Hôm nay,  

Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa Phi Nhân

1/13/202116:13:00(View: 2753)
tcp
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc

                                                                               

Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”.
Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.

Suy gẫm cho cùng thì chính chủ nghĩa Cộng sản đang tròng lên cổ đồng bào là thủ phạm chính, là nguyên nhân gây nên bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa ngoại lai du nhập từ nước Nga Cộng, từ nước Tàu Cộng không thích hợp với văn hóa và tâm tình của người dân Việt Nam suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ chủ nghĩa phi nhân này đã hình thành một nhà nước độc tài tham nhũng ghê gớm và lớp đảng viên cán bộ Cộng sản đặc quyền, đưa đất nước và xã hội suy thoái mọi mặt. 
Bọn cầm quyền Việt Cộng đã lợi dụng cái gọi là sở hữu đất đai toàn dân để tịch thu nhà đất đồng bào, dùng tài nguyên quốc gia mà bán cho bọn tư bản và các thế lực ngoại bang để làm giàu cho bản thân chúng. 
Bọn Việt Cộng đã đặt ra điều khoản rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước, đứng lên trên mọi luật lệ căn bản để từ đó tạo nên một nhà nước độc tài nhất trong lịch sử dân tộc.

Cho nên phải phá gỡ cái gông xiềng chủ nghĩa cộng sản đang tròng lên cổ dân tộc thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày thanh bình no ấm.

Lời ca:

CỨU QUÊ TÔI THOÁT GÔNG XIỀNG CHỦ NGHĨA PHI NHÂN

Xin đừng giúp tôi, xin đừng cứu tôi, mà hãy cứu quê hương tôi, thoát gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Chúng sẽ bắt tôi , chúng sẽ bắt tôi, rồi kết án đưa vào tù giam, chỉ vì một tội, tôi yêu quê hương, tranh đấu cho tự do.

Chúng đã bắt tôi, chúng đã bắt tôi, vào đêm tối đưa về một nơi, dù ngày mai tôi không còn sức, mong sao anh em lửa đấu tranh vẫn hồng.

Xin đừng lo lắng cho tôi, xin đừng tìm cách cứu tôi, xin hãy chung tay, cứu giúp quê hương, thoát ra gông xiềng.

Quê hương mình chịu nhiều đau đớn, đồng bào mình chịu nhiều áp bức, vì chủ nghĩa lai căng, vì chủ nghĩa phi nhân, tròng lên cổ dân ta.

Đấu tranh này đường dài gian khó. Đấu tranh này mọi người góp sức, để thấy quê hương an vui, ngày đó đồng bào đứng lên, phá gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Để nghe ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa xin vào :

https://www.youtube.com/watch?v=qIhBMIS3Ei0

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày xưa ở Việt Nam, môn cải lương và hát bội được nhiều người yêu chuộng, nhưng khi ra ngoại quốc, những môn này vẫn còn tồn tại nhưng không được tổ chức thường xuyên vì quá tốn kém, không nhiều người thưởng thức những môn nghệ thuật này. Lâu lâu chúng tôi mới nghe nói tới có tổ chức hát cải lương, hát bội nhưng không nhiều.
Nói gì thì nói, “Nụ hôn đầu” là một kỷ niệm đánh dấu giai đoạn biết yêu đầu đời với trăm giấu ngàn che chỉ có mình biết, họ biết, ai biết. Dù xảy ra trong tình huống nào, đáng yêu hay đáng ghét vẫn để lại trong lòng ta một chút gì để thương, để nhớ. Để rồi, một ngày đẹp trời kỷ niệm lùa về...
Được bảo trợ bởi công ty Brown & Begelow Cigars vào năm 1903, họa sĩ Coolidge đã vẽ 16 bức tranh khó quên về Những Con Chó Đánh Xì Phé cho công ty này. Bị giả mạo nhiều lần trong các thiệp chúc mừng và trong văn hóa phổ biến, loạt tranh những con chó chơi bài quanh bàn này được biết đến rộng rãi và mang tính biểu tượng thực sự.
Không quá phức tạp nhưng đủ để người đọc suy gẫm. Bài Headfirst chỉ là một ví dụ ngắn, dọc theo những trang sách trong tập thơ Night Sky with Exit Wounds, người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều những ý nghĩ thâm trầm, những tứ thơ tự sáng nổi bật, không chỉ gây thích thú mà còn tạo ra những suy tư và nghi vấn về bản thân trong đời sống lưu vong.
Nhạc của Phạm Duy vừa mang nét dân tộc vừa phảng phất nét Tây Phương. Ông có những ca khúc giá trị nghệ thuật, giá trị nhạc lý để giới chuyên môn chiêm ngưỡng và học hỏi. Chính đầu óc sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy với cảm xúc dồi dào và kiến thức âm nhạc để tạo nên những ca khúc tuyệt diệu. Tôi vẫn ngưỡng mộ những đoạn Chuyển Cung (Modulation) trong các ca khúc của Phạm Duy.
Hồi ký KIỀU CHINH NGHỆ Sĩ LƯU VONG đã được hội Văn Hoá Khoa Học giới thiệu với đồng hương Houston vào chiều ngày 3/10/2021 tại nhà hàng Ocean Palace trên đường Bellaire thuộc khu Hồng Kông 4. Trên 200 thân hữu và khán giả đã tham dự để chúc mừng và mua sách của ngôi sao điện ảnh số 1 của VNCH đã đạt được những thành công vang dội tại điện ảnh Hollywood trên 40 năm qua với trên 100 phim màn ảnh lớn, nhỏ và trở thành Huyền thoại của điện ảnh VN và của Hoa Kỳ.
Họa sĩ người Pháp Jacques-Louis David sinh vào ngày 30 tháng 8 năm 1748 và mất vào ngày 29 tháng 12 năm 1825, theo www.en.wikipedia.org. Ông vẽ theo phong cách Tân Cổ Điển và được xem là họa sĩ xuất sắc của thời đại. Khi ông lên 7 tuổi, cha của ông đã bị giết trong một trận đấu tay đôi. Em họ của mẹ ông là họa sĩ nổi tiếng Francois Boucher đã dạy cho ông cách vẽ. David là người vẽ chân dung rất khéo, thường vẽ các nhân vật hoàng gia hay chính trị như Hoàng Đế Napoleon. Trong hình, triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates bị kết án tử hình nhưng vẫn còn trông mạnh mẽ, bình an, thảo luận về sự bất tử của linh hồn. Vây quanh ông bởi Crito, các người bạn và học trò đau buồn, nhưng ông thì đang giảng về triết lý, và thực sự, đang cảm ơn Thần Sức Khỏe là Asclepius, cho rượu độc mà sẽ bảo đảm một cái chết bình an…
Khi bạn nghe một người hát hay theo ý mình, cảm giác của bạn như thế nào? Phải chăng là thích thú, một phần khen ngợi, một phần ngưỡng mộ? Nếu ca khúc đó là ca khúc có liên quan đến quá khứ của mình, dính dấp đến hình hài ai đó, phải chăng lòng thêm phần đê mê, tâm tư bỗng dưng mềm xuống, bùi ngùi? Khi cảm xúc đã trôi qua, còn cảm tưởng thì sao?
Bước vào năm thứ 12, với kỹ thuật chiếu phim trực tuyến (online), Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) 2021 sẽ giới thiệu một chương trình quy mô hơn nhằm tôn vinh những câu chuyện và văn hoá Việt trong điện ảnh.
Dường như từ đầu mùa dịch tới giờ tôi bị Cô Vít đẩy xa ra khỏi những buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật ở Miền Nam California. Nhưng chiều Thứ Bảy, ngày 25 tháng 9 năm 2021 tôi đã bị không khí sinh hoạt của buổi giới thiệu kịch phẩm “Kẻ Phá Cầu” của kịch tác gia Lữ Kiều và tiếng hát chinh phục lòng người của ca sĩ Thu Vàng lôi cuốn đến đỗi quên cả chuyện nàng Cô Vít vẫn còn quanh quẩn đâu đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.