Hôm nay,  

Đặc San Văn Hóa Phật Giáo: Chuyển Hóa Khổ Đau

02/07/202100:00:00(Xem: 1916)
Dac San Van Hoa PG
hình bìa sách Đặc San Văn Hóa Phật Giáo

Đến cái tuổi nghe thuận tai tôi mới nghiệm lại cuộc đời mình có một điều rất thú vị: những món quà bất ngờ thường là quý giá, mà Đặc San Văn Hóa Phật Giáo là một bằng chứng gần nhất.

Đặc san do Hòa Thượng Thích Như Điển cố vấn và các Cư Sĩ Phù Vân, Nguyên Đạo và Nguyên Minh chủ biên và được công ty Amazon phát hành. Theo lời anh Nguyên Minh, đây là cuốn đặc san thứ ba mà quý anh đã thực hiện. Cũng theo anh Nguyên Minh cho biết rằng qua tới cuốn thứ ba thì Ban Chủ Biên có ý định mỗi năm sẽ ra một cuốn.

Mà quả thật Đặc San Văn Hóa Phật Giáo có chủ đề Chuyển Hóa Khổ Đau rất có giá trị. Sách dày 670 trang với 50 tác giả gồm chư tôn đức Tăng, Ni và văn thi sĩ Phật tử. Hình thức rất trang nhã vì tất cả hình ảnh bên trong đều in màu và đặc biệt mỗi bài đều có phần tóm tắc tiểu sử của tác giả hay dịch giả. Theo anh Nguyên Minh cho biết rằng vì số trang đã được hạn định để không phải quá dày mà số lượng bài vở nhận được thì rất nhiều, do đó Ban Chủ Biên đã phải chọn lọc rất kỹ bài vở để đăng. Điều này cũng giúp tạo cho nội dung của Đặc San thêm nhiều chất lượng.

Về bố cục, Đặc San Văn Hóa Phật Giáo gồm 4 phần chính: Nền Tảng Tu Tập, Chuyển Hóa Khổ Đau, Lịch Sử Địa Dư Nhân Vật, và Sáng Tác Văn Học. Ngoài ra chen kẽ vào các mục là các trang thơ của Tùy Anh, Thích Như Điển, Sông Thu, Tuệ Nga, và Thái Tú Hạp.

Theo Hòa Thượng Thích Như Điển trong Lời Trình Thưa, cuốn Đặc San Văn Hóa Phật Giáo đầu tiên ra đời vào năm 2019 để kỷ nhiệm Báo Viên Giác, do Chùa Viên Giác ở Đức thực hiện, tròn 40 tuổi. Sau đó, có lẽ do sự ủng hộ nhiệt thành của độc giả khắp nơi nên đến năm 2020 Đặc San Văn Hóa Phật Giáo thứ hai với chủ đề “Phật Giáo và Đời Sống” đã tiếp tục có mặt. Rồi năm nay, 2021, Đặc San Văn Hóa Phật Giáo thứ ba với chủ đề Chuyển Hóa Khổ Đau lại tiếp tục đi tiếp để trở thành Đặc San thường niên. Đây là một tin vui cho lãnh vực văn hóa văn học Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.

Về nội dung có thể nói là rất phong phú và đa dạng, gồm các bài viết của chư tôn đức Tăng, Ni và văn thi sĩ Phật tử được biết đến nhiều trong giới văn học Phật Giáo. Trong số đó gồm có Đức Đạt Lai Lạt Ma qua bản dịch Việt, Thích Thắng Hoan, Thích Bảo Lạc, Thích Như Điển, Thích Phước An, Thích Nguyên Siêu, Thích Nguyên Tạng, Thích Hạnh Tuệ, Thích Phổ Huân, Thích Hạng Giới, Thích Như Tú, Thích Nữ Giới Hương, Thích Nữ Tịnh Vân, v.v… và các văn thi sĩ Phật tử như Đỗ Hồng Ngọc, Văn Công Tuấn, Hoang Phong, Nguyễn Minh Tiến, Thái Công Tụng, Trần Trung Đạo, Đỗ Trường, Bạch Xuân Phẻ, v.v…

Tôi thích nhất và cũng dễ đọc nhất là những trang thơ. Điều làm tôi rất ngạc nhiên là trang thơ của Hòa Thượng Thích Như Điển. Trang thơ này, Hòa Thượng dịch thơ Đường của Vua Trần Nhân Tông. Lần đầu tiên tôi đọc thơ dịch của Hòa Thượng. Quả thật đó là điều thú vị đối với tôi. Chẳng hạn bài thơ Tảo Mai Kỳ Nhất (Hoa Mai Sớm Bài Một) thuộc thể loại Thất Ngôn Bát Cú của Đường Thi. Hòa Thượng Thích Như Điển đã dịch theo thể thơ Thất Ngôn Bát Cú như sau:
 
Tròn xoe năm cánh nhụy vàng phơi
Chìm bóng san hô, vảy cá trồi
Đông ba tháng lạnh cành chim trắng
Xuân một ngày hanh nhánh ấm ngời
Sương ngọt nức hương lay bướm dậy
Đêm ngời ánh nước khiến chim sầu
Hằng Nga nếu biết hoa mai đẹp
Bóng quế cung thiềm sẽ chán thôi.
 
Bản Việt dịch tuyệt vời nhất trong bài thơ trên là hai câu 5, 6 trong chữ Hán:
 
“Cam lộ lưu phương si diệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.”
 
Hòa Thượng Thích Như Điển dịch:
 
Sương ngọt nức hương lay bướm dậy
Đêm ngời ánh nước khiến chim sầu”
 
Nhà thơ Tùy Anh, bút hiệu của Phù Vân Nguyễn Hòa, trong bài thơ “Mùa Thu Tĩnh Lặng,” với hai đoạn đầu làm người đọc khó quên vì chất thơ vừa lãng mạn vừa thoát tục:
 
“Ô hay thu tới anh nào biết,
Lá đã vàng bay đẫm mùa sang.
Mưa vẫn ru hoài lời nuối tiếc,
Một thuở bình an giữa đại ngàn.
 
Em nói, em về thăm chùa cũ,
Tụng một thời kinh để tĩnh tâm.
Tình em đã một thời phong vũ,
Nên đã tan theo cuộc hồng trần.”
 
Đó chỉ là vài bài thơ đơn cử trong Đặc San Văn Hóa Phật Giáo 2021. Phần còn lại của Đặc San mới là nhiều vô kể, mà trong đó hàng chục bài viết về Phật Pháp, về thi ca Phật Giáo, về lịch sử Phật Giáo, những truyện ngắn mang chất liệu Phật Pháp.

Chẳng hạn, bài “Những Chặng Đường Tu Tập” của cư sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến giới thiệu một cách khái quát những giai đoạn và kinh nghiệm tu tập của người con Phật ở bước đầu sơ cơ cho đến những tiến bộ cao hơn. Ở cuối bài, Nguyên Minh đã kết luận:

“Nhận thức được sự tiến triển qua từng chặn đường tu tập là một khích lệ lớn lao và sẽ củng cố niềm tin của chúng ta vào những giá trị thiết thực, lợi ích của sự tu tập. Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ có khả năng nhìn nhận một cách cụ thể hơn về con đường tu tập. Đó không chỉ là những đại nguyện lớn lao bao trùm chúng sinh trong khắp pháp giới, mà cũng chính là sự chú tâm nuôi dưỡng niềm an lạc trong từng sát na của cuộc sống hiện tại này.”

Hoặc, trong bài “Chuyển Hóa: Chuyển Corona, Hóa Karuna,” cư sĩ Nguyên Đạo Văn Công Tuấn nhân chuyện đại dịch vi khuẩn corona đã dẫn giải những câu chuyện Phật Pháp liên quan đến bệnh khổ, thuốc điều trị và lòng từ bi cứu khổ chúng sinh của chư Phật và chư vị Bồ Tát.

Nếu bạn muốn tìm một cuốn sách để đọc cùng lúc nhiều đề tài về Phật Pháp và Phật Giáo thì có thể nói cuốn Đặc San Văn Hóa Phật Giáo này là một trong số những cuốn sách đáp ứng đúng mong ước của bạn. Khi bạn cầm cuốn Đặc San này trên tay rất có thể ý nghĩ đầu tiên của bạn là “hơi ngán” vì độ dày cùa sách, tới 670 trang, nhưng bạn thử nghĩ xem có cuốn sách nào mỏng mà có thể thỏa mãn được yêu cầu của bạn không. Chính vì dày nên cuốn sách mới có thể chứa đựng nội dung phong phú như thế.

Độc giả muốn có cuốn Đặc San Văn Hóa Phật Giáo này thì xin liên lạc Chùa Viên Giác ở địa chỉ

Karisruher Strasse 6
30519 Hannover – Germany
Điện thoại: +49 511 879 630
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những bài viết của chị gần đây thường là các đề tài bám sát đời thường. Thế rồi chị gom lại thành một tuyển tập có tên là Hoa Cỏ Bên Đường. Nơi đây, tôi chỉ viết về một số ghi nhận rời khi đọc tuyển tập này của nhà báo Kiều Mỹ Duyên, cũng là một người chị về nhiều phương diện.
Vâng, trước tiên, nhà thơ Trần Quốc Bảo là đứa con của tư tưởng bình dân, của ca dao, tục ngữ, ơn nghĩa với tổ tiên, xây dựng và gìn giữ đất nước. Bài thơ mở đầu “Quốc Tổ Hùng Vương” đã vang lên như một lời nhắc nhở con dân Việt hãy nhớ nguồn cội của mình, nhớ đến tổ tiên, cha ông chúng ta
Đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua, ta cảm thấy, nhà văn Thích Như Điển dường như đang đi tìm từng mảnh vỡ để ghép nên một giai đoạn lịch sử, với ba đời hoàng đế, cùng ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông vậy. Tác phẩm này, nhà văn Thích Như Điển đã miêu khá đầy đủ, sinh động cục diện, cũng như diễn biến từng trận đánh của quân dân Đại Việt với giặc Nguyên Mông.
Như thế, tựa sách không thôi, chúng ta đã hiểu là tác giả đang dùng một hình thức nghệ thuật ngôn ngữ để chuyển tải những gì mình muốn chia sẻ và truyền đạt bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và hạnh nguyện của người. Mà ở đó là những triết lý mang âm hưởng Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại.
Để kết luận bài điểm sách và điểm về Tác giả của quyển sách nầy, tôi xin dùng câu tục ngữ của người Nga để giới thiệu đến quý vị như sau: “Hạnh Phúc là những gì người ta đang có chứ không phải là những gì người ta đi tìm”. Vậy quý vị, nếu ai đó muốn có hạnh phúc thì cũng nên đọc sách nầy để tâm mình được an và thân được như ý.
Tóm lại, Tập thơ Âm Tuyết Đỏ Thời Gian của Nguyễn Lương Vỵ miêu tả hầu như trọn vẹn bao xúc cảm ký ức quy về một thực tại trường cửu trong 360 câu thơ, cùng 15 bài thơ ngắn như một dòng sống luân lưu tuôn trào tiếng kêu bi thiết vang vọng, và màu sắc biểu tượng trong suốt hành trình cuộc đời. Tập thơ Âm Tuyết Đỏ Thời Gian cũng là di sản cuối của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.
Thật là ấm cúng, trong cại lạnh tháng Tư Chicago, trong không gian của dịch bịnh COVID-19, tôi vừa nhận được một sáng tác mới của Phạm Xuân Tích, một bạn văn từ Paris gửi đến. Mở ra thấy đó là tâp thơ “CÒN ĐÓ”, gồm những bài thơ với niềm tin yêu sâu sắc về đời.
Bằng những lời thơ bình dị, không làm dáng và ý thơ đậm đà cùng lối gieo vần nhẹ nhàng, nhà thơ Hoàng-Phong-Linh Võ Đại Tôn đã trải rộng nỗi lòng của Ông với Quê Hương, với đồng đội, với bằng hữu. Ông cũng dành cho vợ trái tim nồng ấm và truyền cho con ý chí bất khuất. Và trên tất cả, Hoàng-Phong-Linh cho người đọc thấy rõ sự vi diệu của niềm tin.
Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm chuyển tải nội dung những mẫu chuyện về chân thiện mỹ trong đời sống xã hội. Khi “Gõ Cửa, Cửa Sẽ Mở”, như khi “Mở lòng, lòng thanh thản”; Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm đề cao tiếng cười, bởi vì “Hãy Cho Nhau Tiếng Cười”, cũng bởi vì tiếng cười là nhu cầu, là niềm tin yêu của đời sống
Nội dung Tuyển Tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG rất đa dạng, phong phú. Ngoài việc những nhân vật có tiếng tăm viết giới thiệu tác giả Kiều Mỹ Duyên, như nhà văn Huy Phương, văn thi sĩ Chinh Nguyên, nhà báo Mặc Lâm, và nhà báo Nguyễn Lệ Uyên, tuyển tập thể hiện một sự bao gồm rộng lớn, sự quan tâm đối với xã hội về mọi mặt, mọi vấn đề,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.