Hôm nay,  

Xuân Khúc, Những Cột Mốc Trong Dòng Đời

12/02/202100:02:00(Xem: 3817)
HINH CHO BAI XUAN CUA DOAN HUNG

Có ai đó đã ví đời người như một dòng sông, mỗi giai đoạn cuộc đời như một khúc quành. Mỗi người thường có những dấu ấn riêng để hồi tưởng lại những cột mốc trong dòng đời. Có khi là một nơi chốn, có khi là một kỷ vật, hay một nhân vật.

Riêng tôi, những cột mốc trong dòng đời gắn liền với những bản nhạc xuân. Ngay từ bé khi chưa học nhạc, chưa biết đàn, tôi đã thích nghe và nhớ khá lâu những ca khúc. Tôi cũng đặc biệt say mê không khí những ngày Tết. Có lẽ vì vậy, tôi vẫn nhớ như in những ca khúc xuân mà mình có kỷ niệm trong từng chặng tuổi đời.

Tôi học tiểu học ở trường Sư Phạm Thực Hành, ngôi trường ở Sài Gòn áp dụng lối dạy học mới, năng động kiểu Mỹ dành cho học sinh. Tôi được thầy cô dạy hát trong những dịp lễ đặc biệt, trong đó có ngày Tết. Ở tuổi thơ ấu, những ngày chuẩn bị đón Tết là thần tiên nhất. Ở nhà thì bận bịu dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm cho ba ngày Tết. Lên trường thì bài vở nhẹ nhàng, các lớp lo tập văn nghệ mừng xuân. Tôi nhớ cô giáo dạy hát bài Nắng Tươi của Hoàng Quí, ca khúc như vẽ ra được một bức tranh sáng ngời của mùa xuân:

Nắng trong khóm cây xuân sáng ngời
Kìa chim bay xa xa ca hót trong mây
Gió trong khóm cây xuân sáng ngời
Kìa bao em tay nắm reo vang tiếng cười
Ngàn hoa hé tưng bừng hương hoa nồng ngát
Ngàn chim hót vang lừng cất cánh ngang trời…

Nắng. Gió. Chim muông. Hoa lá. Thiên nhiên trong ngày xuân như hiện ra trong mắt. Và tôi thấy mình chính là em bé trong bài hát, reo vang tiếng cười và hát mừng xuân mới…

Ca khúc Nắng Tươi ngày nay ít nghe hát lại. Tìm trên mạng, chỉ thấy một video dạy hát dành cho các em tiểu học ở VIệt Nam:
Lớn lên một chút, ở tuổi thanh xuân mới bắt đầu yêu đương, trong những đêm xuân má ấp môi kề với người tình, tâm hồn tràn ngập hạnh phúc, bản nhạc Khúc Hát Thanh Xuân như cứ vang mãi trong tâm tưởng. Với giai điệu cổ điển của Johann Strauss, lời Việt của Phạm Duy, Khúc Hát Thanh Xuân là bản luân vũ mùa xuân, giai điệu trầm bổng, thanh thoát như lời tình tự lứa đôi:

Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi
Nhạc lắng hương xuân bồi hồi
Như vì tình ai tiếng hát lên ngôi
Nói với nhau, yêu nhau rồi
Một ngày còn mới tươi môi…

Những mùa xuân tràn đầy tình yêu như vậy là bất tử. Để mỗi độ xuân về, những người tình dù đã bạc mái đầu vẫn nhớ mãi bái hát của một thuở xuân nồng:

…Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới đôi mươi…

Hầu hết những người ở lại Sài Gòn sau 1975 như tôi đã chứng kiến những mùa xuân khốn khó. Xuân về mà nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn không dứt. Thay cho xuân đoàn tụ là những cái tết chia xa, người đi kẻ ở. Nhưng chúng tôi không muốn mất đi niềm hy vọng của mùa xuân. Chúng tôi vẫn hát, vẫn cười, vẫn nâng ly rượu mừng xuân mới. Trong những cái tết thăng trầm đó, giọng ca lãng tử của cố nhạc sĩ Trần Quang Lộc trong bái hát Có Phải Xuân Về Không Em do chính anh sáng tác đã trở thành một xuân khúc không bao giờ quên. Xuân nghèo nhưng vẫn hào sảng. Bôn ba giữa chợ đời, nhưng vẫn còn có cành mai nở, có ly rượu để chào xuân và uống say đời:

Em ơi mai nở, có tiếng nói cười, mùa xuân đã về rồi sao
Đi qua phố chợ, mua dăm ly rượu, mừng xuân uống cho say đời
Lô nhô bóng người thấp thoáng giữa đời chào nhau chén rượu đầu môi
Quen thân lưu lạc hát giữa phố người bài ca ấm êm cho đời…

Trong những mùa xuân thiếu thốn cả vật chất lẫn niềm vui tinh thần đó, chúng tôi nhớ lại những mùa xuân tươi đẹp đã qua, và hy vọng có những đổi thay tốt đẹp hơn cho một năm mới:

…Vui xuân năm này thương xuân năm nào gặp nhau nói chuyện ngày qua
Hương xuân tan vội bao năm đứng đợi tình xuân dấy men trong lòng
Em ơi xuân về có tiếng nói cười dường như có huông đổi thay
Nghe viên đá nhỏ lăn theo chân người lòng nghe bỗng dưng bồi hồi…

 Rồi tôi cũng như hàng triệu người Việt khác đã rời bỏ quê hương Việt Nam để định cư tại Mỹ, đi tìm một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái, cho chính mình. Trong những cái Tết đầu tiên nơi vùng đất mới, tôi đi tìm những bản xuân ca hải ngoại chia sẻ nỗi lòng hoài hương của mình. Và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể tránh khỏi nghẹn ngào khi hát thầm ca khúc Thư Xuân Hải Ngoại của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Tôi tin rằng đây là ca khúc hải ngoại về chủ đề xuân tha hương cảm động nhất. Hình như Trầm Tử Thiêng viết ca khúc này với tâm tình của cả kẻ ở lẫn người đi. Tôi thấy hình ảnh của mình lúc còn ở quê nhà mong chờ những lá thư người thân kể chuyện đón tết ra sao ở Úc, Mỹ; và nay là ở hải ngoại nhớ lại những mùa xuân êm đềm ở cố hương:

…Ước gì giờ này anh đang ôm em xuân về ngoài kia
Mối tình bình yên đôi ta không lo lắng gì chia lìa
Thế mà người tình phải đi, thế mà cuộc tình tan vỡ
Thân phận bềnh bồng để xuân trôi qua âm thầm đợi mong…
…Thư xuân từ ngàn phương Mang nỗi lòng người tha phương Ôm ấp tình hoài hương
Thư xuân là rượu cay Tương tư rót tràn trên giấy Bên trời đông tuyết say…
Ước gì giờ này nhạc đang du dương trong bài tình xuân
Bên này nằm nghe quê hương bên kia pháo nổ tưng bừng
Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân…

Hoài niệm… Day dứt với nỗi nhớ những mùa xuân xưa…Mơ về mùa xuân đoàn tụ trong tương lai… Chỉ trong vài câu nhạc, Trầm Tử Thiêng đã phác họa được tâm tình của cả dân tộc Việt trong một giai đoạn lịch sử thương tâm nhất…

Rồi dần dần tôi cũng đi vào giai đoạn tuổi vàng, độ tuổi mà nhiều người bắt đầu tìm lại những gì đã xảy ra trong đời mình. Cuộc đời phù du, ngắn ngủi thật. Nhìn lại nó giống như xem một cuốn phim chỉ dài vài tiếng, trong đó mình là nhân vật chính với đủ mọi tình tiết vui buồn. Và chẳng có ca khúc nào phác họa lại một kiếp người xúc tích, sống động như Xuân Ca của nhạc sĩ Phạm Duy. Bài hát chỉ có bốn câu thật đơn giản, được lập lại trong năm phiên khúc. Mỗi phiên khúc là một giai đoạn cuộc đời. Mà đời người theo Phạm Duy thì bắt đầu ngay từ đêm cha mẹ động phòng để hình thành mầm sống thai nhi. Rồi ta chào đời, lớn lên để bắt đầu yêu đương, trải qua biết bao vui sầu. Dù sao đi nữa, người nhạc sĩ tha thiết yêu người, yêu đời vẫn muốn được tái sinh trở lại, để được làm tình nhân thêm nhiều kiếp nữa:

Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về.
Xuân âm u lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ…
…Xuân tôi sang bến yêu tôi tìm gió trăng
Tình Xuân là Xuân có khi mừng vơi có khi sầu đầy
Xuân yêu đương muốn căng lên nhựa sống ngon
Tìm em gặp em đón Xuân nghìn năm bão Xuân ngập lòng
… Xuân tôi ơi sức Xuân tôi còn khát khao
Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu
Xuân muôn năm có ta Xuân còn hỡi Xuân
Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần.

Câu điệp khúc của Phạm Duy chỉ lập lại có hai chữ “xuân ơi” mà nghe tha thiết làm sao! Tình yêu mùa xuân của người nhạc sĩ thiên tài thật là mãnh liệt:
Xuân Xuân ơi, Xuân ới, Xuân ơi…

Và rồi trong giai đoạn cuối đời, nếu có ai đó hỏi tôi ước gì trong mùa xuân, tôi xin mượn lời ca của bài Tâm Xuân (Đạo Ca 10) cũng của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư để nói lên lời ước nguyện:

Xuân về trong gió, hoa lay lững lờ
Xuân về đám mây, bướm vàng nhụy bay
Xuân về lòng đất, mầm tươi nhựa trào
Xuân về non cao, chim mừng suối reo…
…Em về siêu nhiên, hành hương chùa chiền
Dâng hoa cúng Phật, ưu phiền sẽ tan
Em mở lòng ra, vui cùng cỏ hoa
Xuân về vũ trụ ! Ta về lòng Ta !...
…Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Tâm ?
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi không ?
Về nguồn về cội ! Về nguồn về cội !
Để rồi vươn tới, với lòng mênh mông…

Mùa xuân đất trời đến rồi đi, cũng như tuổi xuân của một đời người. Chỉ có xuân trong cõi tâm là những mùa xuân miên viễn. Hãy trở về nguồn cội của tâm để được sống trong những mùa xuân bất tận…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Họa sĩ Ann Phong sẽ giới thiệu khoảng 30 tác phẩm 2 chiều và 3 chiều trong một cuộc triển lãm sô-lô quy mô tại phòng tranh Frank M. Doyle của trường Orange Coast College từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 23 tháng 3, năm 2023. Triển lãm mang chủ đề “Ann Phong: Đánh Giá Lại Sự Bình Thường” là cuộc hành trình của họa sĩ tiếp tục tìm tòi về những sự thử thách toàn cầu vốn đã định hình lại bản thân của chính họa sĩ cũng như của chúng ta trong xã hội. Loạt tranh của Ann Phong chú trọng vào sự khủng hoảng được nhân rộng trong thời gian hai năm qua của trận đại dịch.
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt? Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.
Edgar Poe là người lập thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật, khai sinh trào lưu tượng trưng trong văn học nghệ thuật thế giới. Ông cũng được coi là cha đẻ của tiểu thuyết trinh thám, truyện kinh dị. Nhiều truyện ngắn của ông dự báo sự ra đời của tiểu thuyết khoa học giả tưởng, kinh dị và huyễn hoặc rất phổ biến ngày nay.
Mỗi năm vào tháng một, cộng đồng giải trí và người hâm mộ điện ảnh trên toàn thế giới lại hướng sự chú ý đến Giải Oscar. Sự quan tâm và mong đợi tăng lên thành cơn sốt trước buổi phát sóng truyền hình giải Oscar, khi hàng trăm triệu người yêu điện ảnh theo dõi buổi lễ hoành tráng và tìm hiểu xem ai sẽ nhận được danh hiệu cao quý nhất trong kỹ nghệ lớn danh tiếng ở Hoa Kỳ, kỹ nghệ làm phim. Lễ công bố đề cử năm nay diễn ra vào Thứ Ba, ngày 24 tháng 1 năm 2023. Lễ trao giải Oscar lần thứ 95 sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh ABC vào Chủ nhật, ngày 12 tháng 3 năm 2023. Sau đây là danh sách đề cử Oscar 2023.
Giải Oscar năm nay sẽ có cơ may trao cho 2 diễn viên gốc Việt: Hong Chau (được đề cử nữ diễn viên phụ xuất sắc) và Ke Huy Quan (được đề cử nam diễn viên phụ xuất sắc). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Academy of Motion Picture Arts and Sciences - AMPAS) hôm thứ Ba đã công bố các đề cử cho Giải Oscar thường niên lần thứ 95, thường được gọi là giải Oscar, với phim Everything Everywhere All at Once, do Dan Kwan và Daniel Scheinert đạo diễn, nhận được nhiều đề cử nhất, 11 đề cử. Lễ trao giải Oscar sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng 3/2023.
Bức tranh bên trên miêu tả một đoạn văn trong chương 34, Wakana: Jo, trích trong truyện dài Truyện Hoàng Đế Genji - The Tale of Genji. Tùy theo dịch giả, có sách dịch Wakana Jo là Spring Shoots, hay New Herbs. Wikipedia tiếng Việt dịch là Cỏ non, phần 1. Bức tranh này được nhìn thấy trong quyển Hokusai của Tim Clark. Truyện Hoàng Đế Genji của tác giả Shikibu Murasaki tương truyền là tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Genji là con của Hoàng Đế Kiritsubo với một người phi tần tuy nhan sắc tuyệt trần nhưng lại là con nhà dân dã. Genji có một vẻ ngoài xinh đẹp phi thường, toàn thân ông như tỏa ra một thứ ánh sáng diệu kỳ nên còn được gọi là Quang Nguyên Thị. Bên cạnh vẻ ngoài tuấn tú, Genji lại rất thông minh nhạy cảm, kiếm cung đều giỏi, nên rất được mọi người, nhất là phái nữ, yêu mến. Bức tranh vẽ một thiếu nữ đứng sau rèm, tay nắm sợi dây giữ con mèo nhỏ đang vụt chạy. Bụi hoa trắng đang nở rộ dưới góc phải của bức tranh cho biết thời tiết đang mùa xuân.
Mỗi bức ảnh kể lại mỗi câu chuyện câm, một câu chuyện không thể diễn tả bằng lời nói. Một người yêu thích chụp hình và nghĩ rằng, mình chụp hình đẹp, tất nhiên phải trang bị cho mình tối thiểu, những kiến thức, hiểu biết về các khuynh hướng, phong trào nhiếp ảnh đương thời. Dù là chuyên nghiệp hay tài tử, người chụp cần cân bằng sức đam mê và sự hiểu biết nghệ thuật, để những tấm hình chụp ra đời mang theo một giá trị nào đó, xứng đáng với tay nghề.
Triển Lãm "Hành Trình Mầu Nhiệm" từ ngày 10 tháng 1 đến 5 tháng 3. (Thứ Hai: đóng cửa. Thứ Ba 10-4pm, thứ Tư-Chủ Nhật: 10-2pm) Casa Romantica Cultural Center & Garden – 415 Avenida Granada, San Clemente, CA 92672 Cuộc triển lãm “Sacred Journey” sẽ được kéo dài từ nay đến ngày 5 tháng Ba ngay trong lòng quận Cam. Giới thưởng ngoạn có thể ghé đến tặng cho cặp mắt của mình “hạnh phúc”, đồng thời thăm quan cảnh trí của trung tâm văn hóa rất “lãng mạn” này. Thiết nghĩ người đến đây sẽ có một cuộc hành trình đầu xuân tươi vui, thú vị.
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại. Truyện này có nhan đề “The Cat Who Went to Heaven” – nghĩa là “Cô Mèo Lên Cõi Trời” và kể về một con mèo được chàng họa sĩ vẽ vào một bức tranh có chủ đề Đức Phật Nhập Niết Bàn, và rồi một phép lạ xảy ra. Dĩ nhiên là truyện hư cấu, vì nếu bạn có mua vé phi cơ để bay sang Nhật, thì có tìm cả chục năm cũng không dò ra nơi sinh của chàng họa sĩ trong truyện, và cũng không hề thấy ngôi chùa nào đang treo bức tranh Phật trước khi nhập Niết Bàn đã từ bi thò tay ra ban phước cho một con mèo nhỏ
Họa sĩ Gim Myeong-guk, sinh năm 1600, từ trần khoảng sau năm 1662 (?), tên còn được ghi là Kim Myeong-guk, là một họa sĩ toàn thời gian trong vương triều Joseon Kingdom của Hàn Quốc. Tên ông phiên âm theo Hán tự là Kim Minh Quốc (金明國). Các nhà phê bình nghệ thuật đời sau nói rằng Kim tuy là một họa sĩ cung đình nhưng cũng là một nghệ sĩ tiên phong vẽ ra những tác phẩm riêng đúng với tính cách và cảm xúc của ông. Hầu hết các bức tranh của Gim Myeong-guk liên quan đến con người đều có chủ đề Phật giáo và mang một phong cách nghệ thuật cụ thể.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.