Hôm nay,  

Mời Em Khiêu Vũ - Bài Tango Thất Tình Bị Quên Lãng

19/10/202110:28:00(Xem: 3792)
Ngoc Trong
Ca nhạc sĩ Ngọc Trọng

                                                                                                 

Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.  Nói về điệu Tango thì bước chân khiêu vũ trông rất bay bướm và những ca khúc Việt Nam điệu Tango không nhiều. Tác giả tưởng tượng mời người mình yêu cùng nhảy một bản Tango lần cuối cùng- có lẽ bị ảnh hưởng bởi cái tên một cuốn phim The Last Tango In Paris- mặc dù chưa bao giờ xem.

Lời bài hát Mời Em Khiêu Vũ như sau: “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời. Bài Tango này em vẫn thích nghe, kỷ niệm ngày xưa hai đứa, phai mờ năm tháng dấu yêu.

Nhạc đã khơi dòng mời em hãy bước. Luyến lưu phút giây mai xa nhau rồi. Điệu nhạc ân tình vòng tay ấm êm, dịu dàng mùi hương cũ cho anh một thoáng vui lẫn buồn.

Nhìn em đôi môi cười xinh lã lơi. Vòng tay sẽ ôm trọn một hình bóng mới. Mời em mời em, nhẹ đưa bàn tay. Mắt xanh long lanh hồn đắm trong mơ, nghe tình chợt bay cao, cho nhịp chân bơ vơ.

Thời gian xin ngừng nhạc kia cứ mãi. Để trong phút giây anh với em quay cuồng. Chuyện tình đẹp nào mà không vỡ tan. Giữ lòng hòa nhau phút cuối, em ơi điệu vũ Tango buồn.”

Khi nhờ nhạc sĩ Đặng Xuân Thìn làm hòa âm, có mời danh thủ ghi ta Lorn Leber ở San Francisco đệm. Mặc dù đoạn solo hơi dài nhưng những nốt nhạc trên phím đàn ghi ta của anh giòn giã làm người nghe thích thú. Hòa thêm tiếng dương cầm thánh thót của nhạc sĩ Bob và mấy cây vĩ cầm tạo phong phú nhạc đệm, điệu Tango nhưng không dùng trống cho phong cách cổ điển. Tiếng hát ngọt ngào Ngọc Trọng thu âm năm 1993 tại phòng thu của anh Phạm Ngọc Sơn thành phố Oakland để ca khúc Mời Em Khiêu Vũ trong CD Chiều San Francisco được yêu thích.

Thế nhưng bài hát đã bị quên lãng, và không được ca sĩ nào hát lại mặc dầu dòng nhạc dễ nghe, lời ca thấm đượm nỗi buồn thất tình và điệu Tango khiêu vũ cũng phổ biến.

Gần ba mươi năm sau, tháng 10 năm 2021, tác giả dùng Iphone quay hình Ngọc Trọng hát Mời Em Khiêu Vũ đưa lên Youtube để ghi dấu một ca khúc kỷ niệm thất tình. Thử tưởng tượng khi điệu nhạc Tango trỗi lên, khách nam có thể ân cần mời một người nữ cùng khiêu vũ “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời...” Trong đời mỗi người, có ai đã không một lần yêu và chia tay người tình; kỷ niệm đó mãi đẹp.

Mời nghe Mời Em Khiêu Vũ, sáng tác Trần Chí Phúc, tiếng hát Ngọc Trọng, tiếng đàn ghi ta Lorn Leber: 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi luôn luôn nhìn tấm ảnh đó như một hình ảnh mạnh mẽ của hai người đàn ông da đen, chân trần, với đầu cuối xuống, các bàn tay mang găng đen đưa cao lên trong khi nhạc trổi lên quốc ca Hoa Kỳ, bản “The Star-Spangled Banner.” Đó là một cử chỉ biểu tượng mạnh mẽ -- đấu tranh vì dân quyền cho người Mỹ gốc Phi trong một năm mà các thảm kịch xảy ra, trong đó có cái chết của Martin Luther King và Bobby Kennedy. Đó là tấm hình lịch sử của 2 người đàn ông da màu. Do vậy, tôi chưa bao giờ thực sự chú ý tới người đàn ông kia, da trắng, giống tôi, bất động nơi bậc thứ nhì của bục nhận giải thưởng đó. Tôi xem người kia như một hiện diện tình cờ, phụ thêm trong khoảnh khắc của Carlos và Smith, hay là một kiểu như người chen vào. Thực sự, tôi còn đã nghĩ rằng người đó --- trông như dường chỉ là một người Anh quốc cười gượng --- trong kiểu đứng bất động lạnh lẽo như đại diện cho các ý chí muốn chống lại sự thay đổi mà Smith và Carlos đang đưa lên trong hành động phản đối lặng lẽ. Nhưng tôi đã nhầm.
Riêng chúng tôi- những người trong nhóm thân hữu “Hội Ca Cầm”- thì không bất ngờ trước sự sung mãn trong sáng tác của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1984, anh Lộc (nhóm chúng tôi vẫn gọi như thế) hay đến “hát chui” tại những buổi văn nghệ bỏ túi tại tư gia của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, của ca sĩ Duy Trác, của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Chúng tôi đã nghe rất nhiều sáng tác của anh Lộc sau 1975 trong khoảng thời gian này, mà không phải tất cả đều được phổ biến chính thức tại Việt Nam. Đối với chúng tôi, điểm đặc trưng nhất của nhạc Trần Quang Lộc là giai điệu của một kẻ lãng du, như bài hát Lãng Du Ca mà anh đã sáng tác từ trước 1975
Một đời nghệ sĩ rong chơi, lúc đói nghèo cũng như lúc được chào đón nồng nhiệt, Trần Quang Lộc luôn có nụ cười dễ mến. Trần Quang Lộc hát khắp nơi mình đến, nhưng tiếng hát nơi hội họp với nhau, không phải trên sân khấu, mới nói lên hết cái hồn thơ của người nghệ sĩ. Nghe TQL đàn hát Đàn Trong Tay Người mới thấm cái buồn nhỏ đều giọt vào lòng giếng khô
Họa sĩ Thomas Gainsborough sinh ngày 14 tháng 5 năm 1727 và qua đời ngày 2 tháng 8 năm 1788, tại Anh, theo Bách Khoa Từ Điển Mở. Ông chuyên về vẽ chân dung, phong cảnh, biểu đồ và làm nghề in. Cùng với đối thủ của ông là Sir Joshua Reynolds, ông được xem là một trong những nghệ sĩ Anh quan trọng nhất của hậu bán thế kỷ 18.
Mùa hè năm 1979 tại thành phố Vancouver Canada có ngày lễ hội văn hóa dành cho các sắc tộc và cộng đồng Việt Nam lúc đó tuy không nhiều nhưng cũng có tham dự. Một chị từng là sinh viên du học Nhật Bản và sau biến cố 1975 thì định cư Canada- chị mặc chiếc áo dài và dân Canada ngạc nhiên thích thú. Có người tò mò hỏi trang phục đó là của dân tộc nào thì được cho biết đó là áo dài Việt Nam.
Năm 2005 thành phố San Jose có nghị quyết công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng đồng Việt Nam tại đây- điều này đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết nên ca khúc Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay. Năm 2006, Thống đốc California là Arnold Schwarzenegger ký sắc lệnh công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam tự do ở tiểu bang California. Tác giả đã thu âm bài hát Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay, hợp ca 2 nam 2 nữ và gởi tặng CD cho Thống đốc để bày tỏ lòng tri ân.
Bài hát như là một câu chuyện mà tôi viết với hình ảnh của một người cha, người vợ và những đứa con thơ, nhưng đây không phải là câu chuyện của một cá nhân nào, mà đó chính là câu chuyện được viết chung cho tất cả các nhân viên y tế nơi tuyến đầu. Họ là Những Thiên Thần Áo Trắng và dù họ đã chắp cánh bay xa, nhưng họ sẽ để lại cho chúng ta mãi mãi sự biết ơn và cho thế gian này sự hồi sinh từ sự hy sinh cao cả của họ. Tâm khúc này cũng được Nhạc sĩ Cao Minh Hưng dịch sang tiếng Anh với tựa đề "Angels In Scrubs" để các y tá, bác sĩ, những nhân viên y tế không biết tiếng Việt cũng có thể hiểu được sự biết ơn mà người Việt Nam chúng ta dành cho họ trong cơn đại dịch này.
Mùa Quốc Hận 30 Tháng Tư năm 2020, nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ biến một ca khúc mới thương nhớ Sài Gòn- Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa- thành phố yêu dấu của Miền Nam Tự Do đã thất thủ vào tay quân Cộng Sản Miền Bắc và mất tên từ đó. Dù 45 năm trôi qua, nhiều thứ phôi pha nhưng tình yêu Sài Gòn của tác giả vẫn nồng nàn, vẫn mơ một ngày thành phố sẽ lấy lại tên yêu Sài Gòn.
Mùa 30 Tháng Tư năm 2020, kỷ niệm 45 năm thủ đô Sài Gòn thất thủ, nước Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay Cộng Sản năm 1975; Đài truyền hình SBTN phát hành cuốn DVD mang tên Những Người Lính Bị Bỏ Rơi – The Forsaken Soldiers. Cuốn băng hình gồm những thước phim tài liệu lịch sử chiến tranhViệt Nam từ năm 1945 cho đến sau này, đặc biệt ghi lại những hình ảnh mến yêu và hào hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Những người chiến sĩ này đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Miền Nam Việt Nam tự do; nhưng đã bị quốc gia đồng minh là Hoa Kỳ bỏ rơi để bị thua trận - theo cách nhìn và tựa đề cuốn băng của nhà sản xuất SBTN.
Nước Mỹ đang trong cơn hoạn nạn. Chúng ta đang trong cơn hoạn nạn. Các nhân viên y tế ở tuyến đầu ngày càng nhiều người ngã bệnh, phần lớn vì họ đang thiếu trầm trọng dụng cụ bảo vệ y tế tại các bệnh viện. Để cám ơn và bảo vệ những anh hùng tuyến đầu, hệ thống truyền hình SBTN, Bên Em Đang Có Ta Foundation và tổ chức Rise sẽ tổ chức chiến dịch quyên góp “Sing For Our Heroes”. Với sự tham gia của những ngôi sao âm nhạc hải ngoại, chiến dịch sẽ quyên góp để cung cấp các dụng cụ y tế cho những bệnh viện và trung tâm y tế tại các tâm dịch đang có nhu cầu cấp bách như New York, New Jersey, Louisiana, California, v.v...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.