Hôm nay,  

Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa Phi Nhân

13/01/202116:13:00(Xem: 2721)
tcp
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc

                                                                               

Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”.
Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.

Suy gẫm cho cùng thì chính chủ nghĩa Cộng sản đang tròng lên cổ đồng bào là thủ phạm chính, là nguyên nhân gây nên bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa ngoại lai du nhập từ nước Nga Cộng, từ nước Tàu Cộng không thích hợp với văn hóa và tâm tình của người dân Việt Nam suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ chủ nghĩa phi nhân này đã hình thành một nhà nước độc tài tham nhũng ghê gớm và lớp đảng viên cán bộ Cộng sản đặc quyền, đưa đất nước và xã hội suy thoái mọi mặt. 
Bọn cầm quyền Việt Cộng đã lợi dụng cái gọi là sở hữu đất đai toàn dân để tịch thu nhà đất đồng bào, dùng tài nguyên quốc gia mà bán cho bọn tư bản và các thế lực ngoại bang để làm giàu cho bản thân chúng. 
Bọn Việt Cộng đã đặt ra điều khoản rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước, đứng lên trên mọi luật lệ căn bản để từ đó tạo nên một nhà nước độc tài nhất trong lịch sử dân tộc.

Cho nên phải phá gỡ cái gông xiềng chủ nghĩa cộng sản đang tròng lên cổ dân tộc thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày thanh bình no ấm.

Lời ca:

CỨU QUÊ TÔI THOÁT GÔNG XIỀNG CHỦ NGHĨA PHI NHÂN

Xin đừng giúp tôi, xin đừng cứu tôi, mà hãy cứu quê hương tôi, thoát gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Chúng sẽ bắt tôi , chúng sẽ bắt tôi, rồi kết án đưa vào tù giam, chỉ vì một tội, tôi yêu quê hương, tranh đấu cho tự do.

Chúng đã bắt tôi, chúng đã bắt tôi, vào đêm tối đưa về một nơi, dù ngày mai tôi không còn sức, mong sao anh em lửa đấu tranh vẫn hồng.

Xin đừng lo lắng cho tôi, xin đừng tìm cách cứu tôi, xin hãy chung tay, cứu giúp quê hương, thoát ra gông xiềng.

Quê hương mình chịu nhiều đau đớn, đồng bào mình chịu nhiều áp bức, vì chủ nghĩa lai căng, vì chủ nghĩa phi nhân, tròng lên cổ dân ta.

Đấu tranh này đường dài gian khó. Đấu tranh này mọi người góp sức, để thấy quê hương an vui, ngày đó đồng bào đứng lên, phá gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Để nghe ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa xin vào :

https://www.youtube.com/watch?v=qIhBMIS3Ei0

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân ca nước ta, trong đó có môn hát chèo, được coi là rất hay và thâm thúy lắm. Để hiểu biết và thưởng thức được những nghệ thuật trình diễn và các làn điệu dân ca, chúng ta cũng phải mất nhiều công sức để tìm tòi, học hỏi...
“Tác động tâm lý của chiến tranh đối với trẻ em là lâu dài và khủng khiếp.” (Borgen Magazine. 08.08.14.) Câu trích dẫn này xa lạ hay quen thuộc đối với người Việt sau 47 năm chấm dứt chiến tranh Nam Bắc 75? Những nạn nhân này, đến nay, đã sống trên nửa thế kỷ, có người đã hơn 100, có bao giờ chúng ta thừa nhận sự tai hại khủng khiếp của chiến tranh, sau chiến tranh, kéo dài, sâu đậm, trong đời sống còn lại của nhiều thế hệ, đã từng là trẻ em trong chiến tranh?
Không ai ngờ hai người trẻ gốc Hawaii đã cùng chiến thắng hai giải Quán Quân Nam và Nữ Lướt Sóng US Open 2022. Giải này năm nay được hãng Vans bảo trợ và được tổ chức tại Huntington Beach, California.
Cindy Trinh là một nhiếp ảnh gia trẻ hiện sinh sống tại New York. Ngoài công việc chính, cô còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, nhất là chống nạn kỳ thị người châu Á. Việt Báo trân trọng giới thiệu loạt ảnh chủ đề cô chụp trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu...
Vào chiều ngày Chủ Nhật 7 Tháng 8, 2022, khán phòng Rose Center gần như không còn chỗ trống. Giới yêu nhạc Việt Nam khắp nơi đến đây, chịu đựng cái nóng do hệ thống điều hòa không khí của nhà hát bị trục trặc, để cùng Khánh Ly đánh dấu chặn đường 60 năm ca hát. Một chặng đường dài gần như một đời người.
Nguyễn Ngọc Ngạn là một hiện tượng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của cộng đồng người Việt hải ngoại...
Vào một ngày bão tuyết mù mịt ở miền đông năm 2009, tôi viết bài thơ BÂY GIỜ, ghi lại một đoạn đương 10 năm gian nan vất vả ở quê người và nỗi nhớ quê hương. Bây giờ ngồi nhớ Việt Nam. Bên trời tuyết lạnh hai hàng lệ rơi. Nhờ duyên lành, bài thơ đã trở thành ca khúc BÊN TRỜI TUYẾT LẠNH qua những nốt nhạc tài hoa của nhạc sĩ Vĩnh Điện.
Trong Stories to tell, Charles Williams viết: “Những hình chụp gia đình có thể xem như tài liệu văn hóa vì chúng ghi lại những sự kiện thành hình cuộc sống của gia đình.” Có nghĩa là một loại tiểu sử không có chữ nhưng có minh chứng về đời sống lúc tấm ảnh được ghi nhận. Nhưng, có lẽ, nhận xét này chỉ đúng trong một số nền văn hóa; ở một số khác, có khi ngược lại, vì ở quê tôi, khi chụp hình gia đình, thường được dàn dựng ở những nơi có hậu trường đẹp đẽ, giàu sang, nhưng không thuộc về mình, chỉ mượn chụp cho oai. Tôi vẫn còn tấm hình đứng bên cạnh chiếc xe thể thao “xì gà” màu xám bạc như phi thuyền của ông khách lạ. Nhiều bạn mới quen lé mắt vì tưởng tôi là chủ nhân chiếc xe đua. Người ta nói, một tấm hình có thể thay thế được cả ngàn chữ. Không biết những tấm hình ngày nay, nói thật hay nói nói dối?
Tiếng hát của Duy Trác vang ra từ những chiếc rađiô. Trời khô ráo, mát dịu. Bầu không khí đêm Noel ở Sàigòn thật là vui vẻ, nhộn nhịp. Thánh đường vang lên những lời kinh cầu, chào đón Chúa ra đời, lòng người lắng xuống, nhẹ nhàng, thư giãn. Ấy thế mà đã có một đêm Noel hết sức căng thẳng đối với tôi và một anh bạn. Kim đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút rồi mà chưa thấy anh ấy đâu. Tôi rất hồi hôp. Anh bạn hẹn ghé đón tôi lúc 10 giờ đêm ở Bàn Cờ rồi cùng nhau tới Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ở đó Ca đoàn đang nóng lòng chờ đợi.
Một bức chân dung tự họa chưa từng được biết đến trước đây của Vincent Van Gogh đã được phát hiện đằng sau một bức tranh khác của họa sĩ, Phòng trưng bày Quốc gia Scotland cho biết hôm thứ Năm. Bức chân dung tự họa được tìm thấy ở mặt sau của Van Gogh “Head of a Peasant Woman” khi các chuyên gia tại phòng trưng bày Edinburgh chụp X-quang bức tranh trước buổi triển lãm sắp tới. Tác phẩm được cho là đã được cất giấu trong hơn một thế kỷ, được bao phủ bởi nhiều lớp keo và bìa cứng khi nó được đóng khung vào đầu thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.