Hôm nay,  

Phạm Xuân Tích và Tập Thơ Mới 'Còn Đó'

18/04/202109:25:00(Xem: 2362)
Dao Nhu

Thật là ấm cúng, trong cại lạnh tháng Tư Chicago, trong không gian của dịch bịnh COVID-19, tôi vừa nhận được một sáng tác mới của  Phạm Xuân Tích, một bạn văn  từ Paris gửi đến. Mở ra thấy đó là tâp thơ “CÒN ĐÓ”, gồm những bài thơ với niềm tin yêu sâu sắc về đời.

TỰ VỊNH

Sáng dậy thấy mình vẫn còn đây

Không gian rực sáng mây trắng bay

Thời gian không tính còn hay mất

Đời vẫn hòa vui theo cỏ cây

 Đọc lên những câu thơ mới của anh, cả không gian ấm cúng lạ thường. Ở tuổi 78, lời thơ của anh vẫn còn sức réo gọi bia mộ gối chăn, tình yêu đã mất

 CÒN ĐÓ

Nghe còn đó, những cơn mơ dĩ vãng

Bay về theo hương gió trở mùa sang

Trong tâm tư chợt thoáng nét thở than

Tóc huyền cũ ngày xưa ngát mộng vàng

Đã lâu lắm, nơi nghìn trùng cách trở

Hương thời gian phủ kín dấu chân xưa

Khiến cho người lạc lối trên cung tơ

Để chợt thấy, chợt quên, chợt nhớ

Tóc huyên xưa vẫn đó, sóng ngập bờ

Vốn dĩ là một nhạc sĩ Hồ cầm, một họa sĩ ấn tượng tình cảm như anh từng thổ lộ CÒN ĐÓ là một trường ca đậm đà màu sắc, chan hòa tình cảm, những khúc nhac tình



VÃN THU

Thoáng hơi lạnh đã về trên vai áo

Hãng cây buồn buông lá rụng bên sông

Thu êm đềm đang nhẹ bước sang đông,

Nghe quá khứ thơm lừng hương diệu ảo

Ngày xưa đó tóc huyền vương gió trải

Để trăm năm nghe áo trắng vờn bay

Không gian xưa kết tụ thế gian này

Cho kết nối cho yêu thương mãi mãi

Dù thời gian trĩu nặng trên bờ vai

‘CÒN ĐÓ’ là tập thơ thứ 3 của của nhà thơ Pham Xuân Tích, năm 2021.

Hoa Vàng Cũ/Tuyển tập Kich thơ của Pham Xuân Tích năm 1995.

Đường vào Xứ Mộng/Thơ và nhạc của Phạm Xuân Tích-năm 2013.

Từ HOA VÀNG CŨ đến CÒN ĐÓ nhà thơ Pham Xuân Tích đã sãi những bước thật dài, thật ấn tượng trong cõi thơ của anh...

Đọc thơ CÒN ĐÓ nghe thời gian trải dài trên “những cung tơ”. Phải chăng với Pham Xuân Tích, Thơ chỉ là Nhạc mang hồn thơ đi muôn phương..”.De la musique avant toute chose, et pour cela préfaire l’impair, plus vague et plus soluble dans l’air, sans rien en lui qui pèse ou qui pose...” Paul Verlaine

Đào Như

Avril 17-2021 

Một chiều cuối Đông Chicago

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những bài viết của chị gần đây thường là các đề tài bám sát đời thường. Thế rồi chị gom lại thành một tuyển tập có tên là Hoa Cỏ Bên Đường. Nơi đây, tôi chỉ viết về một số ghi nhận rời khi đọc tuyển tập này của nhà báo Kiều Mỹ Duyên, cũng là một người chị về nhiều phương diện.
Vâng, trước tiên, nhà thơ Trần Quốc Bảo là đứa con của tư tưởng bình dân, của ca dao, tục ngữ, ơn nghĩa với tổ tiên, xây dựng và gìn giữ đất nước. Bài thơ mở đầu “Quốc Tổ Hùng Vương” đã vang lên như một lời nhắc nhở con dân Việt hãy nhớ nguồn cội của mình, nhớ đến tổ tiên, cha ông chúng ta
Đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua, ta cảm thấy, nhà văn Thích Như Điển dường như đang đi tìm từng mảnh vỡ để ghép nên một giai đoạn lịch sử, với ba đời hoàng đế, cùng ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông vậy. Tác phẩm này, nhà văn Thích Như Điển đã miêu khá đầy đủ, sinh động cục diện, cũng như diễn biến từng trận đánh của quân dân Đại Việt với giặc Nguyên Mông.
Như thế, tựa sách không thôi, chúng ta đã hiểu là tác giả đang dùng một hình thức nghệ thuật ngôn ngữ để chuyển tải những gì mình muốn chia sẻ và truyền đạt bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và hạnh nguyện của người. Mà ở đó là những triết lý mang âm hưởng Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại.
Để kết luận bài điểm sách và điểm về Tác giả của quyển sách nầy, tôi xin dùng câu tục ngữ của người Nga để giới thiệu đến quý vị như sau: “Hạnh Phúc là những gì người ta đang có chứ không phải là những gì người ta đi tìm”. Vậy quý vị, nếu ai đó muốn có hạnh phúc thì cũng nên đọc sách nầy để tâm mình được an và thân được như ý.
Tóm lại, Tập thơ Âm Tuyết Đỏ Thời Gian của Nguyễn Lương Vỵ miêu tả hầu như trọn vẹn bao xúc cảm ký ức quy về một thực tại trường cửu trong 360 câu thơ, cùng 15 bài thơ ngắn như một dòng sống luân lưu tuôn trào tiếng kêu bi thiết vang vọng, và màu sắc biểu tượng trong suốt hành trình cuộc đời. Tập thơ Âm Tuyết Đỏ Thời Gian cũng là di sản cuối của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.
Bằng những lời thơ bình dị, không làm dáng và ý thơ đậm đà cùng lối gieo vần nhẹ nhàng, nhà thơ Hoàng-Phong-Linh Võ Đại Tôn đã trải rộng nỗi lòng của Ông với Quê Hương, với đồng đội, với bằng hữu. Ông cũng dành cho vợ trái tim nồng ấm và truyền cho con ý chí bất khuất. Và trên tất cả, Hoàng-Phong-Linh cho người đọc thấy rõ sự vi diệu của niềm tin.
Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm chuyển tải nội dung những mẫu chuyện về chân thiện mỹ trong đời sống xã hội. Khi “Gõ Cửa, Cửa Sẽ Mở”, như khi “Mở lòng, lòng thanh thản”; Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm đề cao tiếng cười, bởi vì “Hãy Cho Nhau Tiếng Cười”, cũng bởi vì tiếng cười là nhu cầu, là niềm tin yêu của đời sống
Nội dung Tuyển Tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG rất đa dạng, phong phú. Ngoài việc những nhân vật có tiếng tăm viết giới thiệu tác giả Kiều Mỹ Duyên, như nhà văn Huy Phương, văn thi sĩ Chinh Nguyên, nhà báo Mặc Lâm, và nhà báo Nguyễn Lệ Uyên, tuyển tập thể hiện một sự bao gồm rộng lớn, sự quan tâm đối với xã hội về mọi mặt, mọi vấn đề,
Khi đọc bản thảo Giọt Nước Nghiêng Mình của Nguyễn Văn Sâm tôi thấy mình bồi hồi cảm động như đang được tắm lại trong một dòng sông cũ, nơi phát nguyên dòng văn chương hiện đại của Việt Nam. Chính từ chỗ phát nguyên này, trong thế kỷ 20 tôi đã đọc Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên…, họ cùng nhiều bậc tiền bối nữa đã làm thành nền văn học miền Nam với tính chất riêng của nó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.