Hôm nay,  

Mời Em Khiêu Vũ - Bài Tango Thất Tình Bị Quên Lãng

10/19/202110:28:00(View: 3791)
Ngoc Trong
Ca nhạc sĩ Ngọc Trọng

                                                                                                 

Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.  Nói về điệu Tango thì bước chân khiêu vũ trông rất bay bướm và những ca khúc Việt Nam điệu Tango không nhiều. Tác giả tưởng tượng mời người mình yêu cùng nhảy một bản Tango lần cuối cùng- có lẽ bị ảnh hưởng bởi cái tên một cuốn phim The Last Tango In Paris- mặc dù chưa bao giờ xem.

Lời bài hát Mời Em Khiêu Vũ như sau: “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời. Bài Tango này em vẫn thích nghe, kỷ niệm ngày xưa hai đứa, phai mờ năm tháng dấu yêu.

Nhạc đã khơi dòng mời em hãy bước. Luyến lưu phút giây mai xa nhau rồi. Điệu nhạc ân tình vòng tay ấm êm, dịu dàng mùi hương cũ cho anh một thoáng vui lẫn buồn.

Nhìn em đôi môi cười xinh lã lơi. Vòng tay sẽ ôm trọn một hình bóng mới. Mời em mời em, nhẹ đưa bàn tay. Mắt xanh long lanh hồn đắm trong mơ, nghe tình chợt bay cao, cho nhịp chân bơ vơ.

Thời gian xin ngừng nhạc kia cứ mãi. Để trong phút giây anh với em quay cuồng. Chuyện tình đẹp nào mà không vỡ tan. Giữ lòng hòa nhau phút cuối, em ơi điệu vũ Tango buồn.”

Khi nhờ nhạc sĩ Đặng Xuân Thìn làm hòa âm, có mời danh thủ ghi ta Lorn Leber ở San Francisco đệm. Mặc dù đoạn solo hơi dài nhưng những nốt nhạc trên phím đàn ghi ta của anh giòn giã làm người nghe thích thú. Hòa thêm tiếng dương cầm thánh thót của nhạc sĩ Bob và mấy cây vĩ cầm tạo phong phú nhạc đệm, điệu Tango nhưng không dùng trống cho phong cách cổ điển. Tiếng hát ngọt ngào Ngọc Trọng thu âm năm 1993 tại phòng thu của anh Phạm Ngọc Sơn thành phố Oakland để ca khúc Mời Em Khiêu Vũ trong CD Chiều San Francisco được yêu thích.

Thế nhưng bài hát đã bị quên lãng, và không được ca sĩ nào hát lại mặc dầu dòng nhạc dễ nghe, lời ca thấm đượm nỗi buồn thất tình và điệu Tango khiêu vũ cũng phổ biến.

Gần ba mươi năm sau, tháng 10 năm 2021, tác giả dùng Iphone quay hình Ngọc Trọng hát Mời Em Khiêu Vũ đưa lên Youtube để ghi dấu một ca khúc kỷ niệm thất tình. Thử tưởng tượng khi điệu nhạc Tango trỗi lên, khách nam có thể ân cần mời một người nữ cùng khiêu vũ “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời...” Trong đời mỗi người, có ai đã không một lần yêu và chia tay người tình; kỷ niệm đó mãi đẹp.

Mời nghe Mời Em Khiêu Vũ, sáng tác Trần Chí Phúc, tiếng hát Ngọc Trọng, tiếng đàn ghi ta Lorn Leber: 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thủa ấy, một trong những ca khúc ưa thích là bài “Qua Cơn Mê”, đài phát thanh cho nghe hàng ngày, thấy hay, lời ca giản dị, ước mong sau chiến tranh, thanh bình tôi về lại với người yêu, thăm từng con đường đất nước, theo các em học hành như xưa đã bỏ lỡ…
Tuyển tập nhạc "DUYÊN", Trần Kim Bằng với những sáng tác mới đóng góp cho âm nhạc Việt Nam, ngoài tình ca, còn có những ca khúc về quê hương đất nước, gửi gấm tâm tình chung của người Việt xa xứ viết cho quê mẹ.
Đại dịch vi khuẩn corona đã làm mọi thứ đảo lộn. Từ những sinh hoạt thường ngày của cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội đến những hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi đến sự tiếp xúc gần sát, tất cả đều bị hạn chế, ngưng trệ và khi bắt đầu trở lại thì mọi thứ cũng phải đổi thay. Lãnh vực nghệ thuật giải trí cũng chịu chung số phận. Sau nhiều tháng ngưng hoạt động vì đại dịch, các hoạt động đóng phim và truyền hình đang bắt đầu trở lại, nhưng với một kỷ nguyên mới, theo ký giả và nhà viết kịch bản phim/Truyền Hình Beth Webb cho biết trong bài nghiên cứu của bà được đăng trên mục Văn Hóa của trang mạng Đài BBC tiếng Anh hôm 23 tháng 8 năm 2020. Kể từ khi chính phủ Anh bật đèn xanh cho sự hoạt động của truyền hình và phim theo các biện pháp an toàn mới hạn chế vào tháng 6, việc sản xuất đã từ từ hoạt động trở lại. Nhưng đối với sự tái hoạt động của các lãnh vực này thì phải tuân theo các hướng dẫn an toàn mới, họ đã phải tự điều chỉnh lại cách họ tiếp cận vai trò của họ.
Ngày giờ: 8 tháng 8 đến 30 tháng 9, 2020. Khai mạc tại www.phenomenologyofhope.com lúc 7 PM ngày 8 tháng 8. Cuộc triển lãm “Phenomenology of Hope” do 3 họa sĩ đứng ra tổ chức: Eli Joteva, Nguyễn Bảo Khang và Kio Griffith, tại trang nhà của Supercollider. Supercollider tọa lạc trong Beacon Arts Building ở Los Angeles, tổ chức chuyên về nghệ thuật đương đại với sự cộng hưởng của khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật.
Regis Philbin, là người điều hợp chương trình nổi tiếng “Live!” và chương trình “Who Wants to Be a Millionaire,” đã qua đời hôm 24 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 88 tuổi, theo bản tin của báo Huff Post cho biết hôm 25 tháng 7. “Chúng tôi đau buồn vô hạn để chia xẻ rằng Regis Philbin yêu dấu của chúng tôi đã từ giã cuộc đời một cách tự nhiên, một tháng trước ngày sinh nhật thứ 89 của ông,” theo thông báo từ gia đình gửi tới báo People hôm Thứ bảy.
Ann Phong là một họa sĩ với nét cọ thi vị, thời điểm gần đây trong cuộc hành trình hội họa chung, chị sử dụng chất liệu phế thải để thể hiện những ý tưởng mà chị mong được chia sẻ với chúng ta trong cuộc sống. Những tác phẩm trừu tượng rất đạt của chị chuyển hóa thành diễn ngôn khi những bức tranh đó được những mảnh vụn và vật liệu phế thải ghép vào như một nghệ thuật cắt dán (collage).
Rembrandt Harmenszoon van Rijn sinh ngày 15 tháng 7 năm 1606 tại Hòa Lan.
Ban ca nhạc Bình-Minh được thành lập vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX. Ngày Đài Phát Thanh Nha-Trang được khánh thành, trong khuôn viên Tòa Tỉnh, ban Ca Nhạc Bình-Minh đã góp mặt.
Cha ông, Theodorus van Gogh, là một mục sư. Mẹ ông, Anna Cornelia Carbentus, là một nghệ sĩ. Van Gogh đã trưởng thành trong gia đình thành tín tôn giáo và văn hóa. Ông có đầy cảm xúc và không tự tin lắm. Ông là người con thay thế. Ông sinh ra một năm sau cái chết của người anh, cũng có tên Vincent. Ông còn trùng ngày sinh với người anh đã chết. Sống tại nhà thờ chính tòa Vincent đi bộ qua mộ của anh trai đã chết mỗi ngày. Có người cho rằng Van Gogh bị chấn thương tâm lý sau đó, nhưng điều này không thể được kiểm chứng. Ông là họa sĩ hậu ấn tượng của Hòa Lan. Tác phẩm của ông có sức ảnh hưởng vĩ đại tới nghệ thuật hiện đại bởi vì màu sắc nổi bật và sức mạnh cảm xúc. Ông bị bệnh hoang tưởng và tâm thần. Ông đã tự tử chết năm 37 tuổi. Khi còn trẻ, Van Gogh làm việc cho một công ty đại lý nghệ thuật. Ông đi lại giữa The Hague, London và Paris. Sau đó, ông đã dạy tại Anh Quốc. Rồi ông muốn trở thành mục sư và truyền bá Phúc Âm, và từ năm 1879 ông làm việc truyền giáo tại một mỏ khai thác
Tháng 6 là tháng âm nhạc của người Mỹ gốc Phi Châu tại Hoa Kỳ. Nói cho có đầu có đuôi thì vào ngày 7 tháng 6 năm 1979, Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã ban hành sắc lệnh ghi nhận rằng tháng 6 là tháng âm nhạc của người da đen ở Mỹ, theo www.en.wikipedia.org. Trong tuyên bố năm 2016, Tổng Thống Barack Obama nói rằng âm nhạc và các nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi Châu đã giúp đất nước này “để khiêu vũ, để bày tỏ niềm tin của họ qua bài hát, để tụ tập biểu tình chống bất công, và để bảo vệ sự cam kết chắc chắn của quốc gia này đối với sự tự do và cơ hội cho tất cả mọi người.” Sau khi người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, những cuộc biểu tình rầm rộ đã bùng nổ trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để chống lại sự bạo hành của cảnh sát và sự kỳ thị chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi Châu đã có mặt ở Mỹ trên 400 năm kể từ khi người nô lệ Phi Châu đầu tiên được chở tới Jamestown tại Virginia vào năm 1619
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.