Hôm nay,  

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn: Bản Sắc và Đường Nét Tơ Lụa

1/10/202000:00:00(View: 10046)

NGUKEN7

 

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Anh cùng gia đình sang Mỹ định cư khi đang theo đuổi giấc mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang tại Việt Nam.  Sang Mỹ, Kenny tiếp tục  theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình tại trường Đại học Bắc Carolina ở Charlotte. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành hội hoạ năm 2016 . Những tác phẩm nghệ thuật của anh thường dựa trên các trải nghiệm sâu sắc để khám phá về bản sắc cá nhân và sự chuyển đổi văn hóa. Kenny Nguyễn đã trưng bày các tác phẩm của mình trong nhiều triển lãm nhóm và cá nhân tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Iceland. Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Xuất sắc cho Nghệ sĩ trẻ đương đại châu Á tại Bảo tàng Nghệ thuật Sejong, Seoul, Hàn Quốc.  Các triển lãm cá nhân tiêu biểu nhất của Kenny Nguyễn phải kể đến  'Những nỗi sợ hãi không tưởng' (The indescribable fears) được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Czong , Hàn Quốc, ' Đan xen' (Interwoven) tại phòng tranh Sozo, Charlotte và gần đây nhất là 'Tái tạo' (Reconstruction) tại trường đại học Adam State, Colorado. Hiện tại, Kenny Nguyễn sống và làm việc tại thành phố Charlotte, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

 

NGUKEN8Lời của Họa Sĩ:

 

Những tác phẩm của tôi xoay quanh các khái niệm về bản sắc cá nhân và sự cộng hưởng văn hoá Đông-Tây. Đối với tôi, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sáng tác là sự thừa hưởng từ nền văn hoá thuần Việt và nền tảng tiếp thu từ thiết kế thời trang. Tôi vẽ tranh không dùng giá vẽ cũng không dùng các loại sơn màu thông thường mà mượn một chất liệu đặc biệt để diễn tả lại ý tứ của tranh bằng phép ẩn dụ. Tôi quí lụa và sử dụng lụa vì nó là một chất liệu giàu tính lịch sử và văn hoá. Người Á Đông quá quen thuộc với lụa, điều đó phản ánh rõ nét trong lịch sử văn hoá Việt Nam, từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời Bắc thuộc đến thời Pháp thuộc. Lụa, từ một chất liệu may mặc đến khi được thay thế vải bố để vẽ lên những tác phẩm mượt mà đậm chất truyền thống. Nghiên cứu của tôi không chỉ dừng lại ở kỹ thuật vẽ tranh lụa mà sâu sắc hơn tôi chọn thay đổi cách sử dụng lụa. Thay vì chú trọng vào bề mặt hay thớ vải, tôi khai thác nhiều hơn ở phần cấu trúc. Làm mới một chất liệu quá quen thuộc, quá truyền thống để đưa vào tranh đương đại là cả một quá trình thử thách óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là sự đấu tranh và giằn xé giữa sự hoàn hảo và bất hoàn hảo, sự phá hủy và tái tạo. Cũng giống như chính bản thân tôi từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của cuộc sống. Lụa dẫu bị cắt rời, xé nát hay bạt sờn sẽ được hàn gắn, chồng lớp và khâu lại với nhau. Bản chất của lụa không hề bị thay đổi. Đối với tôi, lụa đã hàn gắn những tâm hồn và làm cầu nối gắn kết hai nền văn hoá.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày xưa ở Việt Nam, môn cải lương và hát bội được nhiều người yêu chuộng, nhưng khi ra ngoại quốc, những môn này vẫn còn tồn tại nhưng không được tổ chức thường xuyên vì quá tốn kém, không nhiều người thưởng thức những môn nghệ thuật này. Lâu lâu chúng tôi mới nghe nói tới có tổ chức hát cải lương, hát bội nhưng không nhiều.
Nói gì thì nói, “Nụ hôn đầu” là một kỷ niệm đánh dấu giai đoạn biết yêu đầu đời với trăm giấu ngàn che chỉ có mình biết, họ biết, ai biết. Dù xảy ra trong tình huống nào, đáng yêu hay đáng ghét vẫn để lại trong lòng ta một chút gì để thương, để nhớ. Để rồi, một ngày đẹp trời kỷ niệm lùa về...
Được bảo trợ bởi công ty Brown & Begelow Cigars vào năm 1903, họa sĩ Coolidge đã vẽ 16 bức tranh khó quên về Những Con Chó Đánh Xì Phé cho công ty này. Bị giả mạo nhiều lần trong các thiệp chúc mừng và trong văn hóa phổ biến, loạt tranh những con chó chơi bài quanh bàn này được biết đến rộng rãi và mang tính biểu tượng thực sự.
Không quá phức tạp nhưng đủ để người đọc suy gẫm. Bài Headfirst chỉ là một ví dụ ngắn, dọc theo những trang sách trong tập thơ Night Sky with Exit Wounds, người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều những ý nghĩ thâm trầm, những tứ thơ tự sáng nổi bật, không chỉ gây thích thú mà còn tạo ra những suy tư và nghi vấn về bản thân trong đời sống lưu vong.
Nhạc của Phạm Duy vừa mang nét dân tộc vừa phảng phất nét Tây Phương. Ông có những ca khúc giá trị nghệ thuật, giá trị nhạc lý để giới chuyên môn chiêm ngưỡng và học hỏi. Chính đầu óc sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy với cảm xúc dồi dào và kiến thức âm nhạc để tạo nên những ca khúc tuyệt diệu. Tôi vẫn ngưỡng mộ những đoạn Chuyển Cung (Modulation) trong các ca khúc của Phạm Duy.
Hồi ký KIỀU CHINH NGHỆ Sĩ LƯU VONG đã được hội Văn Hoá Khoa Học giới thiệu với đồng hương Houston vào chiều ngày 3/10/2021 tại nhà hàng Ocean Palace trên đường Bellaire thuộc khu Hồng Kông 4. Trên 200 thân hữu và khán giả đã tham dự để chúc mừng và mua sách của ngôi sao điện ảnh số 1 của VNCH đã đạt được những thành công vang dội tại điện ảnh Hollywood trên 40 năm qua với trên 100 phim màn ảnh lớn, nhỏ và trở thành Huyền thoại của điện ảnh VN và của Hoa Kỳ.
Họa sĩ người Pháp Jacques-Louis David sinh vào ngày 30 tháng 8 năm 1748 và mất vào ngày 29 tháng 12 năm 1825, theo www.en.wikipedia.org. Ông vẽ theo phong cách Tân Cổ Điển và được xem là họa sĩ xuất sắc của thời đại. Khi ông lên 7 tuổi, cha của ông đã bị giết trong một trận đấu tay đôi. Em họ của mẹ ông là họa sĩ nổi tiếng Francois Boucher đã dạy cho ông cách vẽ. David là người vẽ chân dung rất khéo, thường vẽ các nhân vật hoàng gia hay chính trị như Hoàng Đế Napoleon. Trong hình, triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates bị kết án tử hình nhưng vẫn còn trông mạnh mẽ, bình an, thảo luận về sự bất tử của linh hồn. Vây quanh ông bởi Crito, các người bạn và học trò đau buồn, nhưng ông thì đang giảng về triết lý, và thực sự, đang cảm ơn Thần Sức Khỏe là Asclepius, cho rượu độc mà sẽ bảo đảm một cái chết bình an…
Khi bạn nghe một người hát hay theo ý mình, cảm giác của bạn như thế nào? Phải chăng là thích thú, một phần khen ngợi, một phần ngưỡng mộ? Nếu ca khúc đó là ca khúc có liên quan đến quá khứ của mình, dính dấp đến hình hài ai đó, phải chăng lòng thêm phần đê mê, tâm tư bỗng dưng mềm xuống, bùi ngùi? Khi cảm xúc đã trôi qua, còn cảm tưởng thì sao?
Bước vào năm thứ 12, với kỹ thuật chiếu phim trực tuyến (online), Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) 2021 sẽ giới thiệu một chương trình quy mô hơn nhằm tôn vinh những câu chuyện và văn hoá Việt trong điện ảnh.
Dường như từ đầu mùa dịch tới giờ tôi bị Cô Vít đẩy xa ra khỏi những buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật ở Miền Nam California. Nhưng chiều Thứ Bảy, ngày 25 tháng 9 năm 2021 tôi đã bị không khí sinh hoạt của buổi giới thiệu kịch phẩm “Kẻ Phá Cầu” của kịch tác gia Lữ Kiều và tiếng hát chinh phục lòng người của ca sĩ Thu Vàng lôi cuốn đến đỗi quên cả chuyện nàng Cô Vít vẫn còn quanh quẩn đâu đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.