Hôm nay,  

Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa Phi Nhân

1/13/202116:13:00(View: 2741)
tcp
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc

                                                                               

Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”.
Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.

Suy gẫm cho cùng thì chính chủ nghĩa Cộng sản đang tròng lên cổ đồng bào là thủ phạm chính, là nguyên nhân gây nên bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa ngoại lai du nhập từ nước Nga Cộng, từ nước Tàu Cộng không thích hợp với văn hóa và tâm tình của người dân Việt Nam suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ chủ nghĩa phi nhân này đã hình thành một nhà nước độc tài tham nhũng ghê gớm và lớp đảng viên cán bộ Cộng sản đặc quyền, đưa đất nước và xã hội suy thoái mọi mặt. 
Bọn cầm quyền Việt Cộng đã lợi dụng cái gọi là sở hữu đất đai toàn dân để tịch thu nhà đất đồng bào, dùng tài nguyên quốc gia mà bán cho bọn tư bản và các thế lực ngoại bang để làm giàu cho bản thân chúng. 
Bọn Việt Cộng đã đặt ra điều khoản rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước, đứng lên trên mọi luật lệ căn bản để từ đó tạo nên một nhà nước độc tài nhất trong lịch sử dân tộc.

Cho nên phải phá gỡ cái gông xiềng chủ nghĩa cộng sản đang tròng lên cổ dân tộc thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày thanh bình no ấm.

Lời ca:

CỨU QUÊ TÔI THOÁT GÔNG XIỀNG CHỦ NGHĨA PHI NHÂN

Xin đừng giúp tôi, xin đừng cứu tôi, mà hãy cứu quê hương tôi, thoát gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Chúng sẽ bắt tôi , chúng sẽ bắt tôi, rồi kết án đưa vào tù giam, chỉ vì một tội, tôi yêu quê hương, tranh đấu cho tự do.

Chúng đã bắt tôi, chúng đã bắt tôi, vào đêm tối đưa về một nơi, dù ngày mai tôi không còn sức, mong sao anh em lửa đấu tranh vẫn hồng.

Xin đừng lo lắng cho tôi, xin đừng tìm cách cứu tôi, xin hãy chung tay, cứu giúp quê hương, thoát ra gông xiềng.

Quê hương mình chịu nhiều đau đớn, đồng bào mình chịu nhiều áp bức, vì chủ nghĩa lai căng, vì chủ nghĩa phi nhân, tròng lên cổ dân ta.

Đấu tranh này đường dài gian khó. Đấu tranh này mọi người góp sức, để thấy quê hương an vui, ngày đó đồng bào đứng lên, phá gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Để nghe ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa xin vào :

https://www.youtube.com/watch?v=qIhBMIS3Ei0

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chúng ta đã quen suy nghĩ rằng các Phố Tàu (Chinatown) có mặt trên khắp thế giới. Ngay tại Việt Nam, cũng có Chợ Lớn, một khu Phố Tàu độc đáo. Tuy nhiên, từ rất lâu đã có một cuộc cạnh tranh lặng lẽ: các phố Ấn Độ, nơi tập trung mọi thứ liên hệ tới đất nước và dân tộc Ấn Độ. Các phố Ấn Độ -- trong tiếng Anh gọi tên chung là Little India – cũng có mặt rất nhiều nơi trên thế giới, kể cả tại Hoa Kỳ. Có một điểm ghi nhận rằng, Phố Tàu thường không nằm gần Phố Ấn Độ. Có thể vì mùi cà ri sẽ làm mùi thuốc Đông Y mất hiệu nghiệm? Hay vì áo xường xám của các thiếu nữ Thượng Hải sẽ bị các bộ saree rộng thùng thình của các mệnh phụ Bombay che bớt các mảng đùi xinh đẹp? Hay, có phải tư tưởng bất bạo động của ngài Gandhi dị ứng với những hô hào bạo động của họ Mao? Chỉ duy ở Singapore, Little India nằm ngay kế bên Chinatown. Một điểm độc đáo nữa: hai khu vực Ấn-Hoa này lại cùng chia sẻ một niềm vui nghệ thuật: tranh tường ở đường phố. Tranh tường, là gốc chữ “mural” của tiếng Tây Ban Nha (Spanish)
Anh Đinh Cường gọi phone cho tôi chỉ hỏi: “Làm sao để thành... Cá?” Cá bơi xuôi lội ngược, vẫy vùng trong biển lớn, hay quanh quẩn trong hồ ao? Cá đẹp óng ánh bơi ngược dòng, hay lừ đừ chịu trận trong lưới ngày, và ngay cả đang giãy giụa chết bởi những lưỡi câu lờ lững? Không phải, Anh hỏi tôi về cá khác. Cá Vàng... -- Một bài tản mạn đầy ắp kỷ niệm với Họa sĩ Đinh Cường của nhà văn Lê Chiều Giang, trong ngày tưởng niệm cố Họa sĩ. Mời bạn đọc cùng thưởng thức.
Ngày 07 tháng 01 năm 2022 này là đúng sáu năm Họa sĩ, Nhà thơ Đinh Cường rong chơi về cõi vĩnh hằng, miên viễn. Tiểu sử và sự nghiệp hội họa lẫn viết lách của Đinh Cường thì hầu hết giới văn nghệ sĩ người Việt trong và ngoài nước đều biết và tâm phục. Ông được đánh giá là một họa sĩ lớn có tiếng tăm ở Việt Nam và Hải ngoại. Nhà văn Trần Hoàng Vy nhận định như thế trong bài viết của ông nhân dịp chúng ta cùng thắp nén tâm hương cho một họa sĩ tài danh của làng Họa Việt Nam, và cũng là một người bạn, người anh hiền hòa, dễ mến của văn chương, nghệ thuật. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Lời người dịch: Một trong những câu hỏi mình luôn gặp phải là mọi người đều muốn "hiểu" một tác phẩm, một bản nhạc cổ điển, một tác phẩm điêu khắc, một bức tranh trừu tượng,... Và dù có giải thích rằng chúng ta không cần hiểu thì mọi người vẫn luôn băn khoăn. Một tác phẩm nghệ thuật thường vốn không mang nhiều nội dung ngoài vẻ đẹp của nó, trong âm nhạc là giai điệu (lời hát chỉ là một phần rất phụ), trong tạo hình thì là đường nét và bố cục. Và chúng ta nên thưởng thức nghệ thuật bằng cái nguyên sơ của một đứa trẻ. Thật trớ trêu khi càng có nhiều tri thức, chúng ta lại càng khó tiếp thu nghệ thuật vì suy nghĩ quá nhiều. Tác phẩm của Susan Sontag đã được dịch ra tiếng Việt thì có "Bàn về nhiếp ảnh" do Trịnh Lữ dịch. Một quyển sách mà mọi người yêu nhiếp ảnh hay chỉ thích xem ảnh cũng nên đọc. Và bài tiểu luận "Chống diễn giải" này mình cho rằng với những người nào muốn thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, hay luôn trăn trở về việc để "hiểu" nghệ thuật thì cũng nên đọc. Vừa để c
Bài tường thuật và cảm nhận của nhà báo Kiều Mỹ Duyên sau khi đi xem chương trình vũ nhạc Shen Yun nổi tiếng thế giới.
Tin Giáo Sư, Nhạc Sĩ Trần Quang Hải qua đời được loan đi khắp nơi ở trong và ngoài nước, từ trước khi ông thật sự mất một ngày. Sau đó, nữ danh ca Bạch Yến, phu nhân của ông đã chính thức xác nhận ông đã ra đi vào rạng ngày 30 tháng 12, 2021 tại Limeil Brévannes, Pháp Quốc. Ông mất vì bị chứng ung thư máu, hưởng thọ 77 tuổi.
Khi nhận được thông tin về sinh hoạt văn học nghệ thuật của trang mạng Gió-O (Gio-O.com), với chủ đề '20 Năm Nắn Net', tôi nhớ đến ngày còn thơ được u tôi, rồi đến các thầy ở bậc tiểu học luôn nhắc khi tập viết là phải nắn nót chữ cho đẹp. Ngày xưa "nắn nót" và bây giờ "nắn net" thấy gần gũi và thân thương vì cả hai đều làm đẹp cho tiếng Việt. Ngày xưa viết chữ đẹp là điều tôi đã học được, nay viết chữ trên không gian ảo để làm đẹp cho ngôn ngữ Việt, cho văn chương, nghệ thuật của người Việt hải ngoại là chủ trương của Gió-O mà tôi đồng lòng.
Cuộc triển lãm này nêu ra luận điểm rằng bản chất nội tại của sự sống và của tất cả các sinh vật là không đồng nhất, mà đúng hơn là được kết cấu bằng nhiều mối tương quan dị biệt để tạo ra Cái Khác. Luận điểm này, vì thế, đã phá vỡ mọi tôn ti dựa vào những khái niệm áp đặt về bản sắc và tính đồng nhất.
Hầu như tất cả những người quan tâm về Thiền Tông đều đã từng nhìn thấy tranh của họa sĩ Lương Khải (c. 1140 – c. 1210). Lương Khải là phiên âm từ Liang Kai. Bậc thầy hội họa này sinh vào thời Nam Tống, sinh khoảng năm 1140, từ trần khoảng năm 1210. Họa sĩ còn được gọi là Madman Liang (Lương Khùng) vì những nét vẽ dị thường. Lương Khải sinh ở Shandong, làm việc ở Lin An (về sau gọi là Hangzhou). Học vẽ với họa sư Jia Shigu. Lương Khải trở thành họa sĩ cung đình cho triều đình Jia Tai (Gia Thái), nơi đây Lương nổi tiếng về vẽ người, phong cảnh và các chủ đề khác. Lương được trao tặng Đai Vàng (Golden Belt), nhưng rồi Lương Khải bỏ hết tất cả những gì liên hệ tới cung đình để theo học Thiền Tông (Chan Buddhism). Từ đó, nét vẽ của Lương Khải phóng khoáng hơn, ít nét hơn, được xem như nét vẽ của tập trung định lực cao độ và mang vẻ đẹp hồn nhiên của những hiệu ứng tình cờ. Hai tấm tranh thường thấy nhất của Lương Khải trong các sách Thiền là: Lục Tổ Huệ Năng chặt cây tre,
Emma Broyles đã tạo ra lịch sử khi cô là người Mỹ gốc Hàn và Hoa Hậu Tiểu Bang Alaska đầu tiên đoạt Vương Miện Hoa Hậu Nước Mỹ, theo bản tin của Yahoo News tường thuật hôm 19 tháng 12 năm 2021. Broyles được sinh ra và lớn lên tại tỉnh Anchorage thuộc tiểu bang Alaska. Mẹ của cô là con của người Đại Hàn di cư, khi ông ngoại của cô rời bỏ thành phố ở Đại Hàn cách nay 50 năm. Là nhà vô dịch năm 2022, cô sẽ nhận được $100,000 đô la học bổng và tiền lương 6 con số để trợ giúp cho các trách nhiệm làm Hoa Hậu Nước Mỹ của cô.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.