Hôm nay,  

Bức Chân Dung Sultry Klimt Phá Kỷ Lục Đấu Giá Châu Âu, Bán 85.3 Triệu Bảng Tại London

27/06/202315:34:00(Xem: 3110)

 

Hinh 1
Helena Newman, chủ tịch viện Sotheby’s khu vực Châu Âu và Toàn Cầu, tại bục giới thiệu tác phẩm của Gustav Klimt "Dame mit Fächer" (Lady with a Fan) (1917) Ảnh: Haydon Perrior; courtesy of Sotheby's.

 

Trước sự hâm mộ cuồng nhiệt nhưng không mấy ngạc nhiên, bức chân dung cuối cùng được vẽ bởi họa sĩ Gustav Klimt đã được bán hôm nay với giá bán đấu giá kỷ lục ở châu Âu, 85.3 triệu bảng Anh (tính luôn cả lệ phí giao dịch) tại buổi bán đấu giá nghệ thuật của Sotheby's ở London chiều 27 tháng 6, tờ báo nghệ thuật The Art Newspaper đưa tin.

 

Tác phẩm Dame mit Fächer (Người Đàn Bà Cầm Quạt - 1917) của Klimt, được thực hiện một năm trước khi họa sĩ qua đời, là ngôi sao nổi bật của chương trình hôm nay và chiếm gần một nửa tổng số bán £199 triệu bảng của buổi đấu giá này. Đây là tổng doanh thu cao thứ hai trong một buổi bán đấu giá của viện Sotheby's ở London, sau số thu hồi tháng 3 năm 2022, thu về 222 triệu bảng.

Bức Người Đàn Bà Cầm Quạt đã gây xôn xao khi bức tranh được công bố vào đầu tháng này: ước tính giá bán "vượt quá 65 triệu bảng Anh", là mức cao nhất trong số các tác phẩm được đưa ra đấu giá ở Anh và châu Âu. Mức giá bán được đưa ra là 74 triệu bảng từ cố vấn nổi tiếng Patti Wong – trước đây là chủ tịch của Sotheby's Châu Á – đấu giá trực tiếp thay mặt cho một khách hàng ở Hồng Kông.

 

hinh 2 

 

Bức tranh chân dung này của Klimt đã nhận được sự chú ý ban đầu từ hai người đấu giá trong phòng và hai người khác qua điện thoại. Cuộc đấu giá từ 4 người nhanh chóng trở thành cuộc đấu giá hai chiều giữa Patti Wong, trước đây là chủ tịch ban Châu Á của Sotherby’s, đấu trực tiếp đại diện một người khách ở Hồng Kông, và người trả giá thấp hơn, liên lạc qua điện thoại đại diện bởi phó chủ tịch Sotheby's Châu Á Jen Hua. Sau 10 phút sôi nổi Hua đã bỏ cuộc với giá cuối cùng là 73,5 triệu, và bức tranh lọt vào tay khách hàng của Wong với giá 74 triệu bảng Anh.

 

Bức tranh của Klimt đã vượt qua danh hiệu tác phẩm đắt nhất châu Âu trước đó được bán đấu giá 65 triệu bảng Anh—tác phẩm điêu khắc L'Homme Qui Marche I năm 1961 của Alberto Giacometti, được đấu giá tại Sotheby’s London năm 2010.

 

Lần gần đây nhất Sotheby’s bán bức tranh này là gần 30 năm trước, vào năm 1994, với giá 11,6 triệu đô la như một phần trong bộ sưu tập của Wendell Cherry, một doanh nhân và nhà sưu tầm nghệ thuật người Mỹ. Bức tranh này được ký gửi bán trở lại bởi cùng một gia đình đã mua nó vào năm 1994; Sotheby's không tiết lộ lý do bán.

 

Kỷ lục đấu giá tranh đắt nhất của Klimt là 104,5 triệu đô la, đạt được tại Christie's New York vào tháng 11 năm ngoái qua bức tranh phong cảnh Rừng Bạch Dương năm 1902, từ bộ sưu tập của Paul G. Allen.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở nước Mỹ hiện nay, các chính trị gia đang chia rẽ, đấu đá, tranh phiếu cử tri về những vấn đề tưởng như là “chuyện nhỏ” ở các quốc gia văn minh khác. Thí dụ như vấn đề về quyền của người đồng tính. Ở nước Mỹ tự do dân chủ nhất thế giới ngày nay vẫn xảy ra tình trạng đối xử tàn nhẫn, kém văn minh đối với những người đồng tính. Nhiều người khi nghe điều này sẽ không tin đó là sự thật. “Làm sao chuyện đó có thể xảy ra ở xứ sở văn minh này!?” Nhưng sự thật dù khó tin nhưng vẫn là sự thật. Nhất là khi nó được kể lại từ những nhân chứng sống, rồi sau đó được in thành sách, chuyển thể thành phim ảnh.
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
Viết về nhạc Phạm Duy mà không nói tới tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh là một thiếu sót không nhỏ. Như ta bước hụt một nấc thang. Tiếng hát của ca sĩ là chỉnh lại thăng bằng giữa nhạc và lời, khi niềm tĩnh lặng cần thiết một biến đổi. Những lặng yên nốt nhạc của nhạc sĩ trên mặt giấy, bỗng rảo bước đi, qua lời ca sĩ. Nhạc của Phạm Duy là nhiên liệu. Thái Thanh đốt lên thành ngọn. Ngọn rực rỡ bình minh. Ngọn hắt hiu của cây đèn lạp đêm khuya. Lửa ấy, lời ca ấy, không chỉ để ta nghe, thổ lộ những tâm tình, mà, còn để ta Nhìn, những bức minh họa. Cánh diều, con đê, bên ánh đèn mẹ ngồi khâu áo, đèo núi cao đoàn quân đi qua, bờ nước rộng con thuyền lên đường viễn xứ, chiều làng quê anh thương binh trở lại, và nắng tươi màu, áo ai phận mỏng, và thế gian giao mùa chinh chiến, và âm dương trở mình trong tiếng chày kinh. Cõi nhân ảnh mờ mờ, ảo ảo, hay tục lụy rõ soi ấy, một kiếp đời, ai cũng từng trải.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.