Hôm nay,  

Mời Em Khiêu Vũ - Bài Tango Thất Tình Bị Quên Lãng

10/19/202110:28:00(View: 3794)
Ngoc Trong
Ca nhạc sĩ Ngọc Trọng

                                                                                                 

Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.  Nói về điệu Tango thì bước chân khiêu vũ trông rất bay bướm và những ca khúc Việt Nam điệu Tango không nhiều. Tác giả tưởng tượng mời người mình yêu cùng nhảy một bản Tango lần cuối cùng- có lẽ bị ảnh hưởng bởi cái tên một cuốn phim The Last Tango In Paris- mặc dù chưa bao giờ xem.

Lời bài hát Mời Em Khiêu Vũ như sau: “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời. Bài Tango này em vẫn thích nghe, kỷ niệm ngày xưa hai đứa, phai mờ năm tháng dấu yêu.

Nhạc đã khơi dòng mời em hãy bước. Luyến lưu phút giây mai xa nhau rồi. Điệu nhạc ân tình vòng tay ấm êm, dịu dàng mùi hương cũ cho anh một thoáng vui lẫn buồn.

Nhìn em đôi môi cười xinh lã lơi. Vòng tay sẽ ôm trọn một hình bóng mới. Mời em mời em, nhẹ đưa bàn tay. Mắt xanh long lanh hồn đắm trong mơ, nghe tình chợt bay cao, cho nhịp chân bơ vơ.

Thời gian xin ngừng nhạc kia cứ mãi. Để trong phút giây anh với em quay cuồng. Chuyện tình đẹp nào mà không vỡ tan. Giữ lòng hòa nhau phút cuối, em ơi điệu vũ Tango buồn.”

Khi nhờ nhạc sĩ Đặng Xuân Thìn làm hòa âm, có mời danh thủ ghi ta Lorn Leber ở San Francisco đệm. Mặc dù đoạn solo hơi dài nhưng những nốt nhạc trên phím đàn ghi ta của anh giòn giã làm người nghe thích thú. Hòa thêm tiếng dương cầm thánh thót của nhạc sĩ Bob và mấy cây vĩ cầm tạo phong phú nhạc đệm, điệu Tango nhưng không dùng trống cho phong cách cổ điển. Tiếng hát ngọt ngào Ngọc Trọng thu âm năm 1993 tại phòng thu của anh Phạm Ngọc Sơn thành phố Oakland để ca khúc Mời Em Khiêu Vũ trong CD Chiều San Francisco được yêu thích.

Thế nhưng bài hát đã bị quên lãng, và không được ca sĩ nào hát lại mặc dầu dòng nhạc dễ nghe, lời ca thấm đượm nỗi buồn thất tình và điệu Tango khiêu vũ cũng phổ biến.

Gần ba mươi năm sau, tháng 10 năm 2021, tác giả dùng Iphone quay hình Ngọc Trọng hát Mời Em Khiêu Vũ đưa lên Youtube để ghi dấu một ca khúc kỷ niệm thất tình. Thử tưởng tượng khi điệu nhạc Tango trỗi lên, khách nam có thể ân cần mời một người nữ cùng khiêu vũ “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời...” Trong đời mỗi người, có ai đã không một lần yêu và chia tay người tình; kỷ niệm đó mãi đẹp.

Mời nghe Mời Em Khiêu Vũ, sáng tác Trần Chí Phúc, tiếng hát Ngọc Trọng, tiếng đàn ghi ta Lorn Leber: 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong tiểu luận “The Origin of the Work of Art,” triết gia Đức Martin Heidegger viết rằng, “Các tác phẩm nghệ thuật không chỉ là những biểu hiện của phương cách mọi sự vật hiện hữu, mà thực sự tạo ra sự hiểu biết chung của cộng đồng. Mỗi khi một tác phẩm nghệ thuật mới được thêm vào trong bất cứ nền văn hóa nào, ý nghĩa về điều gì nó vốn hiện hữu đã thay đổi.”Có khi nào bạn thắc mắc rằng nghệ thuật sẽ biến đổi như thế nào trong vài thập niên tới? Có rất nhiều suy tư và giấy mực đã đổ ra cho vấn đề này từ lâu. Trong số đó, nhà văn và nhà phê bình nghệ thuật Devon Van Houten Maldonado cũng đã tự nêu vấn đề và đi tìm giải đáp.
Lần đầu tiên trong lịch sử, chứng kiến nhân loại bị nạn dịch cúm Corona lây lan khắp thế giới. Nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ thì người dân phải ở trong nhà, tránh tụ họp, ra đường phải đứng cách xa 2 mét, đeo khẩu trang…
Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng Tư năm nay có lẽ còn sầu thảm hơn 45 lần đã qua. Không khí của đại dịch Vũ Hán bao phủ một mầu tang trên toàn thế giới, con số tử vong mỗi lúc một cao. Tuần qua, tổng thống Hoa Kỳ đã chính thức ban hành lệnh “cách ly” cho tất cả công dân trên toàn nước Mỹ cho đến hết ngày 30 tháng Tư, 2020. Và hình như nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang lần lượt áp dụng biện pháp này, khiến cho năm nay dù có muốn, chúng ta cũng không thể tổ chức tụ họp đông đảo để làm lễ tưởng niệm ngày quốc hận như những năm trước đây. Buồn hơn nữa là sẽ không có bất cứ một trung tâm ca nhạc nào thực hiện các bộ Video, CD hay DVD để tưởng niệm những tháng năm viễn xứ như ngày trước, vì hiện trạng sang băng, đĩa lậu và internet đã giết chết thị trường văn hóa nghệ thuật này.
Từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi Sài Gòn còn là thủ đô Việt Nam Cộng Hoà, tôi có duyên may, được làm việc bên chị Thái Thanh. Hằng tuần, liên tục nhiều năm, hai chị em cùng chủ trương một chương trình phát thanh, kết hợp bài hát với bài viết để nói lên tình tự quê hương.
Sự ra đi của nữ ca sĩ Thái Thanh mới đây đã để lại bao nhiêu thương tiếc trong giới yêu âm nhạc cả trong nước Việt Nam lẫn ở hải ngoại. Càng đáng tiếc hơn khi tang lễ của cô diễn ra trong thời điểm Cali có lệnh cấm tụ tập để ngăn ngừa sự lây lan dịch cúm COVID-19
Tôi sẽ không nói gì về tiếng hát thiên phú vượt thời gian của nữ danh ca Thái Thanh vì đã có nhiều người ngợi khen từ khi chị nổi tiếng cho tới ngày chị qua đời. Trong bài viết giản dị và chân thành này, tôi không mang nỗi buồn vào đây, không kéo cái ảm đạm vô đây; tôi cũng không phải thắp thêm nén tâm hương tiễn nữ ca sĩ Thái Thanh về bên kia thế giới, vì tôi đã thành kính phân ưu cùng gia đình chị ở những email, facebook của bạn bè đưa tin về sự qua đời của một danh ca. Ở đây, tôi chỉ kể lại chút kỷ niệm với chị, chỉ vậy thôi.
Nghệ thuật của tôi chú trọng đến những vấn đề xã hội quan trọng đương thời, chẳng hạn như nhập cư, bạo lực súng đạn, và khí hậu biến đổi, nhưng gần đây, trong tình hình tị nạn hiện thời trên thế giới và trong nước Mỹ, tôi quyết định đệ trình những bức tranh biểu hiện sự nhập cư. Cách đây không lâu lắm, có lúc người dân Việt Nam đã phải bỏ trốn khỏi đất nước mình để mưu tìm một cuộc sống khác an bình và tự do hơn.
Tôi muốn được gọi Thái Thanh là một nghệ sĩ hơn là ca sĩ bởi tiếng hát của bà đã vượt lên trên sự thưởng thức âm nhạc bình thường của người nghe vì khi nghe bà hát, trái tim của chúng ta đã rối nhịp đập và trí óc của chúng ta đã thay đổi mọi suy tư và hình ảnh.
Vào sáng ngày 17/03, giới yêu nhạc Việt Nam nhận thêm một tin buồn: nữ ca sĩ Thái Thanh đã về cõi vĩnh hằng tại miền Nam Cali trong tình thương yêu của con cháu, gia đình, hưởng thọ 86 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.