Hôm nay,  

Mời Em Khiêu Vũ - Bài Tango Thất Tình Bị Quên Lãng

19/10/202110:28:00(Xem: 3797)
Ngoc Trong
Ca nhạc sĩ Ngọc Trọng

                                                                                                 

Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.  Nói về điệu Tango thì bước chân khiêu vũ trông rất bay bướm và những ca khúc Việt Nam điệu Tango không nhiều. Tác giả tưởng tượng mời người mình yêu cùng nhảy một bản Tango lần cuối cùng- có lẽ bị ảnh hưởng bởi cái tên một cuốn phim The Last Tango In Paris- mặc dù chưa bao giờ xem.

Lời bài hát Mời Em Khiêu Vũ như sau: “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời. Bài Tango này em vẫn thích nghe, kỷ niệm ngày xưa hai đứa, phai mờ năm tháng dấu yêu.

Nhạc đã khơi dòng mời em hãy bước. Luyến lưu phút giây mai xa nhau rồi. Điệu nhạc ân tình vòng tay ấm êm, dịu dàng mùi hương cũ cho anh một thoáng vui lẫn buồn.

Nhìn em đôi môi cười xinh lã lơi. Vòng tay sẽ ôm trọn một hình bóng mới. Mời em mời em, nhẹ đưa bàn tay. Mắt xanh long lanh hồn đắm trong mơ, nghe tình chợt bay cao, cho nhịp chân bơ vơ.

Thời gian xin ngừng nhạc kia cứ mãi. Để trong phút giây anh với em quay cuồng. Chuyện tình đẹp nào mà không vỡ tan. Giữ lòng hòa nhau phút cuối, em ơi điệu vũ Tango buồn.”

Khi nhờ nhạc sĩ Đặng Xuân Thìn làm hòa âm, có mời danh thủ ghi ta Lorn Leber ở San Francisco đệm. Mặc dù đoạn solo hơi dài nhưng những nốt nhạc trên phím đàn ghi ta của anh giòn giã làm người nghe thích thú. Hòa thêm tiếng dương cầm thánh thót của nhạc sĩ Bob và mấy cây vĩ cầm tạo phong phú nhạc đệm, điệu Tango nhưng không dùng trống cho phong cách cổ điển. Tiếng hát ngọt ngào Ngọc Trọng thu âm năm 1993 tại phòng thu của anh Phạm Ngọc Sơn thành phố Oakland để ca khúc Mời Em Khiêu Vũ trong CD Chiều San Francisco được yêu thích.

Thế nhưng bài hát đã bị quên lãng, và không được ca sĩ nào hát lại mặc dầu dòng nhạc dễ nghe, lời ca thấm đượm nỗi buồn thất tình và điệu Tango khiêu vũ cũng phổ biến.

Gần ba mươi năm sau, tháng 10 năm 2021, tác giả dùng Iphone quay hình Ngọc Trọng hát Mời Em Khiêu Vũ đưa lên Youtube để ghi dấu một ca khúc kỷ niệm thất tình. Thử tưởng tượng khi điệu nhạc Tango trỗi lên, khách nam có thể ân cần mời một người nữ cùng khiêu vũ “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời...” Trong đời mỗi người, có ai đã không một lần yêu và chia tay người tình; kỷ niệm đó mãi đẹp.

Mời nghe Mời Em Khiêu Vũ, sáng tác Trần Chí Phúc, tiếng hát Ngọc Trọng, tiếng đàn ghi ta Lorn Leber: 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Giải Golden Globe Awards lần thứ 77 đã diễn ra lộng lẫy tại The Beverly Hilton ở thành phố Beverly Hills, California, với tài tử giai nhân trong làng phim và truyền hình Hoa Kỳ vào tối Chủ Nhật, ngày 5 tháng 1 năm 2020, nhưng có 2 sự kiện đã phủ trùm sân khấu của đêm phát giải này là vụ cháy rừng tại Úc và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lần đầu tiên kể từ các cuộc thi sắc đẹp tại Mỹ ra đời, vương miện cả bốn cuộc thi Miss America, Miss USA, Miss Teen USA và Miss Universe đều do những "bông hồng đen" - những người đẹp gốc Phi Châu nắm giữ.
Sau 28 năm ở trong ngôi nhà nhật báo, Việt Báo trong buổi chiều cuối năm đã nói lời chia tay với một nơi chốn thân quen, để sẽ mặc vào một manh áo mới nghiêng về văn học nghệ thuật, để khởi đi trên một con đường cam go mới ít người chọn dấn bước, trong một thời tiết truyền thông đổi mới từng giờ từng khắc.
Một bộ phim tôn vinh vai trò của phụ nữ trong Phong Trào Dân Quyền năm 1968 tại Londonderry đã chia sẻ Giải Thưởng Turner 2019 danh giá, theo bản tin hôm 4 tháng 12 của trang mạng www.bbc.com
Lâu đời nhất có lẽ là bài Stille Nacht, Heilige Nacht được sáng tác năm 1818. Đó là bài ca giáng sinh ra đời trước hết, mà hay nữa.
Bị nước Tàu đô hộ ngàn năm, Việt Nam không bị đồng hóa mà vẫn giữ được truyền thống dân tộc. Tiếng nói, chữ viết, cách ăn mặc, tập tục, phong thái...và nói chung, mọi thứ đều là Việt Nam. Chuyện đó ai cũng biết.
Tháng 12 là tháng của đầu đông, của tận cùng một năm và của những tưng bừng lễ hội. Với mục đích ghi lại thành quả của các học viên vừa gặt hái, và để trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh của những hội viên hay cựu học viên.
Tác phẩm của Torkwase Dyson thường dùng hình thức trừu tượng để diễn tả các di sản của chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương và cộng đồng người di cư Châu Phi. Cuộc triển lãm của cô có tên “1919: Black Water,” tại Phòng Trưng Bày Arthur Ross Architecture Gallery của Đại Học Columbia, mang những tác phẩm điêu khắc, bản vẽ và tranh hỗn hợp lại nhau phản ảnh vụ giết một thiếu niên da đen tên là Eugene Williams tại Chicago vào ngày 27 tháng 7 năm 1919, theo Nicole Miller đăng trên trang mạng www.artnews.com hôm 1 tháng 12 năm 2019.
Vào khoảng năm 1985, nhóm ca viên cũ của Ca Đoàn Trùng Dương được dịp họp mặt lần đầu tiên trên đất Mỹ với hai cựu ca trưởng của Trùng Dương là nhạc sĩ Lê Văn Khoa và nhạc sĩ Trần Chúc. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa hôm đó đã cho mọi người nghe cassette tape nhạc giao hưởng trình bày trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương với 4 giọng tứ ca, rồi nói “nếu chúng ta có một ban đại hợp xướng thì sẽ khác hơn nhiều.
Một chương trình ca nhạc đánh dấu 30 năm ngày thành lập ban hợp xướng vốn được xem là nổi bật nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại, với những khúc nhạc bất hủ của bảy, tám mươi năm tân nhạc VN, trình diễn bởi những ca sĩ tên tuổi hiện thời, cùng hàng trăm nhạc sĩ, ca viên, dưới tài điều khiển của những nhạc trưởng đầy khả năng và giàu kinh nghiệm, hiển nhiên phải là một chương trình đặc sắc, để lại dư âm trong lòng người nghe một thời gian thật dài, nếu không muốn nói là mãi mãi…
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.