Hôm nay,  

Phạm Xuân Tích và Tập Thơ Mới 'Còn Đó'

18/04/202109:25:00(Xem: 2327)
Dao Nhu

Thật là ấm cúng, trong cại lạnh tháng Tư Chicago, trong không gian của dịch bịnh COVID-19, tôi vừa nhận được một sáng tác mới của  Phạm Xuân Tích, một bạn văn  từ Paris gửi đến. Mở ra thấy đó là tâp thơ “CÒN ĐÓ”, gồm những bài thơ với niềm tin yêu sâu sắc về đời.

TỰ VỊNH

Sáng dậy thấy mình vẫn còn đây

Không gian rực sáng mây trắng bay

Thời gian không tính còn hay mất

Đời vẫn hòa vui theo cỏ cây

 Đọc lên những câu thơ mới của anh, cả không gian ấm cúng lạ thường. Ở tuổi 78, lời thơ của anh vẫn còn sức réo gọi bia mộ gối chăn, tình yêu đã mất

 CÒN ĐÓ

Nghe còn đó, những cơn mơ dĩ vãng

Bay về theo hương gió trở mùa sang

Trong tâm tư chợt thoáng nét thở than

Tóc huyền cũ ngày xưa ngát mộng vàng

Đã lâu lắm, nơi nghìn trùng cách trở

Hương thời gian phủ kín dấu chân xưa

Khiến cho người lạc lối trên cung tơ

Để chợt thấy, chợt quên, chợt nhớ

Tóc huyên xưa vẫn đó, sóng ngập bờ

Vốn dĩ là một nhạc sĩ Hồ cầm, một họa sĩ ấn tượng tình cảm như anh từng thổ lộ CÒN ĐÓ là một trường ca đậm đà màu sắc, chan hòa tình cảm, những khúc nhac tình



VÃN THU

Thoáng hơi lạnh đã về trên vai áo

Hãng cây buồn buông lá rụng bên sông

Thu êm đềm đang nhẹ bước sang đông,

Nghe quá khứ thơm lừng hương diệu ảo

Ngày xưa đó tóc huyền vương gió trải

Để trăm năm nghe áo trắng vờn bay

Không gian xưa kết tụ thế gian này

Cho kết nối cho yêu thương mãi mãi

Dù thời gian trĩu nặng trên bờ vai

‘CÒN ĐÓ’ là tập thơ thứ 3 của của nhà thơ Pham Xuân Tích, năm 2021.

Hoa Vàng Cũ/Tuyển tập Kich thơ của Pham Xuân Tích năm 1995.

Đường vào Xứ Mộng/Thơ và nhạc của Phạm Xuân Tích-năm 2013.

Từ HOA VÀNG CŨ đến CÒN ĐÓ nhà thơ Pham Xuân Tích đã sãi những bước thật dài, thật ấn tượng trong cõi thơ của anh...

Đọc thơ CÒN ĐÓ nghe thời gian trải dài trên “những cung tơ”. Phải chăng với Pham Xuân Tích, Thơ chỉ là Nhạc mang hồn thơ đi muôn phương..”.De la musique avant toute chose, et pour cela préfaire l’impair, plus vague et plus soluble dans l’air, sans rien en lui qui pèse ou qui pose...” Paul Verlaine

Đào Như

Avril 17-2021 

Một chiều cuối Đông Chicago

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghĩ gì và làm gì trong cơn khủng hoảng? Để trả lời chung cho vấn đề này, Đức Giáo hoàng Phanxicô đề ra những ý tưởng cụ thể trong tác phẩm mới nhất: Hãy dám ước mơ! Tự tin để vượt qua khủng hoảng, (Wage zu träumen! Mit Zuversicht aus der Krise NXB Kösel-Verlag, München, 2020) mà bài viết sau đây sẽ giới thiệu.
Cũng y hệt như vào một thư viện Phật học khổng lồ, và tự biết rằng sức người chỉ có thể đọc một phần rất nhỏ, nơi một góc các kệ sách thư viện. Người viết tự biết là không dễ để viết về ấn phẩm này, dù là với nhiệt tâm muốn mời gọi độc giả tìm đọc, để thỉnh ấn phẩm này. Đúng ra, những dòng chữ này xin là “vài suy nghĩ rời” về một ấn phẩm rất cần thiết cho người học Phật.
Tác phẩm Vòng Đai Xanh được tái bản lần thứ nhất tại hải ngoại vào năm 1986. Tác phẩm được dịch qua tiếng Anh dưới tựa đề The Green Belt (Ivy House Publishing Group 2004). Lần tái bản nầy Vòng Đai Xanh - The Green Belt - Bilingual Viet/English, do Văn Học Press & Việt Ecology Press ấn hành. Sách dày 448 trang. Phần tiếng Việt có 245 trang. Gồm 20 chương và các bài viết về tác giả, tác phẩm. Phần tiếng Anh từ trang 257 qua bản dịch của Nha Trang & William L. Pensinger.
Jon Meacham đã từng đoạt giải Pulitzer năm 2009, giải Báo chí, Văn Học, Lich sử, danh giá hàng đầu của nước Mỹ. Là một tác giả thuộc loại bestseller của New York Times, năm 2018 Meacham cho ra đời tác phẩm THE SOUL OF AMERICA. Có thể nói đây là một trong những tác phẩm chủ đạo của ông. Chúng tôi xin thoát dich ra tiếng Việt: LÝ TƯỞNG CỦA NƯỚC MỸ.
Tôi vừa nhận được tác phẩm văn học truyện dài NGƯỜI TRỞ LẠI của nhà văn Phạm Xuân Tích, chính tác giả gửi tặng tôi. Trong quá khứ tôi cũng được may mắn đã từng đề cập đến những tác phẩm truyện dài của anh: Chân Trời Tan Hợp- 2014, Chỉ Một Lần Sống, 2017, Đường Về Siêu Thoát-2019.
Tôi còn nhớ năm 1979 cuối con hẻm nhỏ trên đường Thành Thái, Sài Gòn có một căn nhà nhỏ của một gia đình di cư không giàu có. Dĩ nhiên có thể nói họ nghèo nhưng tên tuổi, đạo đức và khí khái thì mênh mông. Đó là gia đình nhà giáo kiêm nhà văn Doãn Quốc Sỹ, tác giả của những tác phẩm giá trị
khi già hơn, đọc lại văn học Việt Nam, mới thấy những dị biệt vùng miền trong ngôn ngữ là cái gì rất đẹp và tự nhiên. Giọng là âm thanh, phương ngữ là chữ dùng. Nếu không có sự đa dạng địa phương, hẳn là cái đẹp không toàn bích. Do vậy, từ nhiều năm, tôi đã ưa thích đọc Nguyễn Văn Sâm với các truyện ngắn viết theo văn phong Nam Bộ.
Qua tác phẩm The Clash of Civilization and the Remaking of World Order, Samuel P. Huntington đã nêu lên một luận đề quan trọng về tương lai của chính trị thế giới: thời kỳ xung đột của Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, tranh chấp không còn do sự dị biệt trong mối quan hệ Đông Tây và ý thức hệ của các siêu cường.
Thi phẩm về Phật giáo Tây Tạng này có tựa đề là “My First Five Tastes of Tibetan Buddhism” (tạm dịch: “Ngũ Vị Đầu Tiên Của Tôi Về Phật Giáo Tây Tạng”) của tác giả Manuel N. Gómez, do nhà xuất bản AuthorHouse (Bloomington, Indiana) phát hành vào tháng Chín năm 2020.
Năm 2016, dân chúng Mỹ quyết định đưa doanh nhân Donald Trump vào tòa Bạch Ốc và năm 2020 không còn muốn duy trì quyết định này. Việc ra đi không êm thắm, đánh dấu một thời đại bất thường trong quyền lực tổng thống và cảnh tượng đầy bạo động hãi hùng cho lịch sử nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.