Pariseine

30/03/202309:43:00(Xem: 1180)

marloes-hilckmann-EUzxLX8p8IA-unsplash


 

 1.

Tim bay qua Đại Tây Dương

           lượn trên thành phố lịch sử

           đậu xuống vai Louis 14 trên lưng ngựa

           đêm không biết tim tên gì

           gọi Pariseine.

 

Tim có thể đi có thể bay có thể bơi

            nhưng tạm thời

            nó cưỡi ngựa trắng Napoléon

            ngày không biết tim tên gì

            gọi Pariseine.

 

Băng qua đền đài Versailles, điện Louvre, nhà thờ Notre Dame, vườn Tuilerie:

            mấy trăm năm chết đứng trong tranh và        tượng,

            bao nhiêu người quá vãng chỉ còn vài           hình hài vẽ khắc,       

            mới ngậm ngùi thời gian vô lý và vô lương,

            kẻ bất tử chẳng nói được gì cho người         chết.

            Nó đậu xuống cổng Triomphe

            nắng không biết tim tên gì

            gọi Pariseine.

 

Băng qua tháp Eiffel, vườn Luxembourg, bảo tàng Armée, lâu đài Bourbon:         

            những kỳ công bằng mồ hôi long lanh           rực rỡ,

            sáng tạo lưu truyền phải chăng gồm máu nghệ sĩ trộn nước mắt dân nghèo?

            thưởng ngoạn về sau phải chăng từ ngưỡng mộ đến tự nhiên quên lãng?

            người nghèo làm nghệ thuật người giàu       lưu truyền cho người nghèo hưởng thụ.

            Những hạt mưa đến vội vàng đi vội vã          không biết tim tên gì

            gọi Pariseine.

2.

Chiếc lá lượm ven sông,

            nhàu nát dưới chân du khách,

            lá ngâm nước bầm giập.

            Chiều 21 tháng 3 năm 2014 chưa hết           mùa xuân,

            có định mệnh nào cho bàn tay cứu lá?

            hay chỉ tình cờ?

            có ân sủng nào cho bàn tay cứu linh             hồn?

            hay chỉ ngẫu hứng?

            Ngàn tượng thần thánh dựng khắp phố        phường, mở mắt đời đời nhìn thấy tang        thương,

            sao muộn màng phép lạ?

            dù sao năm nào lá vẫn rụng,

            đời chỉ có người quét không ai đếm.

 

            Lá rụng vào dòng sông,

            lá chìm xuống thành bùn,

            lá hóa ra  nước nuôi đất từ làng mạc             mọc lên thành phố xây cao đô thị.

 

Viên đá lượm ven sông,

            hình thù dị dạng mòn nhẵn dưới chân           du khách,

            đá vỡ từ thế kỷ 13,

            khi thành trì thất thủ,

            vương triều tan hoang,

            nhiều thứ trọng đại biến mất,

            viên đá vẫn còn.

            Đá rơi vào dòng sông,

            đá chìm xuống đất bùn,

            đá hóa thành sỏi,

            giữ linh hồn cho lá.

 

Để có dòng sông Seine,

            chim muôn ca hót từ trăm thế kỷ, suối           nguồn mây mưa dâng hiến vài ngàn             năm.

Để có dòng sông Seine chia đôi thành phố.

            biết bao thăng trầm thành bại theo sóng       lô nhô, không bao giờ ngơi nghỉ.

Đố ai biết Paris có bao nhiêu tượng?

Đố ai biết sông Seine có bao kẻ chết chìm?

 

Để có một Paris,

            biết bao lần Thượng Đế phải suy nghĩ?

Để có một sông Seine,

            biết bao lần Thượng Đế phải sửa đổi số       phần?

Để có một Paris lầu cao, hàng hàng lớp lớp dãy ngang dãy dọc, đồng hình đồng dạng, duy nhất

            lòng sông Seine ghi lại biết bao thảm            cảnh?

Để có một Paris lộng lẫy tượng thần,

            lòng sông Seine ghi lại biết bao nghệ sĩ        thảm thương cùng tro xương Jeane d'Arc.

Để có một Paris, phố xá hoa đèn rực rỡ, lòng sông Seine ghi lại biết bao đen tối. 

Để có một Paris nổi tiếng trăm năm.

            lòng sông Seine ghi lại biết bao bước           chân qua lại ba mươi bảy chiếc cầu và         oan hồn thảm sát thả trôi .

Để có một Paris xụp đổ,

            lòng sông Seine ghi lại biết bao sự tích         và đợi chờ.

            Đố ai biết Paris bao giờ bị tàn phá?

            Đố ai biết sông Seine bao giờ cạn?

Để có một Paris hôm nay, lòng sông Seine ghi         lại biết bao hơi thở,

            khốn cùng là hơi thở hấp hối, hài lòng           của Paul Celan dưới đáy sông:

            "Ông ấy sống cô đơn trong nhà chỉ chơi       với rắn rồi viết..." (1)

 

Đêm Paris,

            uống rượu dọc bờ  sông ,

            trở về say mòng lúc 2 giờ sáng,

            lạc quận 5 quận 4 quận 3,

            đi mãi trong bóng đen và đèn đường,

            không tìm ra khách sạn,

            ngang qua điện Louvre,

            thấy bóng người đội mũ rộng vành,

            dạng đồ quân nhân thời cũ,

            chìm trong âm u,

            tới gần hỏi thăm đường:

- Thưa ông, tôi đi lạc.

- Westin khách sạn gần thôi.

- Làm sao ông biết tôi?

- Theo dõi chuyện trên đời, tôi là chiếc bóng.

- Nhìn ông rất giống một người, Napoléon?

- Chính tôi. Napoléon Bonaparte.

- Chào ông. Lạ lùng quá! Vì sao ông lạc đến đây?

- Mỗi đêm tôi vẫn đứng nơi này xem thử. Thiên hạ mấy ai nhận quen lịch sử. Họ ca tụng tôi vinh dự trong  Louvre, nhưng thờ ơ ngoài thiên thu đời sống.

- Ông có công với Pháp nhưng có tội sâu rộng. Người chết vì ông, vì giấc mộng đế vương. Lịch sử chẳng qua là xấp giấy tầm thường, buồn vui mỗi ngày chẳng phải phi thường hay sao?

- Cậu nghĩ tôi đáng tội thế nào?

- Nếu tính bằng xác chết, làm sao ông có công lao thật? Nếu tính bằng xác chết, ông là một trong mười sát nhân bậc nhất trên đời.

(Tiếng hát văng vẳng từ sông Seine. Bài Fugue de Mort của Paul Celan. )

Sữa đen lúc rạng đông chúng ta uống buổi hoàng hôn

uống buổi trưa buổi sáng và buổi tối

chúng ta uống và tiếp tục uống

chúng ta đào mộ trên không trung cho người chẳng nằm tù túng.

Ông ấy sống trong nhà chỉ chơi với rắn và viết   (1)

- Cậu giống như Paul Celan, rất tự hào việc làm thi sĩ?

- Tôi làm thơ nhưng không như thi sĩ tin thơ. Tôi làm thơ để thí nghiệm bất ngờ: Những suy nghĩ những kinh nghiệm về thơ thật sự. Tôi muốn viết những tình tự trí tuệ. Những bí mật giữa dòng lệ nụ cười. Những cảm xúc giữa đất và trời, giữa hư và thật, giữa men say rượu mạnh và trà Sen no Rikyu (2).

- A, thí nghiệm. Đúng như vậy. Ai đi tìm thiên thu mà không thí nghiệm? Không thực hành, không biết đúng sai. Mỗi trận chiến là mỗi bài khảo hạch tài binh pháp.Thử thách khả năng cao thấp làm người. Xác nhận tự do ý chí hay ý mệnh do trời.  Anh hùng can đảm hay tình cờ phản ứng. Mỗi chiến tranh là mỗi sử chứng tài năng. Lãnh tụ bất tử hay hoang         mang chết yểu. Tôi thí nghiệm nhiều kiểu chiến tranh, để trí tuệ minh oan cho vô lý mong manh một đời.

- Nói sao ông vẫn có tội giết người. Kết quả đúng hay sai có quá nhiều người chết và nhiều người tiếp tục khổ đau. Còn tôi, đúng hay sai, chỉ bài thơ vô cầu. Hay hoặc dở không mấy ai hơi đâu lưu ý.

- Chứng minh hiện hữu cậu làm thơ đi tìm thẩm mỹ. Chứng minh hiện hữu tôi đánh trận đi tìm chân lý tài năng. Cậu là nghệ sĩ, tôi là quân nhân. Trong ngắn ngủi dấn thân vào đêm tối. Không phải thành bại là niềm tự hối chung thân. Chính là không-dám-làm sẽ muôn thuở             ăn năn.

- Nói sao đi nữa, ông vẫn là kẻ sát nhân. Dù thành hay bại vẫn ăn năn tự hối. Giết một sự sống là phạm tội thẫm mỹ.  Mỗi con người là thẫm mỹ vẹn toàn một cách riêng.

( Tiếng hát lại vọng lên từ sông Seine.)

Sữa đen lúc rạng đông chúng ta uống buổi hoàng hôn

uống buổi trưa buổi sáng và buổi tối

chúng ta uống và tiếp tục uống

chúng ta đào huyệt mộ trên không trung cho người chẳng nằm tù túng.

Ông ấy sống trong nhà chỉ chơi với rắn và viết (1) 

- Này cậu thi sĩ, chẳng phải có duyên mới gặp nhau. Hãy tự đốt đời mình như ngọn đuốc soi đen tối mai sau. Bây giờ tôi phải về cõi sầu bí tích. Trời sắp sáng. Cậu đi đến cuối con đường u tịch, rẽ hướng này sẽ thấy khách sạn u minh.

- Còn ông đi về đâu?

- Nơi tôi ở cậu không tới được. Nơi đó là cõi sầu nhân danh bất khả tri.

- Rồi tôi cũng sẽ chết.

- Không giống đâu. Tôi chết với lịch sử. Còn cậu, chỉ chết với thời gian. Thôi giã từ...

( Tiếng hát từ sông Seine nhỏ dần rồi tan vào vắng lặng.)

Ông ấy viết rồi bước ra bên ngoài

sao trên trời lấp lánh

ông huýt sáo say mê   (1)

 

3.

Sông Seine mặt nước xanh rêu,

            xanh đặc không thấy đáy,

            ngậm biết bao bí mật, biết bao huyền            thoại,

            biết bao điều không ai biết về sau.

            Trôi trên dòng sông đêm,

            qua những khúc in ánh đèn long lanh, như ánh mắt xúc động sắp khóc.

            Qua những khúc tối đen,

            cảm giác tiếng kêu thầm oán trong im lặng, khao khát.

            Phải chăng tiếng ngư nhân từ đáy sông Seine bị Paris giăng lưới không về được             biển?

            Phải chăng tiếng Pariseine trầm uất giữa đời sống bất thường đồng hóa bình thường?

Il était une fois la Seine
il était une fois những nguồn nước trong mát đầu tiên hội ngộ rủ nhau về biển
il était une fois l’amour những tâm hồn lạ lẫm đầu tiên biết yêu đương
il était une fois le malheur từ đó những đau khổ hòa tan trong nước
et une autre fois l’oubli sông rời tháng ngày chôn giấu hư tình

Il était une fois la Seine bây giờ sông Seine mai mốt sông Seine
il était une fois la vie  biết gì chăng đời sống? nhớ gì chăng đời sống? 
(3)

 

Pariseine!

            Ngươi là linh hồn thành phố và dòng             sông.

Pariseine!

            Ngươi là xung đột giữa Paris đứng và nước Seine chảy.

Pariseine!

            Ngươi là cặn bã thời gian lắng đọng lâu đời hóa ngọc trai. 

Pariseine!

            Ngươi là nguyên vẹn một chữ không thể tách rời.

Pariseine!

            Ngươi sẽ được ghi nhớ từ đây.

 

================================

(1) Trích trong bài thơ Fugue de Mort của Paul Celan (1920-1970). Ông là một trong những thi sĩ được tuyển chọn vào hàng thi sĩ thế giới. (The Vintage Book of Contemporary World Poetry by J.D. Mc Clatchy. Và The Poetry of Our World by Jeffery Paine  và một số tác giả khác.) Người Romania nhưng sang học ở Pháp năm 1938. Trở về quê hương sau thế chiến thứ hai. Trở lại Pháp năm 1948 và sống ở đây cho đến ngày ông trầm mình tự vận trong dòng sông Seine. Bài thơ Fugue de Mort được xem là một trong vài bài thơ nặng ký viết về sự thảm sát của Holocaust.

Trong phần chuyển thơ, câu:

nguyên tác: wir schaufeln ein Grab in den Lüften da liegt man nicht eng

Tôi không đọc được tiếng Đức nên dùng bản dịch của Michael Hamburger

we dig a grave in the breezes there one lies unconfined

chúng ta đào mồ trong gió mát cho một người nằm tự do.

Nhà thơ Đoàn Minh Đạo, anh đọc được Đức ngữ, đề nghị nên chuyển thành:

chúng ta đào mộ huyệt trên không trung người chẳng phải nằm bó chặt

Tôi tra cứu trở lại, tìm thêm những câu dịch khác nhau của các dịch giả:
we scoop out a grave in the sky where it’s roomy to lie  (Jerome Rothenberg)

chúng ta đào mộ trên trời nơi nằm rộng rãi

we dig at a Grave in the Air there one lies unconfined ( A.S. Kline)

chúng ta đào Mộ trong (không trung/ gió/ không gian) cho người nằm (tự do / không tù túng)

 we shovel a grave in the air where you won't lie too cramped ( John Felstiner)

chúng ta đào mộ trong (không trung / gió / không gian ) cho anh nằm không quá chật hẹp

Theo như tự điển:

Chữ Lüften: Thông khí, phơi gió, phô bày

Chữ nicht: Không

Chữ eng: Chật chội, đóng kín, ngột ngạt, bí hơi, giới hạn, nhỏ hẹp.

Bản dịch của John Felstiner gần gũi nhất với nguyên bản. Bản dịch của anh Đào Minh Đạo sát nghĩa. Những bản dịch còn lại thoát hơn.

Tôi xin được sửa lại:

chúng ta đào mộ trên không trung cho người chẳng nằm tù túng.

Cảm ơn anh Đào Minh Đạo.

(2) Sen no Rikyu: 1522-1591. Ông dẩn đầu một trường phái trà đạo ở Nhật bản. Cắt bỏ những phức tạp rườm rà, chuyên chú về đơn giản. Dùng những sáng tạo tầm thường biểu dương công phu và phẩm hạnh. Gọi là "Con Đường Trà Đạo".

(3) Trích La Seine a rencontré Paris, bài thơ của Jacques Prévert được phổ nhạc. Hàng chữ nghiêng không phải là hàng dịch, chỉ là lời tiếp theo của bài thơ Pariseine.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đoán chừng / sẽ có một lần, / Tôi thích đêm hơn ngày, / khi hé cửa / nhìn ra, / người ấy đã ngồi sẵn, / Đội mũ che kín mặt. Áo dài trùm kín tay chân. Một bóng đen trong bóng tối. Bất động đợi chờ.
lời chào từ thân cây mùa đông những cành khô đen màu xanh diệp lục đã mất trong thăm thẳm của ánh mắt vẫn ngôi nhà nóc đỏ cười với cơn mưa về đây ngồi trên phiến đá ngẫm lại bao ngu si, háo thắng, tự kiêu thương cho bản thân buồn cho số phận nghìn năm vẫn là cát sỏi phân vân
nhẵn tròn viên sỏi trắng / nằm cạnh tảng đá xanh / lượm lên là dỗ dành / trên tay thành hạt ngọc / gió mùa thu trên tóc / bay qua ngõ phố mềm / nhìn nhau sương lặng lẽ / chiều nay sao thật êm
Rồi ngày ngày, sau này Khi rời xa, ở một miền đất khác / Trong giấc mơ em nơi xa xôi / Sự cách biệt làm ta gần nhau hơn / Và em, em không hề quên tôi.
Bọn độc tài quân phiệt Myanmar đã giết em rồi Kyal Sin ơi! / tuổi mười chín non tơ ngực em tràn máu đỏ / nụ cười vẫn nở trên môi tới khi em mãi mãi ra đi / chiếc áo với dòng chữ tin tưởng ngây thơ 'Everything will be OK’ còn đỏ
Ô, các anh chị em, / thuở xa xưa, đã có lần, / phải chăng các người / đã từng giống tôi, / trước khi được làm nhân loại? / Phải chăng các người / đã tự nguyện / hiến thân ít nhất một lần, / rồi không bao giờ / dâng hiến lần nữa?
chiều nay / nơi chốn này anh gặp lại em / đóa hoa tulips em / rực rỡ trong màu áo vàng thanh khiết mảnh mai như hạt mưa bụi chiều đông / và dường như nụ cười trên môi em / có chút gì hao gầy, se sắt.
uy nghiêm chuông mõ ngân vang / dõng mãnh lời kinh dát đá vàng / người đến mím môi cười oan nghiệt / kẻ đi nghiên mực diễn ngàn trang.
Có thể chúng ta ghiền cà phê, không ghiền quê hương. Cả hai đều đắng. Một bên có thể pha đường. Một bên cần pha máu. Đứt tay đã đau. Huống gì bứt ruột xé gan.
--- từ biệt nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (1952-2021) Đêm lặng lẽ, chờ năm uẩn tan theo nghiệp, bạn về đâu kêu giữa trời nghiêng cánh nhạn nguyện qua bờ dứt thảm sầu. Mở trang kinh, đọc lời Phật vô lượng khổ ngàn kiếp xưa chờ nến tàn theo lửa tắt nguyện chúng sinh khắp qua bờ