Hôm nay,  

Phạm Xuân Tích và Tập Thơ Mới 'Còn Đó'

18/04/202109:25:00(Xem: 2365)
Dao Nhu

Thật là ấm cúng, trong cại lạnh tháng Tư Chicago, trong không gian của dịch bịnh COVID-19, tôi vừa nhận được một sáng tác mới của  Phạm Xuân Tích, một bạn văn  từ Paris gửi đến. Mở ra thấy đó là tâp thơ “CÒN ĐÓ”, gồm những bài thơ với niềm tin yêu sâu sắc về đời.

TỰ VỊNH

Sáng dậy thấy mình vẫn còn đây

Không gian rực sáng mây trắng bay

Thời gian không tính còn hay mất

Đời vẫn hòa vui theo cỏ cây

 Đọc lên những câu thơ mới của anh, cả không gian ấm cúng lạ thường. Ở tuổi 78, lời thơ của anh vẫn còn sức réo gọi bia mộ gối chăn, tình yêu đã mất

 CÒN ĐÓ

Nghe còn đó, những cơn mơ dĩ vãng

Bay về theo hương gió trở mùa sang

Trong tâm tư chợt thoáng nét thở than

Tóc huyền cũ ngày xưa ngát mộng vàng

Đã lâu lắm, nơi nghìn trùng cách trở

Hương thời gian phủ kín dấu chân xưa

Khiến cho người lạc lối trên cung tơ

Để chợt thấy, chợt quên, chợt nhớ

Tóc huyên xưa vẫn đó, sóng ngập bờ

Vốn dĩ là một nhạc sĩ Hồ cầm, một họa sĩ ấn tượng tình cảm như anh từng thổ lộ CÒN ĐÓ là một trường ca đậm đà màu sắc, chan hòa tình cảm, những khúc nhac tình



VÃN THU

Thoáng hơi lạnh đã về trên vai áo

Hãng cây buồn buông lá rụng bên sông

Thu êm đềm đang nhẹ bước sang đông,

Nghe quá khứ thơm lừng hương diệu ảo

Ngày xưa đó tóc huyền vương gió trải

Để trăm năm nghe áo trắng vờn bay

Không gian xưa kết tụ thế gian này

Cho kết nối cho yêu thương mãi mãi

Dù thời gian trĩu nặng trên bờ vai

‘CÒN ĐÓ’ là tập thơ thứ 3 của của nhà thơ Pham Xuân Tích, năm 2021.

Hoa Vàng Cũ/Tuyển tập Kich thơ của Pham Xuân Tích năm 1995.

Đường vào Xứ Mộng/Thơ và nhạc của Phạm Xuân Tích-năm 2013.

Từ HOA VÀNG CŨ đến CÒN ĐÓ nhà thơ Pham Xuân Tích đã sãi những bước thật dài, thật ấn tượng trong cõi thơ của anh...

Đọc thơ CÒN ĐÓ nghe thời gian trải dài trên “những cung tơ”. Phải chăng với Pham Xuân Tích, Thơ chỉ là Nhạc mang hồn thơ đi muôn phương..”.De la musique avant toute chose, et pour cela préfaire l’impair, plus vague et plus soluble dans l’air, sans rien en lui qui pèse ou qui pose...” Paul Verlaine

Đào Như

Avril 17-2021 

Một chiều cuối Đông Chicago

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong Đạo Phật có cả Pháp Học lẫn Pháp Hành và trong học đường cũng vậy. Nếu chỉ có nói, mà không ngồi xuống để đếm từng hơi thở để thực tập Thiền thì khó mà tiếp thu được. Tuy không được đem niềm tin tôn giáo vào trường học của chính phủ để dạy, nhưng Chánh Niệm vẫn là một danh từ, một khái niệm thực tập sự yên tĩnh cho nội tâm, mà Thiền Sư Nhất Hạnh đã rất thành công khi hướng dẫn người Tây phương trở về với nền Đạo Học Đông Phương, bằng con đường chuyển hóa nầy.
Lotus Media đã xuất bản SỐNG VỚI CHỮ vào đầu năm 2021, nay có duyên lành được xuất bản quyển sách thứ 2 của anh, 909 Bài thơ Ba Dòng. Một thể loại thơ tự do, không gò bó, nghiêm túc và mỹ học như thơ Hài cú, nhưng phóng khoáng và thoải mái như gu và con người thật của anh Tuấn: rất đẹp, rất riêng, rất thật, rất chay như trong Huế chay, thàng, ngông, rượn… và rất người.
Sàigòn, những ngày xao xác cùng chiến tranh, những lửa đạn kinh hoàng Khe Sanh, Quảng Trị... Đạn lạc tên bay tận những nơi xa vời để bảo vệ cho Sàigòn. Một Sàigòn không tiếng súng. Và tôi, trốn hết học hành trường lớp. Tôi mê muội theo những hương thơm ngát của sơn dầu, tôi bàng hoàng bên những nét cọ sắc sảo. Nét cọ mà khi dào dạt cùng tranh, đã phải óng ánh hơn những nét bút rời rạc; chữ nghĩa lơ mơ chợt quên, chợt nhớ của tôi trong trường thi, lớp học.
Nhận thức được sự tiến triển qua từng chặn đường tu tập là một khích lệ lớn lao và sẽ củng cố niềm tin của chúng ta vào những giá trị thiết thực, lợi ích của sự tu tập. Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ có khả năng nhìn nhận một cách cụ thể hơn về con đường tu tập. Đó không chỉ là những đại nguyện lớn lao bao trùm chúng sinh trong khắp pháp giới, mà cũng chính là sự chú tâm nuôi dưỡng niềm an lạc trong từng sát na của cuộc sống hiện tại này.”
2034: A Novel of the Next World War tưởng tượng về một cuộc chiến tương lai giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra trong cùng năm, giống như sách Hạm đội Ma của Peter Singer. Đô đốc Stavridis có một binh nghiệp nổi bật bao gồm việc chỉ huy một nhóm tàu sân bay chiến đấu không kích, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Miền Nam và sau đó là Tư lệnh Tối cao Đồng minh Châu Âu, trước khi nghỉ hưu và trở thành Khoa trưởng của Trường Luật và Ngoại giao Fletcher. Cuốn tiểu thuyết là một bài đọc nhanh chóng và hấp dẫn, chứa đầy các chi tiết của các hoạt động hải quân mang lại cho sách rất nhiều màu sắc và tính hợp lý.
Thơ, văn của anh sáng tác, hầu như tôi đã đọc và một số đăng trên nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa. Khi đọc lại tác phẩm của anh, không khỏi ngậm ngùi và xót xa. Nay tuổi già, sức yếu, bệnh tật nhưng anh cố gắng gom lại sáng tác của minh để thực hiện tuyển tập như món quà lưu niệm.
Tác phẩm dày 700 trang, với 362 trang tiếng Việt và phần còn lại viết bằng tiếng Anh, sẽ giúp mọi gia đình hiểu biết về một dòng sông đang trở thành chiến trường thầm lặng giữa đại bá phương Bắc và nước nhỏ phương Nam. Tương lai dân tộc sẽ đi về đâu, một phần cũng từ cuộc tranh chấp nơi sông Mekong.
Hôm 13 tháng 5-2021 chúng tôi nhận được tập sách có chữ ký của phu nhân BS Mai Trung Kiên gửi biểu vợ chồng tôi. Tập sách của tác giả GS-BS Mai Trung Kiên có tựa đề " TÂM HỒN &THIỀN ĐỊNH trong KHOA HỌC NÃO BỘ "-một tựa đề rất lạ lẫm không những đối với chúng tôi mà ngay các độc giả có trình độ hiểu biết nào đó về tôn giáo, nhất là Phật giáo, và Khoa Học Não Bộ.
Vậy mà..., đôi khi trong phút không ngờ nhất và ở một chỗ không ngờ nhất..., lại trùng trùng từ trong tận cùng nỗi nhớ lồng lộng hiện về vây bũa... Ký ức. Chỉ là sương. Chỉ là huyễn mây. Nhưng khi hiển hiện, có thể khiến cho người ngậm ngùi hạnh phúc hoặc có khi đem về lại những niềm đau quắn quíu...Và có mấy ai trong chúng ta cũng như Ly, như Mỹ Linh; không từng một lần trong đời, loanh quanh trong rừng ký ức mù sương của mình... Và vì thế; mời bạn, hãy cùng đi vào vùng "Sương Ký Ức" của Đặng Mai Lan để bước xuyên thủng qua lớp sương mù ký ức dày đặc của chính mình. Chiêm nghiệm lại nỗi buồn hay hạnh phúc quẩn quanh cất dấu. Và, một lần. Cất bước đi tìm lại chính bạn...
Với hồi ký “Tuổi Thơ & Chiến Tranh” trong tháng 6/2010 qua nhận định của Nguyễn Mạnh Trinh cho thấy: Đọc bút ký “Tắm Máu Đen” rồi đọc “Hồi Ký Tuổi Thơ và Chiến Tranh”, và đọc những bài thơ ký tên Hoàng Phong Linh, tôi cảm nhận rõ một điều: Sáng tác của ông là tình yêu dành cho quê hương đất nước.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.