Hôm nay,  

Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa Phi Nhân

13/01/202116:13:00(Xem: 2728)
tcp
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc

                                                                               

Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”.
Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.

Suy gẫm cho cùng thì chính chủ nghĩa Cộng sản đang tròng lên cổ đồng bào là thủ phạm chính, là nguyên nhân gây nên bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa ngoại lai du nhập từ nước Nga Cộng, từ nước Tàu Cộng không thích hợp với văn hóa và tâm tình của người dân Việt Nam suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ chủ nghĩa phi nhân này đã hình thành một nhà nước độc tài tham nhũng ghê gớm và lớp đảng viên cán bộ Cộng sản đặc quyền, đưa đất nước và xã hội suy thoái mọi mặt. 
Bọn cầm quyền Việt Cộng đã lợi dụng cái gọi là sở hữu đất đai toàn dân để tịch thu nhà đất đồng bào, dùng tài nguyên quốc gia mà bán cho bọn tư bản và các thế lực ngoại bang để làm giàu cho bản thân chúng. 
Bọn Việt Cộng đã đặt ra điều khoản rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước, đứng lên trên mọi luật lệ căn bản để từ đó tạo nên một nhà nước độc tài nhất trong lịch sử dân tộc.

Cho nên phải phá gỡ cái gông xiềng chủ nghĩa cộng sản đang tròng lên cổ dân tộc thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày thanh bình no ấm.

Lời ca:

CỨU QUÊ TÔI THOÁT GÔNG XIỀNG CHỦ NGHĨA PHI NHÂN

Xin đừng giúp tôi, xin đừng cứu tôi, mà hãy cứu quê hương tôi, thoát gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Chúng sẽ bắt tôi , chúng sẽ bắt tôi, rồi kết án đưa vào tù giam, chỉ vì một tội, tôi yêu quê hương, tranh đấu cho tự do.

Chúng đã bắt tôi, chúng đã bắt tôi, vào đêm tối đưa về một nơi, dù ngày mai tôi không còn sức, mong sao anh em lửa đấu tranh vẫn hồng.

Xin đừng lo lắng cho tôi, xin đừng tìm cách cứu tôi, xin hãy chung tay, cứu giúp quê hương, thoát ra gông xiềng.

Quê hương mình chịu nhiều đau đớn, đồng bào mình chịu nhiều áp bức, vì chủ nghĩa lai căng, vì chủ nghĩa phi nhân, tròng lên cổ dân ta.

Đấu tranh này đường dài gian khó. Đấu tranh này mọi người góp sức, để thấy quê hương an vui, ngày đó đồng bào đứng lên, phá gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Để nghe ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa xin vào :

https://www.youtube.com/watch?v=qIhBMIS3Ei0

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc còn nhỏ, đi theo bà dì và ông cậu xem cải lương. Tôi đã từng say mê cổ nhạc như say mê tân nhạc. Cùng lứa tuổi, Hương Lan trên sân khấu, dưới ánh đèn, thỏ thẻ điệu ca vọng cổ, xàng xàng, lên cao, rồi xuống xề, khiến cậu bé hả miệng suốt buổi, đêm về mộng mơ. Đó cũng là một lý do tôi yêu thích ca khúc Những Ngày Thơ Mộng của Hoàng Thi Thơ. Đúng làm sao: Tìm đâu những ngày chưa biết yêu? Chỉ thấy, thấy lòng nhớ thương nhiều. Rồi đêm ta nằm mơ, hồn say ta làm thơ. Ngồi ngâm trách lòng ai hững hờ… Hồi đó, tôi bắt đầu làm thơ Lục Bát.
KHÁNH LY - TIẾNG HÁT 60 NĂM Chiều Nhạc Đời Cho Ta Thế với Chế Linh, Tuấn Ngọc, Ngọc Minh, Bích Liên, Quang Thành, Thắng Đào Dance Company, Ban Hợp Ca Cát Trắng, Ban Nhạc Sỹ Dự. Lê Đình Y Sa và Jimmy Nhựt điều hợp. Rose Theater, Ngày 7 Tháng 8 Vé: $200; $150; $100. Gọi: 714 894 2500 để đặt vé.
Phim Maika gần đây đã ra mắt khán giả tại Hoa Kỳ và nhận được nhiều khen ngợi trên mạng xã hội. Truyện phim lấy cảm hứng từ Maika, cô bé từ trên trời rơi xuống – một cuốn phim truyền hình Tiệp Khắc chiếu ở Việt Nam những năm 1980. Phim Maika do đạo diễn Hàm Trần, cùng một đạo diễn với bộ phim được khán giả người Việt hải ngoại yêu chuộng - Vượt Sóng, thực hiện. Phim hiện đã chiếu đến tuần thứ ba ở Nam California, khán giả Little Sài Gòn nếu chưa xem thì còn kịp đến xem vào cuối tuần này tại rạp Regal ở Garden Grove, mỗi ngày 4 xuất chiếu. Lịch chiếu thứ Sáu đến Chủ Nhật là 2:20 PM, 4:55 PM, 7:30 PM và 10:05 PM.
Bài nhạc này là lời tiễn biệt nhạc sĩ Cung Tiến vừa ra đi. | Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt | Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi | Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi | Gỡ tay vướng để theo lời gió nước | Xao xác tiếng gà. | Trăng ngà lạnh buốt. Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi Du khách đi, du khách đã đi rồi…
Ấn bản in số đặc biệt TIễn Biệt Cung Tiến
Âm nhạc của Nhạc Sĩ Cung Tiến đã chinh phục cả hai, ba thế hệ người thưởng ngoạn, suốt từ thập niên 50 cho đến ngày nay; và có lẽ trong một tương lai rất lâu nữa, người ta vẫn nghe nhạc của ông. Tuy đã khá trọng tuổi, nhưng sự ra đi của ông mới đây vẫn là sự bất ngờ đến bàng hoàng đối với những người thân yêu và mến mộ ông. Nỗi niềm thương tiếc này được biểu hiện bằng đôi lời chia biệt với ông và gia đình từ khắp nơi. Việt Báo trích đăng lại. Cầu mong Ông yên nghỉ.
Một ngày cuối xuân đầu hạ, nắng vàng phả lên những vòm cây xanh, một số rất ít những người chí thiết cùng gia đình quyến thuộc cùng nhau đến một ngọn đồi cách thành phố Los Angeles chừng 30 dặm về phía tây bắc để tiễn đưa một người rất mực thân thiết. Đó là nhạc sĩ Cung Tiến. Cung Tiến là một nhạc sĩ nổi tiếng khi còn rất trẻ và được xem là một thiên tài với những ca khúc được phổ biến rộng rãi như Thu Vàng, Hoài Cảm sáng tác từ năm 13, 14 tuổi. Cung Tiến đã học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ Chung Quân và Thẩm Oánh thời kỳ Trung học, sau đó du học Úc ngành Kinh tế học, cùng lúc theo học hòa âm, đối điểm, phối âm và dương cầm tại Nhạc viện Sydney. Ông còn học các lớp nhạc sử, nhạc học, nhạc lý hiện đại tại Đại học Cambridge khi còn làm nghiên cứu kinh tế phát triển với học bổng Cao học tại Anh quốc.
Sau những ngày tháng hôn mê ai cũng tưởng Hoạ sĩ Rừng đã tỉnh lại và sức khoẻ dần hồi phục. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã xuôi tay, để thôi làm người, mà trở về bên cuống nhau của mẹ. Ông đã nằm yên trong "Tử cung của mẹ đất", một thế giới bình an tuyệt đối như trong thơ của ông vậy.
Nhạc sĩ Cung Tiến đã từ trần vào ngày 10 tháng 5, 2022, tại Los Angeles, hưởng thọ 83 tuổi. Trưa thứ Năm ngày 2 tháng Sáu, trong buổi tang lễ của người nhạc sĩ, một xấp nhạc trong đó có các bản Symphony #5 và #8 của Mahler được đặt ngay ngắn trên bàn thờ - gia đình cho biết những bài nhạc này được chuyển từ bàn viết của ông đến đây, vào những giờ phút cuối cùng người nhạc sĩ của chúng ta vẫn đang nghiên cứu, đang học hỏi... Việt Báo thành kính phân ưu cùng bà Josee Nguyễn Thụy Hữu và Cung Thúc Đăng Quang.
Santa Ana – Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) sẽ mở hai cuộc triển lãm mang chủ đề “Rewind, Reverse” (“Tua Lại, Ngược Lại”) tại hai thành phố Santa Ana và Garden Grove. Cuộc triển lãm sẽ trưng bày tác phẩm của các em thanh thiếu niên trong khóa học nghệ thuật kéo dài ba tháng qua. Lấy cảm hứng từ nội dung của cuốn hồi ký truyện tranh “The Best We Could Do” của nhà văn Thi Bùi, các học viên của khóa học chú trọng vào các đề tài như dựng lại trí nhớ, cảm xúc, và những đào sâu vào kinh nghiệm sống, văn hoá và bản sắc của gia đình di dân, tị nạn đến Hoa Kỳ. Và những kinh nghiệm này liên tục thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.