Hôm nay,  

Văn Học Press trân trọng giới thiệu: "Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời" Tạp Bút của Trần Doãn Nho

2/25/202009:42:00(View: 3497)

Van Hoc 

Bìa @ Đinh Trường Chinh

Văn Học Press xuất bản, 2/2020

320 trang, giá bán $20.00

 

Tìm mua trên:

 

Barnes & Noble

Search Keywords: chu nghia van chuong cuoc doi

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/chu-nghia-van-chuong-cuoc-doi-tran-doan-nho/1136513135?ean=9781078778022

 

 

Tran Doan Nho
Nhà văn Trần Doãn Nho


 

Trong cuộc đời thường, chữ làm vui nhau mà cũng làm đau nhau. Giận, lấy chữ mà giận. Thù, lấy chữ mà thù. Yêu, cần chữ để yêu. Nhớ nhung cũng phải có chữ mà nhớ. Lắm lúc, thêm một chữ thì chia lìa, bớt một chữ mà đoàn tụ. Chữ quấn quýt quanh ta không rời. Như hình với bóng. Như mặt trái mặt phải của một đồng tiền. Quay phía nào cũng đụng bức tường chữ. Bên kia bờ chữ là gì, ai mà biết. Có cách gì chúng ta có thể bước ra ngoài ngôn ngữ để tiếp cận một thế giới thực sự? Dường như: không!

(…)   

Không có đời sống thì không có chữ. Không có chữ thì không có nghĩa. Không có chữ nghĩa thì không có văn chương. Chữ như một tấm kính chắn gió không trong suốt, qua đó, ta nhìn dung nhan cuộc đời. Nó là tấm lưới: lưới chữ. Lưới chữ tuy thưa nhưng xem ra khó thoát! Nó cũng là chiếc xe chở hàng… chế biến. Hiện thực cuộc đời, qua chữ, được chế biến thành thế giới hư ảo mông lung của văn chương. Giống thì có giống nhưng cũng khác biệt vô cùng.

– Chữ/ Trần Doãn Nho

 

 

Bằng một khảo hướng suy luận tinh tế, bằng một tấm lòng thiết tha với quê hương Việt Nam và ngôn ngữ Mẹ, bằng một kiến văn trải rộng nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, xã hội, nhân văn, lịch sử, chính trị… và bằng một giọng văn trí thức hàn lâm nhưng không xơ cứng khô khan, ý nhị thâm trầm nhưng không thiếu sôi động, nhà văn Trần Doãn Nho, vào đầu năm 2020 này, đã gửi đến người đọc một tập tạp bút đặc sắc, gồm những tiểu luận, điểm sách, nhận định, phê bình… ông viết rải rác suốt thời gian qua về “chữ nghĩa, văn chương và cuộc đời.” Đó cũng là nhan đề cuốn sách. Tuy vậy, ngoài văn chương / chữ nghĩa, người đọc còn tìm thấy trong cuốn sách thật nhiều những đề tài lý thú khác, từ hội họa cho đến cuộc sống di dân, từ quê người đến quê nhà… Tất cả được nhìn dưới đôi mắt một nhà văn đúng nghĩa, và nhờ đó, tất cả như được một luồng sáng mới phả vào, khai sinh thêm lần nữa trong một không-thời-gian mới mẻ, diệu kỳ.

– Trịnh Y Thư

 

 

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: [email protected] • Facebook: Van Hoc Press

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mùa Địa Ngục là một truyện dài thể loại fiction gồm ba truyện vừa kết hợp (Tam Bộ Khúc/Trilogy): Một Thời Điêu Linh, Mùa Địa Ngục, và Vàng Rơi Mênh Mông. Ba truyện có một nền chung: Cuộc chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, và mỗi truyện có những nhân vật với phần đời riêng nhưng lại liên hệ với nhau...
Thơ Nguyễn Hàn Chung vốn rất khó đọc! Từ “Nghịch Lưu Của Tuổi”, rồi qua “Dự Cảm Rời” mấy năm trước và mới đây trên các trang thơ của “Lục Bát Tản Thần” là một chuỗi dài những vần thơ khó đọc!
Về các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt đến một tình trạng tồi tệ như thế nào, năm cuốn sách mới đây đã đưa ra năm lời giải thích dị biệt, nhưng thường trùng lặp nhau. Nhìn chung, các cuốn sách cho rằng, mặc dù Mỹ có thể đã làm quá mức về các chính sách trước đây trong tinh thần cam kết, nhưng sẽ là một sai lầm nguy hiểm nếu Mỹ đi quá xa trong chiều hướng khác...
Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, từ Đà Lạt, gửi cho chúng tôi truyện ngắn sau đây, cũng là một chương trong tiểu thuyết của anh, cuốn Trên đỉnh thanh xuân, viết từ năm 1967, khi anh còn là sinh viên ở Huế, trong phong trào Phật giáo miền Trung, những năm sôi động...
Nguyễn Hưng Quốc (tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn) được biết đến như là một nhà phê bình văn học ở hải ngoại. Vào cuối thập niên 1980s, Nguyễn Hưng Quốc xuất hiện trên văn đàn hải ngoại một cách sáng chói vì anh đem lại một luồng gió mới trong phê bình văn học. Những ai đã chán với cách phê bình văn học theo cảm tính về một tác phẩm, nhiều sáo ngữ về bối cảnh, và nghiêng về những câu chuyện cá nhân tác giả, đột nhiên tìm thấy một cách phê bình văn học mới mẻ, có phương pháp luận rõ ràng, có khoa học tính, và có khi cả định lượng. Trước đây, đã có một nhà phê bình nổi tiếng là Đặng Tiến ở Pháp, nay chúng ta có thêm một Nguyễn Hưng Quốc. Nhà văn Võ Phiến cho rằng "Người xứ An Nam ta chưa có nhà lí luận văn học nào mà viết đẹp như Nguyễn Ngọc Tuấn. Nhiều đoạn đọc mà mê." Quả đúng như vậy.
Ngày 17 tháng 10/2021, tại Hội Chợ Sách (Book Fair) ở Trung Tâm thương xá Eden, do Nhà Việt Nam tại Virginia và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức, “Tuyển Tập THƠ Chim Bay Mỏi Cánh” của nữ sĩ Cao Mỵ Nhân được giới thiệu lần đầu tiên...
Trong Vườn Mắt Em là một hợp tuyển gồm truyện & kịch chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Tây Ban Nha của tổng cộng 21 nước trên thế giới dùng tiếng này làm ngôn ngữ chính thức. Các nhà văn trong hợp tuyển này đại diện cho một nền văn chương tiếng Tây Ban Nha hùng hậu và đa dạng; họ là những người có sự nghiệp văn chương lẫy lừng: từ Gabriel García Márquez, María Luisa Bombal, Luis de Lión, đến những tác giả trẻ hơn đã khẳng định được vị trí của mình và được nhiều giải thưởng văn học như Claudia Hernández, Valería Luiselli, Patricio Pron, Julio Ramón Ribeyro… Dịch giả là Trần C. Trí, đã giảng dạy ngôn ngữ học Tây Ban Nha bậc đại học và cao học ở Nam California trong hơn hai mươi năm qua. Việc thực hiện hợp tuyển này là một quá trình tuyển lọc công phu của các tác giả đại diện cho 19 nước Nam Mỹ, thêm Tây Ban Nha và Guinea Ecuatorial ở châu Phi, và để chọn một truyện/kịch tiêu biểu cho từng nhà văn trong hợp tuyển.
Sách mới của nhà văn Phạm Quốc Bảo: Chuyện Nào Vẫn Cần Thuật Lại, cuốn II.
Tác phẩm mới phát hành của Lê Giang Trần là một tuyển tập nhiều bài viết, trong đó gồm 4 thể loại: Tản mạn, Bút ký, Truyện ngắn, Thơ. Trong thể loại nào, anh cũng thành công theo một cách cảm xúc rất riêng, với kiểu rất mực giang hồ chữ nghĩa, nơi nhà thơ Du Tử Lê đã gọi Lê Giang Trần là một “công tử Bạc Liêu bập bùng những hơi thở buồn”
Trong lần về nước đầu tiên, năm 1996, tôi ở Hà Nội ba tuần, gặp gỡ khá nhiều người cầm bút ở đó, từ Dương Tường đến Trần Quốc Vượng, từ Hoàng Ngọc Hiến đến Đỗ Lai Thuý, từ Phong Lê đến Văn Tâm, từ Lê Đạt đến Dương Thu Hương, từ Trần Dần đến Hoàng Cầm, từ Nguyễn Huệ Chi đến Bảo Ninh. Nhưng có cảm giác thân nhất là hai người: Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Xuân Nguyên...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.