong mưa, hay trong một ngọn cỏ giữa rừng văn học bất tận.


694.

Cái Vô Tận sai biến nói chuyện với thế gian

Tiếc, sau Babel, loài người chưa giải mã được

Ngôn ngữ của sóng


699.

Tôi ngưỡng mộ sự bí ẩn trong linh hồn của đá

Lúc nào cũng lầm lì câm nín

Chỉ chuyện trò với mưa


909.

Những bài thơ ba dòng nhỏ xíu này

Có nặng bằng một hạt sương không?

Tôi không biết. Xin hỏi những ngọn cỏ


Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của anh Nguyễn Hưng Quốc: 909 Bài Thơ Ba Dòng, đọc để cùng đồng cảm với tác giả, và để bớt lo như nhà thơ Cao Tần từng thốt, “Tiếng Việt trong ta ngày mỗi héo". Tôi tin chắc khi đọc hết tác phẩm này, quý vị cũng như cụ Nguyễn Du quyết đoán, hẳn là Mua vui cũng được một vài trống canh”.


Riêng cá nhân người viết,


Đọc xong 909 Bài Thơ Ba Dòng

Sương lòng vừa đọng

Cả ngoài lẫn trong. 


Bạch X. Phẻ

Sacramento, ngày 15 tháng 7, 2021.

Ngày nhận được sách.

 

Quý vị có thể mua sách trên hệ thống Amazon ở đây.

https://www.amazon.com/909-B%C3%A0i-Th%C6%A0-D%C3%B2ng-Vietnamese/dp/1087974437/ref=pd_rhf_se_p_img_2

hoặc inbox / liên lạc với chúng tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ và nay chúng ta đang sống trong giai đoạn 4.0 nên thế giới phẳng. Nhờ đó có sự kết nối giao lưu tương tác giữa những người có cùng sở thích. Trong số những tín đồ thi ca, tác giả Ngọc Trân là một trong những cây bút sáng tác nhiều thơ trữ tình. Gần đây anh có gửi cho tôi bản thảo tập thơ Tìm Lại Dấu Xưa sắp xuất bản có trên 100 bài...
Giáo sư Nguyễn Văn Sâm vừa ấn hành một tác phẩm có nhan đề sách rất dài: “Tuồng Bảy Mối Tội Đầu của LM Hồ Ngọc Cẩn và Tuồng Joseph – 1887 của Trương Minh Ký.” Cuốn sách này là tuyển tập 2 vở tuồng được viết trong tinh thần Công Giáo của vùng đất Nam Bộ của thời kỳ cuối thế ký thứ 19 và đầu thế kỷ 20. Đây là ấn bản 2023 do GS Nguyễn Văn Sâm giới thiệu và chú giải.
Bút danh Ninh Giang Thu Cúc, có lẽ bạn đọc miền Nam từ năm đầu thập kỷ sáu mươi thế kỷ XX cũng đã từng biết tới. Miền đất sông Hương núi Ngự đã góp phần hun đúc, nuôi dưỡng hồn thơ, mạch văn của tác giả và mảnh đất Quy Nhơn, Bình Định là nơi chị cống hiến hết mình với lao động nghệ thuật, nghiên cứu, biên khảo và sáng tác. Những trang viết của chị đầy lòng nhân ái, khiêm cung của người phụ nữ Huế cùng với tinh thần từ bi của người thấm nhuần triết lý Phật giáo. Chúng tôi gọi chị là “Con nhà Phật”...
(LGT: Tòa soạn Việt Báo nhận được ấn bản Số 10 của Tạp Chí Thơ Tân Hình Thức, xin trân trọng giới thiệu qua Lời Tòa Soạn của nhà thơ Khế Iêm.)
Dân tộc chúng ta, có lẽ, không phải là một dân tộc mê sắc đẹp. Truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian của chúng ta không có nữ thần sắc đẹp. Một nhân vật văn học gắn liền với tín ngưỡng dân gian lẽ ra phải đẹp như Quan Âm - Thị Kính thì, theo logic, cũng khó có thể gọi là đẹp bởi, đã giả được trai để đi tu thì, dù rất đẹp trai, làm sao có thể gọi là một cô gái đẹp? Lịch sử cũng vắng bóng người đẹp. Những người đẹp trong lịch sử như An Tư, Huyền Trân, Đặng Thị Huệ, Ngọc Hân v.v.. thì lại đẹp một cách sơ sài, chúng ta hoàn toàn không thể hình dung vì lẽ các sử gia xưa quá ư kiệm lời.
Để Cho Ngày Ngắn, NXB Thuận Hóa, tháng 9/2022, là tập thơ sau 3 tác phẩm sáng tác bằng tiếng Việt và 4 tác phẩm dịch thơ, văn bằng hữu. Sách dày 224 trang với 144 bài thơ, lời giới thiệu của nhà văn Sóng Triều...
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972. Trùng hợp làm sao đó là năm đầu tiên trường mở lớp B (ban toán) và cũng là năm đầu tiên thời Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Giáo dục chuyển đổi cách gọi các lớp trung tiểu học sang số thứ tự của năm học từ lớp 1 đến lớp 12...
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao vừa ấn hành truyện ký Người Mẹ Tìm Con” (NMTC) của nhà văn Lê Đức Luận vào mùa Thu 2023. Tác phẩm dày 352 trang gồm 32 bài viết.
Nguyên tác Drawn Swords on Distant. Dịch giả Phan Lê Dũng. Với 800 trang sách tác giả đã bỏ ra nhiều năm để hoàn tất một tác phẩm đầy đủ về lịch sử Quốc Cộng tại Việt Nam. Chúng tôi đọc qua bản dịch Việt Ngữ rất công phu. Tác phẩm Việt Ngữ này sẽ được ra mắt tại San Jose vào 12 giờ trưa ngày thứ bẩy 12 tháng 12 tại hội trường Santa Clara County.
Tuốt Kiếm Phương Xa là tác phẩm đầu tiên đưa ra cái nhìn khác với tất cả những cuốn sách của các sử gia Tây Phương viết về chiến tranh Việt Nam trong nửa thế kỷ qua... Và Hồi ký Bóng Mây Tình Yêu ghi lại cuộc đời sóng gió của một người dân Miền Nam suốt chiều dài cuộc chiến...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.