Hôm nay,  

Từ Việt Chiến Đến Hoa Thịnh Đốn Việt Báo

19/11/200400:00:00(Xem: 7756)
Giang Hữu Tuyên đã nằm xuống, nhưng thiện chí và nỗ lực đáng ghi nhận của con người họat động sôi nổi này ở mãi với chúng ta, ở mãi với cộng đồng người Việt vùng Hoa Thịnh Đốn, cũng như với mọi người Việt trôi giạt ở khắp góc biển chân trời.

Tên anh gắn liền với tên tuần báo được nhiều người yêu mến tìm đọc: Hoa Thịnh Đốn Việt Báo cho đến khi anh bị gục ngã vì tai biến mạch máu não vào chiều ngày 4 tháng 11 và nằm hôn mê ở khu cấp cứu bệnh viện George Washington ở Washington DC cho đến khi khả năng của y khoa đầu hàng .

Buổi đầu khó khăn của việc làm báo ở vùng Hoa Thịnh Đốn

Gần 30 năm trôi qua tính từ tháng Tư năm 1975, ngày nay ở bất cứ đâu trên xứ Mỹ cũng có người Việt sinh sống , từ nơi có lác đác vài trăm gia đình tới các thành phố đông đảo hơn hàng trăm ngàn người lập thành các cộng đồng qui mô như vùng Bắc, Nam tiểu bang California, Houston, Washington.

Bây giờ đi tới đâu, người ta cũng thấy báo chí Việt Nam nhan nhản, mà qua đó chúng ta có thể cập nhật hóa được tin tức thời sự nóng bỏng, nắm vững các vấn đề xảy ra trên thế giới và tin tức các sinh họat trên quê hương Việt Nam.

Nhưng vào giai đọan đầu lang bạt trên đất người, việc có được một tờ báo để đọc là một điều thiên nan vạn nan.

Giang Hữu Tuyên là một trong số những người có ưu tư về ngành truyền thông, và trong thời gian đầu khi đặt chân lên nước Mỹ, anh đã sốt sắng nghĩ đến một cơ quan ngôn luận Việt ngữ.

Giang Hữu Tuyên nay đã khuất bóng. Tôi nhớ bạn và mượn dịp này ôn lại một vài kỷ niệm làm báo với nhau. Tuy biết sự có mặt của một tờ báo ở xứ người là cần thiết, nhưng phải nói rõ hơn Tuyên không là người đầu tiên làm báo ở Hoa Thịnh Đốn .

Cuối năm 1975, thưở người tị nạn Việt Nam mới chân uớt chân ráo tới Mỹ, tờ báo đầu tiên vùng Hoa Thịnh Đốn mang tên Bút Việt đã ra đời. Nhà thơ Viên Linh chịu trách nhiệm chăm sóc tờ này, do sáng kiến của một số người cầm bút đến sớm trong vùng Hoa Thịnh Đốn, Virginia, Maryland cùng thực hiện. Đề nghị làm Bút Việt là sáng kiến của cựu Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xã Nguyễn Ngọc Linh, của cựu Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngọai Nguyễn Ngọc Bích và một số nhà báo từng sống trong nghề khi còn ở quê nhà đề ra.

Đến Mỹ trắng tay, không tiền bạc, không vốn liếng, chỉ có một số người có khả năng nghề báo và thiện chí chung sức nên Bút Việt dẫu có muốn xuất bản đều đặn cũng không thể làm tiếp số thứ hai. Tờ báo đầu tiên trong hòan cảnh khó khăn đó đã đình bản sau ngay sau số ra mắt, cũng là số duy nhất, nhưng nỗ lực ban đầu đó thật khó quên.

Đến năm 1977, ký giả Phạm Trần và linh mục Trần Duy Nhất sau nhiều buổi họp thảo luận với một số nhà báo nhà văn khác nữa, đã đồng ý với nhau về việc xây dựng một cơ quan ngôn luận, đáp ứng nhu cầu muốn biết tin tức của người Việt tị nạn và tờ Việt Báo ra đời. Bán nguyệt san Việt Báo do ê kíp Trần Duy Nhất- Phạm Trần ra đời được nhiều nhà báo, nhà văn, nhà thơ đóng góp bài vở, tưởng có thế sống được lâu dài, nhưng vào thời đó, ngừơi nào cũng sống trong hòan cảnh chật vật, từ chủ nhiệm Trần Duy Nhất đến Chủ bút Phạm Trần, viết bài, đánh máy trên lọai máy IBM cũ không có dấu, phải ngồi suốt đêm dùng bút nhọn đánh từng cái dấu trên những bài vở in ra không có dấu. Máy IBM lúc đó chỉ cho ra một co chữ không chạy được tít lớn, người làm báo phải bỏ tiền mua lọai chữ to làm sẵn để cạ từng tít một, mà mỗi bản giá đến 9 đô la chỉ có vài chục chữ, đầu thừa đuôi thiếu, sau này để tíết kiệm, người lo trình bày phải biến chế, cắt những chữ to từ các tờ báo lớn, in thành nhiều bản rồi cắt dán để đỡ tốn tiền.

Vào thời đó, họat động thương mại của cả vùng Hoa Thịnh Đốn còn quá ít, dăm bảy tiệm tập trung vào khu Clarendon trên đường Wilson ở quận Arlington nên báo không kiếm đủ quảng cáo, để trang trải chi phí ấn lóat. Cho nên tuy báo bán chứ không phải tặng không như hiện thời, mà số thu không bù được vốn bỏ ra. Việc phân phối báo bị giới hạn vì số nhà sách, tiệm buôn Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những người bỏ tiền túi ra làm báo chỉ thấy từ huề đến lỗ. Cuối cùng, chính lý do này đã khiến tờ báo phải đình bản vì không còn chịu đựng nổi.

Tôi được cộng tác với cha Nhất và anh Phạm Trần trong thời gian này, tuy không đều đặn nhưng cái chết của Việt Báo cũng làm tôi xuống tinh thần không ít. Vì chính tờ báo đó khích động một không khí hào hứng khác thường. Nó gây khích lệ cho tập thể người tị nan, lúc đó còn đang lạc lõng, xa nhau có một mối giây liên lạc thật chặt chẽ. Thời gian đó, công việc sinh kế của chính những người làm báo cũng chưa ổn định, làm báo chỉ là một thứ nghề phụ chứ trông mong vào đó để có lợi tức là đều không thực tế, nhiều người phải làm đủ thứ nghề lặt vặt để mưu sinh mà còn đóng góp để chia sẻ bù lỗ. Sau cái chết của Việt Báo, dường như ở Hoa Thịnh Đốn không còn có cơ quan ngôn luận nào nữa trong một thời gian, ngòai tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong của nhà báo Nguyễn Thanh Hòang , đã có tên tuổi quen thuộc và vốn liếng từ hồi ở quê nhà nên đứng vững ngay được.

Việt Chiến ra đời

Sau thời gian Việt Báo đóng cửa, cái tụ nghĩa đường nhỏ để nuôi dưỡng tinh thần cho nhau cũng tan. Ai về nhà nấy và cảm thấy buồn bã, mất mát. Không riêng gì người viết báo, làm báo cảm thấy buồn mà còn là cảm tưởng của độc giả, vốn được cung cấp món ăn tinh thần hiếm hoi từ tờ báo.

Tờ Việt Báo đóng cửa, nhưng có một số người, trong đó có Giang Hữu Tuyên, không chịu đầu hàng nhanh chóng như thế. Có một hôm, trong lúc tôi đang ngồi viết bài cho một vài tờ báo xuất bản ở California. Giang Hữu Tuyên và Nguyễn Đình Hùng tới thăm đột ngột. Câu chuyện giữa chúng tôi là làm báo. Tìm cách ra một tờ báo khác điền vào sự trống vắng ở vùng Hoa Thịnh Đốn. Tuyên lúc đó đang là người trách nhiệm thực hiện tờ Cờ Vàng cho một đòan thể đấu tranh. Tuyên và Hùng giải thích cho tôi rõ, tuy làm Cờ Vàng, nhưng tờ báo là cơ quan ngôn luận của một đòan thể nên sân chơi không mở rộng đủ cho mọi người, vì Cờ Vàng có mục tiêu nhất định, cho một mục đích nhất định, phần lớn tin tức bài vở chỉ hướng vào các mục tiêu dấy động tinh thần và là mối liên lạc trong tổ chức. Khó tỏa ra xa hơn.

Vào thời gian đó cách đây hơn 20 năm, chúng tôi đều còn trẻ. Câu chuyện nói với nhau có lẫn vào trong đó nhiều giấc mộng, nhiều hòai bão nên nói năng với nhau một cách say sưa. Càng nói chuyện tôi càng tâm đắc, thấy ở Tuyên một ngọn lửa nhiệt tình, một sự thành thật rất miền Nam, một sự sôi nổi kích thích hiếm thấy của một con người vốn là một thi sĩ, tác giả của những bài thơ thắm thiết lúc nào cũng bám lấy ruộng đồng quê hương, lúc nào cũng đầy tràn tình yêu nước, yêu người.

Tuyên cho tôi những phấn chấn cần thiết. Tuy thế, tôi đã nhìn ra hòan cảnh khó khăn, tôi cố gắng thảo luận chừng mực để Giang Hữu Tuyên, Nguyễn Đình Hùng giảm chế sự cao hứng khi nói về việc làm báo. Cuộc họp mặt đầu rủ rê nhau làm báo không thành, sau khi cả ba chúng tôi đối chiếu một số thực tế.

Tuyên và Hùng ra về sau buổi họp mặt đầu.

Nhưng cả hai rất bền bỉ. Lần đầu không được, họ tiếp tục đến gặp nhiều lần khác. Cả hai đều gốc quân nhân, cả hai tâm hồn đều đẹp và lý tuởng. Cả hai đều thấy sự cần thiết phải cất tiếng lên cho những anh em đang nằm trong các trại cải tạo, của đồng bào khổ đau bị trói cuộc đời trong hầm tối mà như thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đả gọi tên là Hầm tai vạ trong chế độ nghiệt ngã trên đất nước.

Vào thời gian đó, ngòai việc bơi chải cố ổn định sinh kế, tôi còn có trách nhiệm đối với Hội Nhân Quyền Vùng Hoa Thịnh Đốn, với những cuộc lên đường xuống đường đấu tranh cho nhân quyền ở quê nhà, còn khom lưng mỗi tối viết biểu ngữ, họp hành đòan thể, nhiều điều vướng vít. Nhưng tôi bị giao động mạnh trước tâm tình của hai người bạn . Tôi xuôi lòng trước các đốc thúc của Tuyên và Hùng. Cuối cùng chúng tôi quyết định làm việc với nhau, dựng nên tạp chí Việt Chiến.

Chúng tôi bàn đến mọi khía cạnh về việc ra báo. Nhiêu khê nhất vẫn là tiền vốn để in báo. Tuyên và Hùng gom góp tiền để dành từ những ngày lao động cũng chỉ được một số vốn khiêm tốn để có thề đồ vào việc in ấn, cho nên cho dẫu có nghĩ đến hình thức tuần báo, bán nguyệt san cũng thấy gian nan. Sau nhiều cuộc bàn thảo, tờ báo được quyết định ra đời dưới hình thức nguyệt san để tiết kiệm tổn phí, giảm bớt tiền in. Tuy suy nghĩ lúc đầu của bộ ba chứng tôi là làm tờ tuần báo tin tức, nhưng rút cục, chúng tôi thu hẹp phạm vi tờ báo vì hai lý do: tin tức về Việt Nam rất cần thì vào lúc đó chính sách bưng bít ở quê nhà đã khiến về mặt tin tức, họa hoằn lắm mới xuất hiện trong các bản tin viễn ấn hay trên báo chí Mỹ có thể luộc lại được.

Hai mươi năm trước, không có Internet, không có Web page, không có bàn máy Computer, tin đã hiếm mà khi làm xong còn bị nguội thì nhảm quá, nên anh em chúng tôi quyết định làm một tạp chí văn chương. Lý do thứ hai là vốn ba đầu của tờ báo này chỉ có chưa tới 3.000 đô la.

Chúng tôi hiểu rõ giá trị của văn học, tác dụng của văn chương trong hòan cảnh lưu vong. Chúng tôi hiểu khả năng giữ lửa cho nhau của những ngòi bút đang tản lạc khắp bốn phương trời. Chúng tôi quan niệm, đứng trước đứa trẻ đang thiếu ăn, quê hương đang điêu linh, văn chương hoa mỹ không thích hợp và bất lực trước nghịch cảnh, nên chấp nhận lấy tên cho tờ báo là Việt Chiến, và chủ trương nó phải là tạp chí Văn Chương Dấn Thân, tiếp tục một cuộc chiến cho nhân quyền, tự do và dân chủ tạI Việt Nam.

Giai đọan đó, chúng tôi hy sinh một phần lớn quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, mà chú trong đến khía cạnh nghệ thuật vì nhân sinh, đáp ứng nhu cầu thúc bách của con người. Tạp chí Việt Chiến trổ hoa. Các nhà văn nhà thơ từ góc biển chân trời tụ về khá đông trên diễn đàn này.

Công việc của nhóm chủ trương được phân công mau chóng, Tuyên lo mặt ngòai, củng cố xương lưng cho tờ báo, lo phần trị sự, quảng cáo. Tôi được giao phần nôi dung, kêu gọi đóng góp bài vở, viết và viết. Hùng lo phần kỹ thuật cho tờ báo. Tạp chí đề giá một đô la ruỡI, số in giới hạn nhưng phát hành rộng khắp nước Mỹ với vọng nó tới tay những người đồng điệu, tạo nên một lớp sóng mới phấn đấu cho mục tiêu chung: cởi trói cho đồng bào ở quê nhà.

Tạp chí được hưởng ứng , số ngừơi đóng góp bài vở càng lúc càng đông, nhưng báo bị thất thu về mặt tài chánh trong khi tiền in không theo kịp. Sau số báo Tết năm 1983, báo bị đình bản.

HOA THỊNH ĐỐN VIỆT BÁO TIẾP NỐI

Biết là không tránh khỏi ngày phải đóng cửa Việt Chiến, chúng tôi ngồi lại để bàn tính lần chót. Tôi bàn với Giang Hữu Tuyên và Nguyễn Đình Hùng nên làm một tờ báo tặng không, lấy quảng cáo nhiều hơn với hy vọng có chút tiền lời để cứu Việt Chiến. Kế họach này được thực hiện ngay không chần chừ vì chỉ sau đó vài tuần, Hoa Thịnh Đốn Việt Báo đã có mặt. Từ lúc thảo luận đến lúc ra đời tờ báo này, chúng tôi chỉ có một tuần ngắn ngủi để chuẩn bị. Tuyên làm chủ nhiệm, tôi làm chủ bút. Hùng tuy còn giữ liên lạc đều đặn trong thời gian đó nhưng đã bắt đầu bận rộn với công việc khác.

Tôi làm việc với Hoa Thịnh Đốn trong thời gian khỏang 6 tháng nữa thì vì nhu cầu công việc, qua nhiều thứ phải làm cho nên phải chia tay với Tuyên để giải quyết việc riêng trong một thời gian khá dài. Giang Hữu Tuyên lúc đó một mình một ngựa. Tờ báo ra đều và ngày càng dày dặn hơn. Nó trở thành một tờ báo đầu tiên trong làng báo Hoa Thịnh Đốn mà nay đã có tới 11 tờ.. Trong thời gian đó, lần lượt có một số nhà báo nhà văn hay các nghệ sĩ thuộc nhiều lãnh vực khác đến tiếp tay Tuyên như nhà báo Nguyễn Văn Khanh, cố nhà báo Chử Bá Anh, nhà văn Nguyễn Xuân Hòang, họa sĩ Đinh Cường, nhà báo Lê Thiệp…

Hoa Thịnh Đốn giữ được lập trường nghiêm chỉnh, cung cách đứng đắn từ đầu cho đến về sau này tạo được sự tín nhiệm đặc biệt đối với độc giả. Ảnh hưởng của tờ báo đối với cộng đồng người Việt vùng Hoa Thịnh Đốn rất lớn. Hoa Thịnh Đốn Việt Báo có chất lượng thông tin cao. Phần thưởng dành cho tờ báo này không chỉ là sự tin cậy về mặt thông tin mà còn là sự yêu mến dành cho chủ nhiệm kiêm chủ bút Giang Hữu Tuyên, một con người có sức làm việc mãnh liệt, luôn hài hòa với mọi người, với đồng nghiệp. Cá tính bộc trực, sôi nổi, vui vẻ của anh tạo cho những người chung quanh một cảm tưởng nồng nhiệt, tình thân rất đậm đà và một sự luyến tiếc sâu xa khi anh giã từ chúng ta.

Với Tuyên, tình nước, tình nhà là điều anh lưu luyến hơn cả. Trong bài thơ Tuyên sáng tác có tên là Đất Gọi Người Đi, đọan cuối bốn câu tha thiết:

Mai này trong chuyến tàu thiên cổ
Nếu có người thương tiếc tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa

Virginia tháng 11, năm 2004
Nhớ mãi Tuyên,
Ngô Vương Toại

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.