Hôm nay,  

Hội Ảnh VNPC và Chuyến Săn Ảnh Cuối Thu

10/11/202114:15:00(Xem: 2001)

Khi những chiếc lá sống hết đời mình và trở màu vàng úa, chúng đợi từng trận gió ùa đến để mang chúng đi thả tung hê đầy mặt đất là lúc đất trời chuyển màu thu xám. Ngày bắt đầu ngắn đi, không gian như chùng xuống se lạnh và âm ẩm hơi nước. Ấy cũng là lúc tôi theo chân đoàn nhiếp ảnh VNPC đi săn những bức ảnh ghi lại giờ giấc cảnh vật giao mùa. Thu năm nay, dù thời tiết đảo lộn mưa nắng bất thường, nhưng trời đất vẫn chiều lòng người và đã cho chúng tôi chứng kiến một mùa lá vàng tuyệt vời ở khắp nơi trên đất Mỹ. Dân mê nhiếp ảnh bất kể đại dịch vẫn còn, đã lên đường từ lúc lá còn xanh hay bắt đầu trở vàng để có thể chụp được lá vàng mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm đối với họ. Trên các trang mạng năm nay tràn ngập hình ảnh thu vàng với bao nhiêu là màu sắc, xanh, tím, vàng, cam, đỏ.  

Trường học đã mở cửa sau đại dịch. Những hội ảnh cũng bắt đầu tổ chức các buổi đi thực tập cho các học viên có cơ hội thực tập những gì mình học hỏi. Hội ảnh VNPC viết tắt của VN Photography Club đã nỗ lực tổ chức được một chuyến đi săn ảnh với con số 18 người vừa hội viên và học viên. Những thành viên tham dự thuộc đủ mọi lứa tuổi và ai cũng phải theo đúng luật là đã chích ngừa đầy đủ. Chuyến đi 3 ngày vào cuối tháng 10, với các chặng đường đi, về giữa hai điểm Little Sài Gòn và Bishop, Cali là một thời gian vừa đẹp cho một chuyến đi xa. Thầy Minh Nguyễn là chủ tịch hội cho tôi biết mục đích chuyến đi trái mùa này nhắm vào mục đích tạo cơ hội cho mọi người gặp lại nhau sau 2 năm dài đại dịch. Nhân dịp đó, học viên có thể ôn lại và thực tập những gì họ đã học hỏi được trong những thời gian qua. Gặp mưa, chụp mưa, gặp sương, bão, tuyết chụp sương, bão, tuyết vì cảnh nào cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Quan trọng là kỹ thuật chụp phải thích ứng với mọi hoàn cảnh thay đổi của trời đất. 

Thầy cho biết thêm thầy hiện là giảng viên VN duy nhất giảng dạy ảnh chân dung cho Tổng Hội Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ (PSA). Ông được vào danh sách Who's Who in Photography của PSA trên toàn thế giới và ông đã thắng giải "Tác giả và tác phẩm" với FIAP Blue Badge, là 1 giải thưởng danh giá trong các cuộc thi ảnh do FIAP bảo trợ. Ngoài ra ông còn được khoảng 260 huy chương các loại.

Đoàn khởi hành vào lúc 10 giờ sáng với 4 chiếc xe nối đuôi nhau và luôn giữ liên lạc để có thể tiếp ứng nhau bất cứ lúc nào có bất trắc xảy ra. Xe vừa chạy, tiếng trò chuyện bắt đầu nổi lên, ai cũng say sưa hàn huyên cho bõ những ngày tháng xa cách vì đại dịch. Dọc đường, gặp cảnh đẹp, thầy Minh cho dừng lại để mọi người kéo xuống chụp hình. Những bài học về ánh sáng, tốc độ và cách chụp được giảng lại, chỉ vẽ và các học trò vội vã đem ra áp dụng vì cảnh quang biến đổi từng giây, từng phút. Đoàn chạy thẳng tới khu North Lake của hồ Sabrina để đợi hoàng hôn. 

Con đường bọc quanh hồ mới đó cách đây 3 tuần tràn ngập lá vàng thơ mộng, giờ xác xơ với một rừng cây xám xịt, lá khô, lá chết lốm đốm đen, run lẩy bẩy trong gió chướng. Tôi không còn nhận ra nơi này, trước đó, tôi đã từng chạy tới, chạy lui để chụp từng góc ảnh, từng hàng cây lá xanh, chen lá vàng, đỏ ối. Tôi kinh ngạc sững sờ với câu "vật đổi, sao dời" chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi lại thấm thía câu "Vô thường, biến dị" hơn bao giờ hết. Đoàn đi bộ ra bờ hồ để chụp hoàng hôn. Chiều xuống chậm, mặt hồ thiếu nắng và ánh sáng loang loáng một màu xanh. Chúng tôi chen chúc nhau 18 người xếp hàng ngang trên một khoảnh đất hồ nhỏ hẹp, nên phải thay phiên mà nhường nhau chỗ để chụp. Giờ hoàng đạo cũng tới, ánh cam phơn phớt điểm nhẹ ở phía chân trời pha hồng sắc thắm mê mẩn lòng người. Màu hồng rực rỡ bỗng hực lên ở cuối chân trời cho chúng tôi tha hồ chụp và ghi lại. Chỉ trong vài giây màu hồng nhạt đi và tắt ngấm, trời tối nhanh lạ thường. Chúng tôi trở về khách sạn, ăn uống nghỉ ngơi, cho 1 ngày dài lái xe và hoạt động nhiếp ảnh. 



Giờ ăn tối có lẽ là giây phút vui vẻ nhất trong ngày vì đó là lúc cả đoàn quây quần nhau bên bàn ăn trong căn nhà nhỏ đoàn thuê hai đêm để ở trọ. Những câu chuyện lại tiếp tục. Cơm nóng với thịt kho trứng, gà xào xả ớt cùng xà lách và bắp cải luộc được dọn ra. Tôi bỗng nhớ những ngày đi cắm trại sinh hoạt dã chiến ngoài trời ngày trước quá. Đi tới đâu, đặc biệt, người Việt mình cũng mang theo các món ăn Việt hay mì gói, mì tô, dù sinh hoạt ngoài trời. 

Sáng hôm sau, chúng tôi ra hồ Mono Lake để đón bình minh. Khi ánh sáng bắt đầu le lói ở cuối chân trời mọi người đã sẵn sàng để bấm máy. Vầng dương từ từ loé ra cười chào thế gian và phủ ánh sáng lên những cây hay tháp Tufa đá vôi đang đen đúa đổi sang màu vàng đen hay trắng tươi một cách diệu kỳ. Tất cả những Tufa ở hồ Mono đều hình thành dưới nước. Bên dưới hồ Mono, các suối nước ngọt giàu chất canxi thấm lên từ đáy hồ và trộn với nước hồ giàu cacbonat. Khi canxi tiếp xúc với các muối cacbonat trong hồ, một phản ứng hóa học xảy ra, tạo nên canxi cacbonat hay còn gọi là đá vôi. Canxi cacbonat kết tủa thành dạng rắn vào khoảng mùa xuân, và trong nhiều thập kỷ sẽ phát triển thành tháp. Tháp Tufa có thể phát triển đến độ cao hơn 30 feet dưới nước.

Thế rồi ánh sáng vàng cam đỏ, rực lửa ở chân trời, ở các núi tuyết và phản chiếu lung linh trên mặt hồ đẹp vô ngần như một phép lạ. Lúc đó chúng tôi, mạnh ai nấy bấm máy, không nói một lời vì hiện tượng đó chỉ kéo dài trong giây phút, không ghi lại kịp sẽ không còn dịp may này nữa. Buổi sáng đẹp trên bờ hồ Mono là một thành công thứ hai đáng kể của chuyến săn ảnh sau buổi chụp hoàng hôn ở North Lake. Chiều cùng ngày đoàn ghé hồ Convict để xem xét tình hình của hồ và sửa soạn chỗ đứng chụp cho sáng hôm sau. Thời tiết được tiên đoán xấu và có mưa trên hồ. Buổi chiều trời thu xám xịt, hoàng hôn xuống cùng mây đen vần vũ báo trước sẽ có mưa to gió lớn.

Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm từ 4 giờ sáng để sửa soạn ra hồ Convict. Nơi chụp ảnh là 1 chiếc cầu nhỏ nhìn ra dãy núi đá hoa cương có vân đen, cam đỏ. Sau khi đặt những chân máy ảnh dàn ngang trên cầu, chúng tôi chui vào xe ngồi chờ bình minh lên lúc 7 giờ sáng. Gió bắt đầu thổi ào ào, kéo đổ các chân máy ngã xô vào nhau. Mây đen vần  vũ và mưa ào ạt tới. Vầng trăng thu trốn mất vào mây. Bình minh lên chậm với ánh sáng nhạt và âm u. Thu không còn quyến rũ mà run lẩy bẩy với tiếng gió rít cuốn phăng mọi thứ trên đường gió đi. Sóng cuồn cuộn tung nước từ xa quăng lên mặt hồ như những con giao long vẫy đạp trắng xoá. Thầy Minh và một số bạn ảnh mặc áo mưa, dùng dù và bao che máy ảnh đứng hiên ngang trên cầu chụp hình cho những sáng tác mới, khác lạ. Những bức ảnh chụp được trong cảnh huống mưa gió và bão bùng như thế không phải dễ chụp và không phải ai cũng muốn chụp. Quả vậy, những đứa con tinh thần sinh ra trong khốn khó, sẽ là những đứa con kiên cường, đặc thù và chắn chắn sẽ là những tác phẩm "Không giống một ai". 

Ngày hôm đó, mưa thu tiếp tục rải đều trên đường chúng tôi về nhà. Giọt thu tí tách rơi theo chân chúng tôi như những cung đàn nhắc nhở "Bạn ơi, hãy yêu Thu đi, vì Thu sẽ đi để nhường cho Đông đến".

Thanh Thư

 

Pic 1 bên cầu Dương Bân
Quang cảnh đoàn VNPC đang chụp ảnh- NAG Dương Bân

 

Pic 2 North lake duong ban
North Lake- NAG Dương Bân

 

Pic 3 North Lake Andrew Nguyen
North Lake- NAG Andrew Nguyễn

 

Pic 4 Convict Lake Shirley Trinh
Convict Lake- NAG Shirley Trinh

 

Pic 5 Mono lake John Phạm
Mono Lake - NAG John Phạm

 

Pic 6 Đường ướt mưa Hung Ho
Đường xa ướt mưa- NAG Hùng Hồ

 

Pic 7 convict Phạm Lộ
Convict Lake- Phạm Lộ

 

Pic 8 Convict andy Huynh
North Lake - NAG Andy Huỳnh

 

Pic 9 June Lake Nghiệp Bùi
June Lake- NAG Nghiệp Bùi

 




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới gần đây lúc chạy xe ở thành phố Los Angeles, Kiều Chinh thấy một điều mà bà chưa từng thấy trước đây: một biển quảng cáo khổng lồ trên đại lộ Sunset với hình ảnh một diễn viên người Việt, cùng tên của một tác giả cũng người Việt. Diễn viên đó là Hoa Xuande, một tài tử quốc tịch Úc thủ diễn vai chính trong bộ phim mới do kênh truyền hình HBO thực hiện, The Sympathizer / Cảm tình viên, là một phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer của nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
Đã lâu lắm, cũng trên hai mươi năm tôi hầu như quên mất việc vào rạp hát coi ciné như hồi xưa ở bên nhà. Cho đến tuần rồi, người bạn trẻ Tôn Thất Hùng gọi phone nói chị Kiều Chinh có nhã ý mời tôi đi coi phim chị đóng: The Sympathizer. Tết Nguyên Đán năm Kỷ Hợi, chị Kiều Chinh và tôi gặp nhau tại tòa soạn Việt Báo ở Quận Cam đến nay vẫn chưa có dịp găp lại; thiết nghĩ đi xem phim Kiều Chinh đóng cũng là một cách tái ngộ nữ tài tử gạo cội này. Cuốn phim The Sympathizer được trình chiếu tại rạp hát TIFF Bell Lightbox nằm trên một đoạn đường King Street còn gọi là Phố Festival tức Phố Lễ Hội TIFF thường niên vào tháng 9 qui tụ nhiều ngôi sao trên thế giới.
Ai chết? Chị Chung đã qua đời, chị không chết, không hết, vẫn còn lan man đâu đó, ở đâu đó, khi chị đi qua cuộc đời này. Không có ý định trở về tìm chị nhưng bỗng nhiên đang đứng nơi đây, hứng những trái trứng cá ngọt ngào mà chị thả xuống. Làm sao để phân biệt khi mút trái trứng cá chín và những đầu ngón tay của chị, mềm mềm, êm êm, ướt đẫm.
Theo lời Ban Tổ Chức, “Dòng Chuyển Của m Thanh” là sự kết hợp Đông-Tây độc đáo, mang những thang âm mới mẻ, chưa từng được công diễn bất cứ nơi nào qua những tiếng đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, đàn T'rưng hoà quyện cùng dàn nhạc giao hưởng và ban hợp xướng Tây phương...
Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng mỗi bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã phát biểu trên sân khấu là "lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy.
Khi tác giả Việt Thanh Nguyễn lớn lên ở California như một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam , những miêu tả về cuộc xung đột đó hiện diện khắp nơi trong văn hóa đại chúng Mỹ. Platoon, Apocalypse Now, Full Metal Jacket, và nhiều bộ phim khác miêu tả các chiến sĩ Mỹ chiến đấu trong vùng nước lạc hậu đen tối và sau đó đối phó với những tổn thất tâm lý tại quê nhà. Rất ít bộ phim trong số đó nói đến trải nghiệm của người Việt Nam – những người tự xem cuộc xung đột là cuộc Chiến chống Mỹ.
Tối thứ sáu, 5 tháng Tư, 2024, tại rạp chiếu bóng AMC Orange 30, thành phố Orange, chỉ cách trung tâm Little Saigon năm, sáu dặm, HBO đã tổ chức buổi tiếp tân và chiếu phim đặc biệt nhằm giới thiệu bộ phim truyền hình 7 tập, The Sympathizer / Cảm tình viên, do kênh truyền hình HBO thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 2016 nổi tiếng cùng nhan đề của nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kể về một điệp viên Cộng Sản nửa Pháp, nửa Việt trong những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam...
Tối thứ Hai 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên / The Sympathizer” dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016.
Mỗi khi tôi nghe ca khúc Summertime, lòng không khỏi băn khoăn về tâm sự màu da, nhất là khúc nhạc blue này được trình bày qua những giọng hát thần kỳ, run rẩy tức tưởi cho thân phận con người. Nhạc sĩ George Gershwin sáng tác ca khúc này năm 1934, gần một trăm năm sau khi tu chính án 13 của hiếp pháp Hoa kỳ được công bố xác nhận quyền tự do, hủy bỏ luật nô lệ cho màu da đen tháng 12 năm 1865. Đời sống dân da đen bắt đầu khá giả hơn. Sau nhà có ao nuôi đầy cá. Trên đồng mồ hôi đã nở những hoa gòn. Những thành tựu đó cho phép người mẹ người chị thoát cảnh lam lủ, được trang điểm nhan sắc, y phục đẹp đẽ hơn. Cho phép cha già được an vui, nghỉ ngơi và các em bé nô đùa vang tiếng cười.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.