Hôm nay,  

Tạp Chí Thơ Tân Hình Thức -- ấn bản Số 10

24/11/202309:15:00(Xem: 2074)

blank 

Tạp Chí Thơ Tân Hình Thức -- ấn bản Số 10


(Lời Giới Thiệu: Tòa soạn Việt Báo nhận được ấn bản Số 10 của Tạp Chí Thơ Tân Hình Thức, xin trân trọng giới thiệu qua Lời Tòa Soạn của nhà thơ Khế Iêm.)

SỐ ĐẶC BIỆT ÂM NHẠC MỘT THỜI

Lời Tòa Soạn

Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu 2 nhà thơ được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc, trong đó đặc biệt là tác phẩm của nhà thơ Bích Khê (1916 – 1946). Ông mất lúc còn rất trẻ, mới 30 tuổi. Trước khi đến với “Thơ Mới”, một thời gian dài (1931 – 1936), Bích Khê đã viết ca trù, thơ Đường luật, và đăng trên các báo Tiếng Dân, Tiểu thuyết thứ Năm, Người mới ... Sau 1937, ông chuyển hẳn sang làm “Thơ Mới” do sự tác động của Hàn Mặc Tử và chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thơ vắn số này ... Bài thơ Tỳ Bà được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc, trích trong tập thơ Tinh Huyết (1939), ra đời khi ông còn sống và được người yêu thơ chú ý. Bài thơ thể hiện tài năng của ông, đồng thời kết hợp với tài năng của Đệ nhất Danh ca, vượt thời gian là ca sĩ Thái Thanh. Cả hai đều rơi vào mệnh số tài năng.

*

Cuộc đời sinh ra đã là niềm vui, khi chết đi là nỗi buồn. Còn hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, dù vui hay buồn cũng không có gì quan trọng, quan trọng là có tấm lòng về tình người. Để có tình người, thì cần phục vụ cho con người, cả vật về chất lẫn tinh thần, qua cách sống lương thiện: chân thật, bao dung, vị tha, chỉ để ý tới cái tốt chứ không quan tâm tới cái xấu ... Trong suốt cuộc đời, như đã thông báo, tôi bỏ hết thời gian để làm Tạp chí Thơ, báo Giấy, báo song ngữ Poetry Journal In Print, và bây giờ là báo Thơ, để rồi được sống trong niềm vui, tránh nỗi đơn độc trong đời người. Trong bài viết về "Mệnh số tài năng", tôi có đề cập tới những nhân vật nổi tiếng (đặc biệt là nhà thơ), ngoài tài năng, thật sự, họ còn phải có hiểu biết và đạo đức (đạo đức cũng được tiếp nhận từ cha mẹ). Nhưng tại sao họ lại rơi vào khổ đau? Điều này cũng dễ hiểu, họ sống vì tình người, chứ không phải vì lợi ích hay cho một cá nhân nào, đó là điều vợ chồng họ phải chia tay.

Trong những số báo trước, tôi có giới thiệu cuốn sách “American Poetry – A Memorable Time / Thơ Mỹ – Một Thời Đáng Nhớ”, 700 trang, gồm 240 bài thơ của 18 tác giả thơ thể luật, và 40 tác giả thơ tự do. Domino – NXB Đà Nẵng. Cuốn sách đó tôi đã liên hệ với những tác giả để có tác phẩm thơ của họ, dịch ra tiếng Việt, khi làm tờ báo thơ song ngữ Poetry Journal In Print, với sự nhận xét:

“Thế giới trở nên ngày càng nhỏ hẹp, và mỗi nền văn minh đều vươn tới những nền văn minh khác bởi lẽ tất thảy chúng ta đều cùng thuộc một nòi là giống người. Nhân loại cần đến những cuộc trao đổi trên cơ sở thông cảm lẫn nhau và hòa bình để làm phong phú cuộc sống của chúng ta. Trong thời đại Internet, thơ đã trở nên môt phương tiện giản đơn và thuận tiện để phát hiện nhanh chóng và bắt đầu hiểu được những nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau.”
 

Cuốn sách chỉ in ra 500 cuốn, mục đích gửi tặng những giới chức dạy tiếng Anh làm tài liệu và những bạn đọc quan tâm tới ngôn ngữ tiếng Anh (của Hoa kỳ). Nhưng sau đó thì có nhiều người muốn mua nhưng lại không còn sách để mua. Tôi hy vọng sẽ có người bỏ tiền ra để in, rồi bán cuốn sách, giúp cho những người muốn mua để tìm hiểu tâm tư tình cảm của người dân Mỹ, tiêu biểu qua Thơ. Hiện tại, trang website Văn Việt, https://vanviet.info, mỗi tuần đều đăng một số tác phẩm, cho đến khi hết (tổng cộng 247 bài thơ).
 

Khi chủ trương thơ Tân hình thức, tôi muốn quay lại thơ vần điệu với ngôn ngữ đời thường để giới thiệu với nhà thơ nước ngoài. Thơ, tiêu biểu cho nền văn hóa, giữa Việt nam và các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Như nhận xét của nhà thơ Hoa kỳ Frederick Feirstein, "Mục đích của thơ Tân Hình Thức là muốn đưa thơ Việt bước ra ngoài thế giới, nên mới chú tâm vào dịch thuật, để tìm kiếm người đọc khác ngôn ngữ và văn hoá. Từ những gì tôi đọc được nơi Khế Iêm và nơi bản dịch những tác phẩm của những người liên kết với ông, thì với tôi, chừng như Khế Iêm đã thành tựu được điều vừa nói trên. Ông có tờ Tạp chí Thơ của chính ông và ông đã dịch một số tác phẩm của chúng tôi sang tiếng Việt. Ông đã trích dẫn câu sau đây trong một bức thư đăng trên trang web www.thotanhinhthuc.org: ‘Hãy đến với chúng tôi, nơi chốn nhỏ bé và ấm cúng này của thơ, để nâng ly rượu mừng trong ngày họp mặt.’ Và thế là tôi đã nâng cao chiếc li của tôi, và tôi xin có lời chúc mừng tác phẩm tuyệt vời của ông, cùng những tuyển tập và những tiểu luận của ông”.
 

Đối với thơ song ngữ Anh và Việt, một lợi ích không nhỏ đối với người đọc và những nhà thơ Việt, là sẽ học hỏi thêm, không những về ngôn ngữ và văn hóa, mà còn tiếp thu được cách làm thơ, nhận ra sự khác biệt giữa hai dòng thơ, học hỏi kinh nghiệm của những nhà thơ Mỹ và làm giàu cho thơ Việt. Thơ song ngữ, không chỉ những bạn trẻ ở Việt nam đọc mà ngay cả những bạn trẻ Việt nam ở Mỹ cũng đọc, nếu họ muốn trau dồi thêm tiếng mẹ đẻ. Đọc song ngữ là một tiến trình hỗ tương, qua bản chính, người đọc có khuynh hướng đi tìm bản dịch và ngược lại qua bản dịch người đọc sẽ quay lại đọc bản chính. Trong thời đại Internet, có lẽ, thơ đang là một phương tiện ngắn gọn và trực tiếp để tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa giữa các sắc dân. Thế giới đang thu nhỏ và mỗi nền văn hóa là những người anh em, cùng một mẹ nhân loại, cần chia sẻ và cảm thông, chung sống trong an bình và làm cuộc đời thêm hương sắc.
 

*
 

Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác, dịch từ “Nam Phương Ca Khúc” chứ không phải sáng tác. "Nam Phương Ca Khúc” được đăng lần đầu tiên theo thiên ký sự Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác trên Nam Phong tạp chí phần chữ Hán số 30, trang 214 năm 1919. Hạn mạn du ký trước tiên được viết bằng chữ Hán, đăng tải từ số 22 đến số 35 năm 1919, 1920; sau đó thiên ký sự này được chính tác giả dịch sang chữ Việt và đăng tải ở phần chữ Việt của Nam Phong từ số 38 đến số 43 năm 1920, 1921.


Thơ • Chủ trương & chủ bút Khế Iêm • Tháng 12 năm 2023 • Năm thứ 1 • Số 10
Email: tapchitho2022@gmail.com
www.thotanhinhthuc.com 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gọi là “Hạnh ngộ” vì đây là sự kiện thi ca hiếm có xảy ra tại Việt Nam, do một cá nhân, chính là dịch giả chuyển ngữ đề xướng và được hơn 240 tác giả thơ ở khắp nơi trong nước và 60 tác giả thơ hải ngoại, sinh sống và làm việc tại 7 quốc gia trên thế giới cùng “gặp nhau” trong một tuyển tập “đồ sộ” song ngữ Việt-Anh, mang tên “Nhịp Điệu Việt / The Rhythm of Vietnam”...
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ và nay chúng ta đang sống trong giai đoạn 4.0 nên thế giới phẳng. Nhờ đó có sự kết nối giao lưu tương tác giữa những người có cùng sở thích. Trong số những tín đồ thi ca, tác giả Ngọc Trân là một trong những cây bút sáng tác nhiều thơ trữ tình. Gần đây anh có gửi cho tôi bản thảo tập thơ Tìm Lại Dấu Xưa sắp xuất bản có trên 100 bài...
Giáo sư Nguyễn Văn Sâm vừa ấn hành một tác phẩm có nhan đề sách rất dài: “Tuồng Bảy Mối Tội Đầu của LM Hồ Ngọc Cẩn và Tuồng Joseph – 1887 của Trương Minh Ký.” Cuốn sách này là tuyển tập 2 vở tuồng được viết trong tinh thần Công Giáo của vùng đất Nam Bộ của thời kỳ cuối thế ký thứ 19 và đầu thế kỷ 20. Đây là ấn bản 2023 do GS Nguyễn Văn Sâm giới thiệu và chú giải.
Bút danh Ninh Giang Thu Cúc, có lẽ bạn đọc miền Nam từ năm đầu thập kỷ sáu mươi thế kỷ XX cũng đã từng biết tới. Miền đất sông Hương núi Ngự đã góp phần hun đúc, nuôi dưỡng hồn thơ, mạch văn của tác giả và mảnh đất Quy Nhơn, Bình Định là nơi chị cống hiến hết mình với lao động nghệ thuật, nghiên cứu, biên khảo và sáng tác. Những trang viết của chị đầy lòng nhân ái, khiêm cung của người phụ nữ Huế cùng với tinh thần từ bi của người thấm nhuần triết lý Phật giáo. Chúng tôi gọi chị là “Con nhà Phật”...
Dân tộc chúng ta, có lẽ, không phải là một dân tộc mê sắc đẹp. Truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian của chúng ta không có nữ thần sắc đẹp. Một nhân vật văn học gắn liền với tín ngưỡng dân gian lẽ ra phải đẹp như Quan Âm - Thị Kính thì, theo logic, cũng khó có thể gọi là đẹp bởi, đã giả được trai để đi tu thì, dù rất đẹp trai, làm sao có thể gọi là một cô gái đẹp? Lịch sử cũng vắng bóng người đẹp. Những người đẹp trong lịch sử như An Tư, Huyền Trân, Đặng Thị Huệ, Ngọc Hân v.v.. thì lại đẹp một cách sơ sài, chúng ta hoàn toàn không thể hình dung vì lẽ các sử gia xưa quá ư kiệm lời.
Để Cho Ngày Ngắn, NXB Thuận Hóa, tháng 9/2022, là tập thơ sau 3 tác phẩm sáng tác bằng tiếng Việt và 4 tác phẩm dịch thơ, văn bằng hữu. Sách dày 224 trang với 144 bài thơ, lời giới thiệu của nhà văn Sóng Triều...
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972. Trùng hợp làm sao đó là năm đầu tiên trường mở lớp B (ban toán) và cũng là năm đầu tiên thời Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Giáo dục chuyển đổi cách gọi các lớp trung tiểu học sang số thứ tự của năm học từ lớp 1 đến lớp 12...
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao vừa ấn hành truyện ký Người Mẹ Tìm Con” (NMTC) của nhà văn Lê Đức Luận vào mùa Thu 2023. Tác phẩm dày 352 trang gồm 32 bài viết.
Nguyên tác Drawn Swords on Distant. Dịch giả Phan Lê Dũng. Với 800 trang sách tác giả đã bỏ ra nhiều năm để hoàn tất một tác phẩm đầy đủ về lịch sử Quốc Cộng tại Việt Nam. Chúng tôi đọc qua bản dịch Việt Ngữ rất công phu. Tác phẩm Việt Ngữ này sẽ được ra mắt tại San Jose vào 12 giờ trưa ngày thứ bẩy 12 tháng 12 tại hội trường Santa Clara County.
Tuốt Kiếm Phương Xa là tác phẩm đầu tiên đưa ra cái nhìn khác với tất cả những cuốn sách của các sử gia Tây Phương viết về chiến tranh Việt Nam trong nửa thế kỷ qua... Và Hồi ký Bóng Mây Tình Yêu ghi lại cuộc đời sóng gió của một người dân Miền Nam suốt chiều dài cuộc chiến...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.